Tàu chở di dân đắm ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ

29 Tháng Chín 20159:32 CH(Xem: 20131)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 30 SEP 2015

Tàu chở di dân đắm ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ

image017

Một đám đông người di cư, chủ yếu từ Syria, chờ đợi ở trạm xe buýt chính ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 17/9/2015.

17 thuyền nhân Syria chết đuối hôm Chủ nhật khi tàu của họ bị đắm trong vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc đang trên đường đến đảo Leros của Hy Lạp. Truyền thông địa phương cho hay 20 người có mặt áo phao được cứu sống.

Tuần dương Thổ Nhĩ Kỳ vớt được một số xác chết và những người thoát chết được đưa đến một nhà xác ở Bodrum để họ nhận diện thân nhân của họ.

Chiếc tàu dài 8 mét bị đắm sau khi xuất phát. Những người chết đuối hôm Chủ nhật do bị kẹt trong khoang tàu, theo tin của hãng thông tấn Dogan.

Tỉnh trưởng Amir Cicek của tỉnh Mugla nói rằng không có ai mất tích hoặc bị đếm sót và nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Bodrum, một địa điểm du lịch nổi tiếng, đã trở thành một điểm xuất phát trên hành trình của di dân và người tị nạn tìm đến châu Âu.

Trong khi đó hơn một ngàn di dân và người tị nạn đã băng qua Serbia để vào Croatia hôm Chủ nhật, để tiếp tục hành trình của họ đến tây Âu. Nhiều người mặc áo đi mưa mỏng lội qua biên giới sình lầy trong điều kiện thời tiết đang trở nên xấu đi.

Croatia đã giúp đưa người tị nạn từ biên giới của họ với Hungary băng qua nước họ để đến Áo, nhưng Croatia đang trở nên chật vật trong nỗ lực đối phó với làn sóng người tị nạn đổ vào nước họ hiện nay.

Chính phủ Croatia nói họ có thể kiểm soát đến 5.000 người tị nạn đổ vào mỗi ngày.  Hơn 60.000 người tị nạn, nhiều người trốn chạy cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, đã từ Serbia băng qua Croatia trong tuần lễ qua.

Dòng người tị nạn, được giới hữu trách mô tả là chưa từng thấy, đã đổ vào kể từ khi Croatia dỡ bỏ rào cản ở biên giới với Serbia, chấm dứt vụ đối đầu căng thẳng kéo dài cả tuần lễ khiến cho quan hệ giữa hai nước Balkan trở nên căng thẳng. 

Làn sóng người tị nạn đổ vào cũng tiếp diễn sau khi Liên hiệp Âu châu họp để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất tại châu lục này kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc.

Riêng nước Đức dự kiến sẽ nhận đến một triệu di dân trong năm nay.

Giới hữu trách Đức cho hay 200.000 người tị nạn được Đức tiếp nhận trong nửa đầu năm nay, trong đó có 40% đến từ các nước Albania, Kosovo, Macedonia, và Serbia trốn chạy thất nghiệp và nghèo đói với hy vọng tìm được cuộc sống sung túc hơn ở nơi khác./

VOA 27.09.2015

20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12826)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15202)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14110)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13028)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13331)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13783)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 15015)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13372)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.