Shangri-La: "họ Tôn chuồn thẳng sau khi nói bừa xây đảo ở Biển Đông là hợp pháp, hợp lý"

02 Tháng Sáu 201511:24 CH(Xem: 18516)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 03 JUNE 2015
Tướng Trung Quốc: Xây đảo ở Biển Đông là 'hợp pháp, hợp lý'
blank
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấy đất lấp biển.

Steve Herman

Trung Quốc đã thẳng thắn bác bỏ những sự chỉ trích của Mỹ về những hoạt động của họ để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Steve Herman của đài VOA, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại cuộc hội thảo an ninh khu vực ở Singapore rằng những hoạt động đó của nước ông là hợp pháp, hợp tình, hợp lý.

Phát biểu hôm chủ nhật tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Tôn Kiến Quốc mô tả những hoạt động xây đảo nhân tạo mà nước ông tiến hành ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc đang thực hiện điều gọi là “những dịch vụ công ích quốc tế” trong vùng biển Trung Quốc gọi là Nam Hải.
blank
Tướng Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31/5/2015. Ông Tôn nói rằng các công trình xây dựng là 'hợp lý, hợp lệ và chính đáng!, và mục đích của những dự án đó là để cung cấp 'các nghĩa vụ quốc tế'.

"Không hề có thay đổi nào trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải. Cũng không hề có thay đổi nào trong lập trường của Trung Quốc là giải quyết những vụ tranh chấp này thông qua đàm phán, hiệp thương."

Sau khi đọc bài diễn thuyết, vị phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã bị chất vấn dồn dập bởi cử toạ, gồm các sĩ quan cấp cao, các nhà ngoại giao, các học giả và các phóng viên. Nhưng viên tướng này chỉ dựa vào bài soạn sẵn mà nói chứ không đưa ra thêm giải thích nào.

Bà Bonnie Glaser, một nhà nghiên cứu cấp cao về Á Châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết hành động đó của ông Tôn làm cho hầu hết tất cả những người tham dự cuộc hội thảo cảm thấy lo âu về những ý định không rõ ràng của Trung Quốc.

"Chỉ đọc những câu trả lời đã soạn trước cho các câu hỏi, theo tôi, là một sự gạt bỏ một cách khiếm nhã đối với những mối quan tâm đã được các thành viên của cộng đồng quốc tế bày tỏ ở đây. Và tôi nghĩ rằng sẽ có một sự thất vọng vô cùng to lớn."

Một ngày trước đó, khi phát biểu tại diễn đàn an ninh này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp là “hoàn toàn không phù hợp với luật lệ và chuẩn mực quốc tế vốn là nền tảng của kiến trúc an ninh của khu vực Á Châu Thái Bình Dương.”
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói tàu bè và máy bay của Mỹ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế sẽ tuyệt đối không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc đòi họ ra khỏi những khu vực ở Biển Đông.

"Tôi xin nói rõ, lập trường của chúng tôi là tất cả các nước có yêu sách chủ quyền trong vụ tranh chấp Biển Đông nên ngưng hoạt động lấp biển để lấy đất, không quân sự hoá thêm nữa những nơi đó, và theo đuổi một giải pháp hoà bình."

Người đứng đầu Ngũ giác đài cũng cho biết tàu bè và máy bay của Mỹ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế sẽ tuyệt đối không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc đòi họ ra khỏi những khu vực ở Biển Đông.

Trung Quốc cho rằng những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của họ, nhưng tuyên bố đó bị bác bỏ bởi các nước khác trong khu vực, trong đó có một số nước, như Việt Nam và Philippines, có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau ở vùng biển này./

VOA 01.06.2015

BBC: Không thấy đại biểu châu Á chất vấn Đô đốc họ Tôn ở Shangri-la

Hồng Thủy
02/06/15 10:23

(GDVN) - Trái ngược với chất vấn gay gắt liên tục từ các đại biểu phương Tây, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines đều im lặng.
blank
Trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: news.goo.ne.jp

BBC tiếng Trung Quốc ngày 1/6 có bài tường thuật bầu không khí Đối thoại Shangri-la kéo dài 3 ngày cuối tuần qua tại Singapore của phóng viên Lý Huệ Mẫn. Điểm nổi bật nhất của đối thoại năm nay theo tác giả Lý Huệ Mẫn chính là sự im lặng đáng ngạc nhiên của các đại biểu châu Á tham dự hội nghị an ninh quan trọng nhất khu vực, đặc biệt là trước bài phát biểu của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, Tôn Kiến Quốc.

Với kinh nghiệm 5 năm liên tục tường thuật, đưa tin và phỏng vấn các kỳ Đối thoại Shangri-la, ngay từ trước khi diễn ra hội nghị Lý Huệ Mẫn đã nhận thấy rằng, tiêu điểm của Đối thoại Shangri-la năm nay chỉ có một, đó là hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong vài kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây, chỉ cần vấn đề có liên quan đến Trung Quốc đều khiến dư luận và báo chí chú ý.

Năm nay bên cạnh vấn đề Biển Đông, cuộc khủng hoảng di cư tại Đông Nam Á hay chủ nghĩa khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS được đưa ra thảo luận nhưng không mấy được quan tâm. Khi Đô đốc họ Tôn bước lên bục phát biểu, các phóng viên có mặt trong hội trường hầu như đều lấy sổ sách, dụng cụ ra ghi chép chăm chú như sinh viên lên lớp nghe giảng. Khi đến lượt đại diện các quốc gia khác lên phát biểu, cánh báo chí lại bắt đầu tản mát.

Điều đáng chú ý nhất trong kỳ Đối thoại Shangri-la lần này là khi Tôn Đô đốc vừa kết thúc bài phát biểu thì các đại biểu phương Tây dồn dập chất vấn hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
blank
Không khí một phiên họp toàn thể tại hội trường của Đối thoại Shangri-la năm nay, ảnh: BBC tiếng Trung Quốc.

Trái ngược với chất vấn gay gắt liên tục từ các đại biểu phương Tây, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines đều im lặng không có ý kiến gì trước bài phát biểu của Tôn Kiến Quốc. Điều này khá kỳ lạ khi cả 3 nước đều có tranh chấp lãnh thổ, hàng hải với Trung Quốc (bị Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp). Khi trao đổi vấn đề này với các học giả có mặt tại hội trường, phóng viên BBC nhận được giải thích: Đã có Mỹ và châu Âu đứng ra chất vấn Tôn Kiến Quốc rồi nên họ không cần lên tiếng.

Cũng có quan điểm cho rằng sự im lặng này là do quan hệ giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" nên các bên có thể thông qua các kênh giao thiệp khác nhau để trao đổi các vấn đề liên quan nên "không nhất thiết bày tỏ bất mãn trước hội nghị". Một số đại biểu của châu Á như Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long đều sử dụng cách diễn đạt hàm súc, thâm thúy khi đề cập đến vấn đề Biển Đông và hoạt động bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc để tránh làm mất thể diện Bắc Kinh.

Ngoài ra phóng viên BBC cũng ghi nhận, lực lượng truyền thông  Trung Quốc tham gia đưa tin viết bài về Đối thoại Shangri-la năm sau đông hơn năm trước. Ban tổ chức hội nghị cũng xác nhận với BBC điều này dựa trên con số thống kê của mỗi kỳ Đối thoại. Ngoài phóng viên Tân Hoa Xã và đài truyền hình trung ương, có khá nhiều phóng viên các báo địa phương, bộ ngành của Trung Quốc cũng có mặt đưa tin.

Một đồng nghiệp Trung Quốc nói với Lý Huệ Mẫn: "Truyền thông Trung Quốc bây giờ có tiền rồi, cần phải tìm chỗ tiêu". Phóng viên BBC cho rằng đây chỉ là "câu nói đùa", nhưng thực tế truyền thông Trung Quốc rất quan tâm đến hội nghị an ninh quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần này./
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12709)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15222)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14868)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13921)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13970)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14036)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13786)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13497)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12709)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13191)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13399)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15072)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13249)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14244)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".