Trước và sau Shangri-La 2015: Từ Hawaii, Bộ trưởng Ashton Carte đến Philippines họp đầu tiên

28 Tháng Năm 201511:12 CH(Xem: 19124)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 29 MAY 2015

Mỹ khẳng định bảo vệ Philippines chống tham vọng Trung Quốc
Tú Anh
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carte và đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin - Department of National Defense

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định với đồng nhiệm Philippines lời hứa bảo vệ quốc gia Đông Nam Á này chắc như « sắt thép ». Trong vòng công du châu Á để xác định chiến lược « chuyển trục » của Mỹ, chủ nhân Lầu Năm góc sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ .

Trong cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước đồng minh Mỹ-Philippines tại Hawai vào ngày hôm qua 27/05/2015 trên đường công du châu Á, Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter trấn an đồng nhiệm Voltaire Gazmin trước những hành động lấn chiếm và đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước qua hiệp ước hợp tác an ninh quốc phòng từ năm 1951 và « không gì có thể lay chuyển được » quyết tâm bảo vệ Philippines.

Trong bản thông cáo chung , bộ trưởng Quốc phòng hai nước nhấn mạnh « các bên liên quan tại biển Đông phải giải quyết xung khắc bằng giải pháp ôn hòa và tức khắc phải chấm dứt hành động tranh giành biển đảo, ngưng xây dựng những cơ sở quân sự trên các đảo có tranh chấp ».

Chuyến công du châu Á của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông căng thẳng lên khi Trung Quốc gia tăng bồi đắp nhiều đảo đá ngầm tại Trường Sa, xây dựng phi trường quân sự.

Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».

Washington đã huy động thêm chiến hạm và máy bay quân sự vào khu vực đề phòng Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng « nhận dạng phòng không » và khống chế biển Đông theo bản đồ 9 đoạn./

Đài Loan đề nghị sáng kiến hòa bình cho Biển Đông
blank
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu loan báo sáng kiến hòa bình cho Biển Đông tại một cuộc hội thảo ở Đài Bắc, ngày 26/5/2015.

Đài Loan đề nghị một sáng kiến hoà bình nhằm giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông. Kế hoạch do Tổng thống Mã Anh Cửu loan báo ngày hôm nay kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, kể cả Trung Quốc, gác qua một bên những vụ tranh chấp chủ quyền và hợp tác với nhau để khai thác tài nguyên trong khu vực. Thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA tường thuật từ Đài Bắc.

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông gác qua một bên những vụ tranh chấp chủ quyền để cùng nhau khai thác tài nguyên. Theo đề nghị của ông Mã, các nước không nên có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng.

Đài Loan cùng với 5 chính phủ khác có những yêu sách chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ vùng biển rộng 3 triệu rưỡi cây số vuông chạy dài từ phía nam đảo Đài Loan cho tới Singapore. Những mối căng thẳng tăng mạnh trong năm vừa qua giữa lúc Trung Quốc lấy đất lấp biển và xây dựng những cơ sở quân sự trên các bãi cạn mà họ chiếm đóng ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Tổng thống Mã Anh Cửu loan báo kế hoạch của ông tại một cuộc hội thảo tại Đài Bắc ngày hôm nay.

"Chúng tôi nhấn mạnh là tuy chủ quyền không thể chia cắt, nhưng tài nguyên có thể được chia sẻ, do đó hãy thay tranh chấp chủ quyền bằng chia sẻ tài nguyên."

Kế hoạch của Đài Loan nhằm giảm thiểu căng thẳng được loan báo giữa một loạt những vụ leo thang căng thẳng trong vài tuần qua.

Bắc Kinh đã nộp kháng nghị thư cho Hoa Kỳ sau khi một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ hồi tuần trước bay qua một bãi cạn mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. Các giới chức Trung Quốc gọi đó là “một hành động khiêu khích.” Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng những chuyến bay trinh sát có mục đích theo dõi những hoạt động xây dựng đang diễn ra ở vùng biển đó. Họ nói rằng các phi vụ được thực hiện trên không phận quốc tế mà Trung Quốc không có quyền kiểm soát.

Nhật Bản cũng có thái độ tích cực hơn trong lúc họ tranh giành quyền lợi với Trung Quốc tại một vùng biển khác là Biển Hoa Đông.

Tháng 7 tới đây, Nhật Bản sẽ phái 40 binh sĩ để tham gia lần đầu tiên trong cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Úc. Tokyo cũng đã cung cấp những sự trợ giúp về quốc phòng cho Việt Nam và Philippines.

Đài Loan, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông.

Kế hoạch của Đài Loan đề nghị thiết lập những cơ chế để cho phép nhiều nước khác nhau sử dụng vùng biển này cho hoạt động nhân đạo, cứu trợ thiên tai và bảo vệ môi trường.

Năm 2012, ông Mã Anh Cửu đã đề nghị một sáng kiến hoà bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Hoa Đông, nơi Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc có yêu sách chủ quyền.

Bà Joanna Lei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Hoa Thế Kỷ 21, nói rằng kế hoạch của ông Mã Anh Cửu có thể nhắc nhở các nước khác về yêu sách của Đài Loan.

"Đó là điều mà một vị tổng thống có thể làm và nên làm. Nếu tất cả những người khác đều bàn tới những sự kiện à quyền lợi trong khu vực, thì ít ra chúng ta cũng nên trình bày những yêu sách hay chủ trương của mình. Chúng ta có yêu sách ngang hàng như một nước trong vùng này và cần được tham khảo ý kiến."

Loan báo ngày hôm nay cũng có mục đích giúp cho Quốc Dân Đảng của ông Mã Anh Cửu chứng tỏ sức mạnh về mặt ngoại giao trước khi diễn ra một cuộc bầu cử tổng thống tranh đua gay gắt vào tháng giêng sang năm.

Tuy nhiên, sáng kiến hoà bình này có phần chắc sẽ không nhận được phản hồi bên ngoài Đài Loan vì chính phủ ở đây không có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với Đài Loan và đã dùng ảnh hưởng kinh tế để yêu cầu các nước khác không thiết lập những mối quan hệ có thể bị diễn giải là thừa nhận Đài Loan là một nước độc lập./
RFI 26.05.2015

Đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La
blank
Đô đốc Tôn Kiến Quốc được cho là người có quan điểm cứng rắn

Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu nước này tại Đối thoại Shangri-La trong khi căng thẳng Mỹ-Trung được cho 'sẽ nằm cao trong nghị trình'.

Diễn đàn an ninh khu vực thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La sẽ diễn ra từ 29-31/5 ở Singapore.

Giống như năm ngoái, đoàn Trung Quốc do một Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, năm nay là Đô đốc Tôn Kiến Quốc.

Được biết đoàn Việt Nam năm nay tham dự Đối thoại Shangri-La chỉ ở cấp thứ trưởng.

Năm 2014, đứng đầu đoàn đại biểu Việt Nam là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn cử một phái đoàn hùng hậu dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton (Ash) Carter. Bên cạnh đó còn có hai thượng nghị sỹ hàng đầu Ủy ban Quân lực Thượng viện - ông John McCain và ông Jack Reed.

Bộ trưởng Carter sẽ đi thăm Việt Nam ngay sau Đối thoại Shangri-La.

Chính sách ngoại giao-quốc phòng

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân được truyền thông nước này dẫn lời cho hay Đô đốc Tôn sẽ có bài phát biểu về chính sách ngoại giao và quốc phòng tại diễn đàn an ninh khu vực.

Ông Tôn sẽ nói về "hợp tác quốc tế của quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh toàn cầu và cung cấp sản phẩm an ninh cho cộng đồng thế giới".

Ông đô đốc sẽ đề xuất một số sáng kiến thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa quân đội các nước nhằm bảo vệ an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong khi đó giới bình luận cho rằng căng thẳng hiện thời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ xung quanh việc xây cất đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ nằm cao trong nghị trình.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết bốn chủ đề chính của Đối thoại Shangri-La 2015 là đe dọa từ tôn giáo cực đoan, tương quan giữa các cường quốc, ổn định chính trị ở các nước Á châu và thách thức từ thiên tai cũng như đe dọa an ninh mạng.

Trung Quốc hôm thứ Ba 26/5 vừa loan báo kế hoạch xây hai ngọn hải đăng ở Biển Đông và chiếu trên truyền hình lễ khởi công long trọng cho dù Mỹ và Philippines đều kêu gọi ngừng các hoạt động dạng này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hải đăng sẽ giúp công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường và an ninh hàng hải./
BBC 27 tháng 5 2015
05 Tháng Mười 2014(Xem: 20982)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20079)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20312)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22201)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21215)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23507)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21377)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21225)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21193)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26064)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26372)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22417)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22292)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26590)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32195)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20789)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23393)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23213)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27389)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21485)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.