Tham vọng chia đôi Thái Bình Dương tiềm tàng trong óc Trung Nam Hải

19 Tháng Năm 201511:09 CH(Xem: 20871)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 20 MAY 2015
blank
Tham vọng chia đôi Thái Bình Dương tiềm tàng trong óc Trung Nam Hải

+++++++++++++++++++++++++

Tập Cận Bình : Thái Bình Dương khá rộng đủ cho cả Trung Quốc và Mỹ
blank
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 17/05/2015REUTERS

Khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày hôm nay, 17/05/2015, tại Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng Thái Bình Dương khá rộng lớn đủ cho Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Một trong những nhiệm vụ của Ngoại trưởng Kerry trong chuyến đi Trung Quốc lần này, là bày tỏ với Bắc Kinh sự phản đối của Washington trước việc quân đội Trung Quốc bồi đắp, xây các đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa nhiều bên, trong đó có Philippines, đồng minh của Hoa Kỳ.

Bộ Quốc phòng Mỹ dự tính đưa tàu chiến và máy bay trinh thám tới vùng 12 hải lý xung quanh những đảo nhân tạo này.

Các hoạt động chuẩn bị của Bộ Quốc phòng Mỹ đã có được sự chấp thuận của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, việc các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ tại Thái Bình Duơng, tiến vào vùng Biển Đông có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là tại vùng biển có nhiều tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.

Chính vì thế, trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ ngày hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những phát biểu làm dịu tình hình và cho rằng quan hệ giữa hai nước « về đại cục là ổn định ».

Tân Hoa Xã trích lời lãnh đạo Trung Quốc : « Thái Bình Dương rộng lớn tương đối rộng để đón tiếp cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ » và hai nước cần giải quyết các khác biệt « sao cho đường hướng chung trong quan hệ song phương không bị ảnh hưởng ».

Hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tỏ ra kém nhã nhặn hơn, nhấn mạnh « quyết tâm không gì lay chuyển nổi » của Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền lợi của mình.

Tối nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rời Bắc Kinh để sang Hàn Quốc./

RFI 15-5-2015

ĐỌC LẠI:

Hải quân Trung Quốc và dự tính "chia đôi Thái Bình Dương"

(TuanVietNam) - Trung Quốc đề nghị cùng Mỹ “chia đôi Thái Bình Dương” và tính 3 nước cờ trước tuyên bố mới đây của Philippines. sự kiện nóng

Tờ Thái dương và tờ Đông phương (Hong Kong) gần đây cho rằng hải quân Trung Quốc đã và đang thực hiện một loạt hành động bố trí mang tầm chiến lược, khiến Mỹ đặc biệt quan tâm. Vì từ sau Chiến tranh Triều Tiên đến nay Mỹ là nước giữ vai trò chủ đạo về quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dư luận cho rằng những hành động này của hải quân Trung Quốc là những bước đi đầu tiên hướng tới "chiến lược nước xanh", tức là xây dựng lực lượng hải quân thành hải quân viễn dương.

Bước đi đầu tiên hướng tới "chiến lược nước xanh”

Tháng 12/2008, hải quân Trung Quốc điều động ba chiến hạm tới vùng biển Somali, tham gia hoạt động hộ tống tàu thuyền qua lại vùng biển này; tiếp đó hai tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc đã phá vỡ sự phong tỏa của Nhật Bản, tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư, thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản bị bất ngờ.

Cũng trong thời điểm này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai nói tới khả năng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu sân bay, ngoài ra, Tư lệnh lực lượng hải quân Trung Quốc, Ngô Thắng Lợi, đã thăm một số nước xung quanh Trung Quốc.

Các hành động này của hải quân Trung Quốc là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từng bước thay đổi, thậm chí bỏ chiến lược "phòng ngự biển gần", chuyển sang phát triển theo hướng "hải quân viễn dương".
blank
Tướng Mỹ thăm một cơ sở hải quân Trung Quốc

Thực tế hiện nay, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, chiến lược "hải dương nước xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Timothy J. Keating công khai nhận định rằng một loạt hành động mang tầm chiến lược gần đây của hải quân Trung Quốc cho thấy tham vọng hải dương của Trung Quốc rất lớn.

Hải quân Mỹ cho rằng tàu chiến của hải quân Trung Quốc tiến vào vùng biển Somali thực sự là bước tập dượt đầu tiên hướng tới xây dựng một lực lượng "hải quân viễn dương" của Trung Quốc. Khi Trung Quốc có tàu sân bay, trong tương lai, rất có thể sẽ rơi vào tình trạng Trung Quốc quản lý Tây Thái Bình Dương (tức là vùng biển Đông Á), còn Mỹ sẽ quản lý Đông Thái Bình Dương!

Hiện thực đang đòi hỏi Trung Quốc phải vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quân sự, tập trung ưu tiên cho hải quân và không quân. Tuy nhiên, hướng tới một "chiến lược nước xanh" và xây dựng lực lượng "hải quân viễn dương" hiện vẫn là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng như vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng nâng cao sẽ là nền tảng để Trung Quốc đạt được mục tiêu này.

Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương

Theo Tapei Times, ngày 22/2/2009, Đô đốc Timothy Keating đã bày tỏ một chút ngạc nhiên trước tuyên bố quá nhanh của bà Clinton tại Bắc Kinh về hợp tác quân sự Mỹ - Trung. Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đồng ý trên nguyên tắc nối lại trao đổi quân sự với Quân Giải phóng bị ngưng lại tháng 10/2008 sau khi Mỹ đồng ý bán hơn 6 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

Tuy vậy, các nhìn nhận về hợp tác quân sự vẫn còn khác nhau. Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Hàn Quốc tuần qua, Đô đốc Keating cho biết một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, Trung Quốc sẽ "lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang phía Đông". Nhưng Đô đốc Keating nói ông đã trả lời "No, thanks!" (Không, xin cảm ơn). Ông cũng nói tham vọng xuất xưởng hai tàu sân bay trong năm 2015 của Trung Quốc không dễ thực hiện và điều khiển hàng không mẫu hạm sẽ còn khó hơn.

Với điệu tango Trung-Mỹ, nơi sự gắn kết không đến từ trái tim mà từ nhu cầu kinh tế, năng lượng, chắc còn phải đợi có thêm thời gian nữa mới thấy kết quả. Gần đây, người ta hay nói đến liên minh Chimerica (do sử gia Niall Ferguson đưa ra - biểu tượng của sự chắp ghép Trung Quốc và Mỹ), nơi đồng tiền không phải là petrodollar mà là Sinodollar, ám chỉ sự lệ thuộc Trung - Mỹ về hàng hóa, đầu tư và hàng trăm tỷ đô la trái phiếu Kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm.

Theo một bài thuyết trình của một học giả Mỹ tại Đại học Texas gần đây, từ khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã sử dụng một công thức tổng hợp để thực hiện tham vọng của mình: (i) tấn công quân sự qui mô nhỏ; (ii) thực hiện đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp; (iii) đe doạ bằng vũ lực đối với ngư dân hoặc sử dụng sức ép kinh tế đối với các tập đoàn dầu khí quốc tế nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên ở vùng tranh chấp; (iv) chia rẽ các nước trong khu vực bằng kinh tế và ngoại giao; (v) tuyên truyền chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề biển Đông trên toàn thế giới để các nước phải e ngại.

Công thức này của Trung Quốc có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền của họ đối với biển Đông trên thực tế (de facto), mặc dù về mặt pháp lý (de jure) điều này không biện hộ được.

Các nước Đông Nam Á ở thế yếu

Theo học giả trên, các nước ASEAN đã tỏ ra rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này ra công luận quốc tế, trong khi Trung Quốc đã làm tốt việc tuyên truyền về chủ quyền của họ. Do vậy,  các nước ASEAN có tranh chấp không được công luận quốc tế ủng hộ như đối với Trung Quốc.

Ngoài ra, các nước Đông Nam Á thường phản ứng rất yếu trước các bước đi của Trung Quốc. Đứng một mình, mỗi nước ASEAN đều yếu hơn Trung Quốc về mọi mặt. Nhiều nước ASEAN lại đang rơi vào khủng hoảng, nên không hợp tác được với nhau.
blank
Soái hạm của hải quân Phillipines

Vì vậy, việc Phủ Tổng thống Philippines ngày 19/2 cho biết, sẽ đưa những tranh chấp về chủ quyền liên quan đến quần đảo Nam Sa ra Liên hợp quốc giải quyết đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Theo Tinh đảo hoàn cầu (Hong Kong), ngày 21/2, chuyên gia về vấn đề hải quân Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc có thể đi ba nước cờ: Một là đẩy nhanh việc xác định đường cơ sở lãnh hải; hai là tăng cường hữu hiệu việc quản lý và khống chế hành chính; ba là tăng cường chuẩn bị tác chiến trên biển về vũ khí và huấn luyện, bảo vệ quyền của Trung Quốc.

Chuyên gia hải quân nêu trên cho rằng, công tác xác định đường cơ sở lãnh hải của Trung Quốc vẫn đang được tiến hành trong những năm gần đây, tiến triển tại Hoàng Hải và Đông Hải tương đối nhanh, xác định tọa độ địa lý, kinh độ, vĩ độ căn cứ theo Công ước luật biển Liên hợp quốc cũng như sự phát triển, diễn biến và tập quán lịch sử.

Tiến triển tại những vùng biển đang có tranh chấp tương đối chậm. Cách làm thông qua lập pháp xác định đường cơ sở lãnh hải lần này của Philippines cũng đã cảnh tỉnh Trung Quốc cần đẩy nhanh công tác xác định đường cơ sở lãnh hải nhằm tăng cường tính bảo đảm về pháp lý đối với quyền lợi chủ trương, cũng như đảm bảo căn cứ trong giao thiệp ngoại giao.

Các nhà quan sát cho rằng bây giờ mà xung đột quân sự trên biển thì lại tạo cớ cho Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra Đông Nam Á và ảnh hưởng đến việc triển khai chủ thuyết “thế giới hài hòa”, “các bên cùng thắng” của lãnh đạo Bắc Kinh.

Trong cuộc tranh chấp, các nước nhỏ có công cụ hoặc đòn bẩy nào tất nhiên sẽ dùng cái đó. Điều đang làm Trung Quốc e ngại phần nào, đó là Mỹ. Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút ra khỏi khu vực này. Cứ mỗi cuộc xung đột mà Trung Quốc tiến hành trên biển mười mấy năm qua, Mỹ lại tăng cường sự hiện diện trở lại khu vực này của thế giới.

Mới đây, khi đề cập đến sức mạnh tăng lên của hải quân Trung Quốc tác động thế nào đối với vị trí Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates tuyên bố trước Quốc hội, Mỹ sẵn sàng đương đầu với bất kỳ "mối đe dọa quân sự nào của Trung Quốc trong thời gian tới"./.

Bài và ảnh theo Linh Hương (toquoc.gov.vn)Bài đã được xuất bản.: 28/02/2009
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12709)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15222)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14868)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13921)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13970)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14037)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13786)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13497)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12709)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13191)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13399)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15072)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13249)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14244)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".