Kênh đào Suez được nới rộng sẽ mang lại cho Ai Cập 13 tỷ đô

16 Tháng Sáu 201511:12 CH(Xem: 26526)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 17 JUNE 2015
blankblankblank
Google map

Kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ và mở rộng với tổng chiều dài 192 km. Tổng chiều dài của kênh thông thuyền 192km.Từ Port Said để Ismailia 78km, từ Ismailia đến Port Tewfik 84km. Kênh được nạo vét sâu 19,5-20 mét.  Lối vào Địa Trung Hải nằm ở Port Said và lối vào Biển Đỏ tại cảng Suez. Ai Cập là quốc gia đầu tiên đào một con kênh trên đất của mình, sau khi hoàn thành nó trở thành  một tuyến hàng hải quan trọng nối liền Âu châu với Á châu mang lại cho Ai Cập 5 tỉ rưỡi đô la (năm 2014).

Kênh đào Suez 'mới' sắp khánh thành
blank
Giới hữu trách Ai Cập nói việc nới rộng kênh đào Suez là một trong những dự án giúp nước này hồi phục kinh tế.

Heather Murdock

Giới hữu trách Ai Cập cho biết họ chuẩn bị khánh thành kênh đào Suez “mới” vào ngày 6 tháng 8, một dự án mà họ nói sẽ tăng hơn gấp đôi thu nhập của kênh này trong 10 năm tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng dự án này không đủ để chấn hưng nền kinh tế đang suy yếu của Ai Cập.

Giới hữu trách Ai Cập cho biết Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi sẽ loan báo Kênh đào Suez “mới” bắt đầu hoạt động vào ngày 6 tháng 8. Họ nói rằng vào ngày đó tàu bè trên khắp thế giới sẽ hụ còi để chào mừng sự kiện này.

Đô đốc Mahab Hussein Mameesh, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez, nói rằng dự án này sẽ làm giảm bớt phí tổn chuyên chở vì thời gian để đi qua kênh đào này sẽ giảm đi phân nửa.

Kênh đào Suez là một tuyến hàng hải quan trọng nối liền Âu châu với Á châu và mang lại cho Ai Cập 5 tỉ rưỡi đô la trong năm 2014.

“Kênh mới” là kênh cũ được nới rộng để các chiếc tàu có thể chạy cạnh nhau như trên xa lộ hai lằn, thay vì chỉ có một lằn như hiện nay.

Đô đốc Mameesh cho biết chưa đầy 10 năm nữa con kênh được nới rộng này sẽ mang lại cho Ai Cập 13 tỉ đô la mỗi năm.

Tuy nhiên, ông Andrew Lambert, giáo sư môn Lịch sử Hàng hải của Đại học King’s College ở London, nói rằng sự thành công của con kênh này tùy thuộc rất nhiều vào công nghiệp vận tải đường biển toàn cầu, một công nghiệp mà Ai Cập không thể kiểm soát.

Ông nói thêm rằng cho dù được thành công thì dự án này cũng sẽ không đủ để cải thiện cuộc sống của những người dân bình thường ở Ai Cập, những người đang khốn đốn vì vật giá leo thang trong lúc nền kinh tế tìm cách phục hồi sau thời kỳ rối loạn chính trị và tài chánh từ năm 2011 đến năm 2013.

"Đây là một chiến lược có nhiều rủi ro. Ai Cập là một nước lớn và phức tạp với một khối dân rất đông. Có nhiều phần chắc là họ sẽ không thể dựa vào khoản thu nhập loại đó để sống, cho dù là từ hai con kênh. Chi phí để cai trị Ai Cập rất lớn. Họ có những vấn đề nợ nần khá nghiêm trọng".

Tuy nhiên giới hữu trách nói rằng nền kinh tế đang tăng trưởng và kênh đào này là một trong nhiều dự án để gia tăng đầu tư nước ngoài và tạo thêm thu nhập.

Dự án nới rộng kênh Suez, theo kế hoạch, sẽ được hoàn tất trong vòng một năm, nhưng một năm trước các nhà phân tích không tin dự án có thể được hoàn tất một cách nhanh chóng như vậy. Giờ đây, tuy chưa có tàu nào hụ còi, các giới chức Ai Cập cho biết họ tin chắc là không bao lâu nữa việc này sẽ xảy ra./

VOA 15.06.2015