Đông Nam Á: Đấu trường giành ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

15 Tháng Mười 20159:15 CH(Xem: 20596)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 16 OCT 2015

Đông Nam Á: Đấu trường giành ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

 image030

Ảnh minh họa.Wikivoyage

Đối với người Pháp, thuật ngữ « Đông Dương » gợi nhắc đến vùng đất thuộc địa tại Châu Á hay được bảo hộ cho đến tận năm 1954. Nhưng đối với các nhà địa lý, từ này bao trùm cả một vùng bán đảo đi từ biên giới tây bắc Miến Điện đến biên giới phía bắc Việt Nam, bắc ngang qua cả Malaysia và Thái Lan. Và vùng đất rộng lớn này chính là đấu trường tranh giành ảnh hưởng thường trực của hai người khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ. Một cuộc đọ sức đã có từ xa xưa, từ thế kỷ thứ II, sau Công nguyên.

Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ». Theo ông, sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc này diễn ra liên tục từ lâu đời, chỉ bị gián đoạn một thời gian, thời điểm ASEAN được thành lập năm 1967 với một trong số các mục tiêu chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Nhưng vào những năm 1990, cả hai cường quốc Châu Á này đã nhận thức được về những biến đổi do hiện tượng toàn cầu hóa gây ra. Do đó, việc có mặt trong những khu vực lân cận đã trở thành một vấn đề mấu chốt. Mà sự hiện diện đó đây của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực, cận kề địa lý, tiềm năng phát triển về kinh tế giải thích rõ cho mối bận tâm này.

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là những quốc gia sản xuất quan trọng về dầu khí (Indonesia, Malaysia, Brunei, chưa kể đến tiềm năng của Miến Điện), về gạo (Thái Lan, Việt Nam, các quốc gia xuất khẩu hàng đầu), về thủy hải sản tươi sống (Thái Lan), về nhiều khoáng sản khác nhau (đồng, thiếc...)

Kinh tế : Cuộc đọ sức bất cân xứng giữa Bắc Kinh và New Dehli

Đối với Bắc Kinh, lợi ích địa chính trị là rất đáng kể. Eo biển Malacca cần cho vận chuyển dầu hỏa. Vùng Indochine có nhiều tuyến đường vòng quan trọng mà Trung Quốc rất muốn xây dựng. Giả như cả khu vực này nằm hoàn toàn dưới tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, đối với Bắc Kinh đấy là một mối đe dọa, dọc theo trục sống còn cho nền kinh tế và cận kề với biên giới phía nam của đất nước.

Tại một số quốc gia, Bắc Kinh đã khẳng định thành công vị thế của mình. Chẳng hạn như trường hợp nước Lào. 40% khoản đầu tư nước ngoài là từ Trung Quốc. Đặc biệt là đặc khu kinh tế Boten, phía bắc Lào. Khu vực này giờ gần giống như là một thành phố của Trung Quốc.
Tương tự đối với Miến Điện. Quốc gia này đã ngả sang Trung Quốc sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng hiện nay Hoa Kỳ và Ấn Độ dường như bắt đầu lo chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trên bình diện rộng hơn, Bắc Kinh có những chính sách đối tác với cả khu vực: hình thành Greater Mekong Subregion nhằm khuyến khích phát triển các dự án đường bộ và đường sắt, ký kết thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch với 6 quốc gia thành viên trong khối ASEAN (2010), tham gia hội nghị ASEAN + 3 (cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản) trong khuôn khổ thỏa thuận Chiang Mai năm 2000, dự trù một sự hỗ trợ tiền tệ lẫn nhau giữa các thành viên.

Ấn Độ cũng không thể để đối thủ tự do tung hoành trong khu vực và bắt đầu vươn ra ngoài khu vực Nam Á, ngoài Hiệp hội hợp tác khu vực vùng Nam Á, được thành lập năm 1983. Vấn đề là phần trao đổi mậu dịch giữa Ấn Độ với khu vực lại quá ít ỏi. Tệ hơn nữa, nhiều nước vì e sợ ảnh hưởng quá mạnh của New Dehli nên đã tìm cách chuyển sang bắt tay với Bắc Kinh như trường hợp của Nepal hay Bangladesh chẳng hạn. Nhưng hai quốc gia này giờ đây cũng bắt đầu cảm thấy do dự về sự chuyển hướng đó.

Năm 1992, Ấn Độ hình thành "Chính sách hướng Đông". Dựa theo mô hình của Trung Quốc, một loạt các sáng kiến ra đời: khởi động chương trình Sáng kiến vùng vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực BIMSTEC (Bay of Bengal Initiative for MultiSectoral Technical and Economic Cooperative - năm 1997), Hợp tác sông Hằng - Mekong (MGC - 2000) hay như Đối thoại Hợp tác Châu Á (ACD) do Thái Lan khởi xướng năm 2002. Năm 2009, New Dehli ký kết một thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch với ASEAN, nhưng hiện chỉ có hiệu lực với mỗi Indonesia.

Cả hai quốc gia này tiến hành hai hướng đi song song với nhau nhưng đối lập nhau. Cả hai đều có được quy chế đối tác đối thoại ASEAN năm 1996 và đều là thành viên của diễn đàn khu vực của ASEAN (ARF), chuyên xử lý các vấn đề an ninh chng cho toàn Châu Á. Ngoài thỏa thuận khu vực với ASEAN, Trung Quốc còn gia tăng các thỏa thuận song phương với Thái Lan (2003) và Singapore (2009). Ấn Độ cũng không chịu thua, ký kết với Singapore năm (2005) và Malaysia (2010), và hiện đang có những tiến bộ trong thương lượng với Thái Lan và Indonesia.

Một vành đai, một lộ trình

Trong dài hạn, Bắc Kinh đặt cuợc nhiều vào những con đường tơ lụa trên bộ và hàng hải. Lộ trình thứ nhất sẽ liên quan vùng Trung Á, nhưng cũng có cả Pakistan, Nepal và Ấn Độ. Con đường thứ hai, xuất phát từ những cảng biển lớn của Trung Quốc, sẽ phải đi dọc theo bờ biển các nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và thông qua ngả Ấn Độ Dương nối liền với Sri Lanka. Các dự án này được tài trợ từ Silk Road Company, thành lập vào tháng Ba năm 2015 và có nguồn vốn ban đầu là 40 tỷ đô-la. Bên cạnh đó còn có Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á đang trong quá trình hình thành.

Theo tác giả, với các dự án này, vị thế của TRung Quốc sẽ phải được củng cố hơn nữa. Bắc Kinh không những chỉ dựa vào vành đai "chuỗi ngọc" mà còn dựa vào trao đổi mậu dịch: thương mại ASEAN-Trung Quốc (hơn 380 tỷ đô-la trong năm 2015), cao hơn gấp năm lần so với ASEAN-Ấn Độ (chỉ ở khoảng 75 tỷ đô-la). Lưu ý là mức trao đổi giữa Ấn Độ với ASEAN đã tăng vọt rất nhanh (tăng 30 lần kể từ năm 1990 và gấp 10 lần kể từ năm 2000) và số lượng các doanh nghiệp Ấn Độ lập cơ sở trong khu vực cũng đã tăng tốc nhiều, nhất là tại Singapore.

Trong trước mắt, lợi thế dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc. Nhờ có đối trọng về kinh tế và sức mạnh quân sự, Trung Quốc hiện tạm thống trị Đông Nam Á và đến lấn quyền New Dehli tại Nam Á. Tình hình rất có thể sẽ còn chuyển hướng trong một tương lai không xa.

Phạm vi hoạt động nào cho ngoại giao Ấn Độ ?

Bởi trong những năm gần đây, quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với các nước thành viên trong khối ASEAN đã trở nên xấu đi do chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Đối với Ấn Độ thì đây lại là một cơ hội để kéo dài hơn nữa sự hiện diện của mình trên Ấn Độ Dương.

Kể từ khi đắc cử đến nay, Thủ tướng Narendra Modi đã không thể hay không biết cải thiện quan hệ với Pakistan, cũng như không tìm được một đồng thuận với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biên giới. Nhưng ông đã thành công trong việc xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản, và nhất là tỏ ra rất tích cực hơn trong vùng Đông Nam Á, với một chính sách đối ngoại mới mang tên « Hành động ở phía Đông » (Act East Policy), tiếp nối với chính sách « Nhìn sang phía Đông » (Look East Policy).

Học thuyết ngoại giao mới này bao gồm việc tăng cường hợp tác trên các phương diện an ninh, thương mại, đầu tư và kết nối mạng (qua việc thành lập một quỹ tài trợ đặc biệt cho chính sách này). Cụ thể hơn là, một vị trí thường trực cho Ấn Độ tại ASEAN đã được tiến hành vào tháng 4/2015 và nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lãnh vực quốc phòng, khai thác dầu khí đã được ký kết với Việt Nam, một trong những quốc gia chống đối Bắc Kinh nhiều nhất.

Với Bangladesh, Thủ tướng Ấn Độ cũng đã giải quyết thành công vấn đề biên giới với nước này, sau gần 40 năm căng thẳng.

Nói tóm lại, Ấn Độ và Trung Quốc từ gần hai thập niên nay đang cố làm hết sức để thâm nhập vào khu vực mà họ rất khát khao điều khiển được toàn bộ. Tuy nhiên, việc thiết lập một vùng thương mại hội nhập khu vực rộng lớn ASEAN-Trung Quốc - Ấn Độ đã gây ra những khoản nợ lớn do bởi sự việc cả hai quốc gia lớn này vừa là đối tác nhưng cũng vừa là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trên bình diện khu vực, thậm chí cả trên thế giới./

Minh Anh  RFI 15-10-2015

01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17009)
"nhóm Kalayaan Atin Ito cho biết có 10.000 tình nguyện viên (chủ yếu là sinh viên) từ 81 tỉnh thành của Philippines sẽ tham gia vào cuộc biểu tình kéo dài 1 tháng này".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16546)
"Một sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga"... "Lệnh này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước"..."Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối xin lỗi Nga".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17785)
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17126)
"Song song với ngoại giao, các mối quan hệ về kinh tế, quân sự cũng phát triển tốt, nổi bật là dự án khổng lồ nhằm thiết lập mạng lưới đường sắt tại Thái Lan, với chi phí lên đến hàng tỷ euro, do Trung Quốc xây dựng. Ngoài ra, Thái Lan cũng đã nêu lên khả năng mua tàu ngầm của Trung Quốc, với kinh phí gần một tỷ euro".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17525)
Les Echos dẫn lời ông Jean-Charles Brisard, chuyên gia tài chính của khủng bố, cho biết ước tính : « Dầu mỏ giờ đây bảo đảm 25% nguồn thu nhập của Daech, khoảng 600 triệu đô la mỗi năm ».
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16502)
"Hôm 26/11/2015, trước một triệu người tham dự thánh lễ tại thủ đô Kenya, Đức Giáo Hoàng đã dành thông điệp đầu tiên trong chuyến tông du Châu Phi để bênh vực thành phần dân chúng bị bạc đãi. Hai tuần sau loạt khủng bố ở Paris, và hàng loạt vụ khủng bố ở châu Phi, Ngài lên án một cách mạnh mẽ thành phần thanh niên « cuồng tín », nhân danh Chúa Trời thi hành những tội ác « man rợ », gieo rắc sợ hải và gây chia rẽ trong xã hội".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16838)
"Thổ Nhĩ Kỳ nói phi cơ của họ vừa bắn rơi một máy bay quân sự Nga gần biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16800)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” Nga và hỗ trợ cho khủng bố sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga tại vùng biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17639)
- "Cùng thời điểm điều B-52 bay ngang Biển Đông, điều khu trục hạm USS Lassen áp sát 12 hải lý bãi đá Subi, đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo đậu ở Subic, Tổng Thống Barack Obama gởi "Thông điệp chiến hạm" đến Châu á, viện trợ an ninh biển và nhắc nhở "Liên minh kinh tế TPP" đừng bỏ lỡ cơ hội".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18791)
"Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17002)
"Qua tìm hiểu các nhân chứng, bạn bè và lấy nguồn tin từ cảnh sát, các tờ báo như Times, Sun, Daily Mail tìm cách mô tả rằng người phụ nữ trẻ này, sinh tại Pháp trong gia đình di dân gốc Morocco, từng "uống bia rượu, có nhiều bạn trai" trước khi đi vào con đường Thánh Chiến Hồi giáo".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18735)
- Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. - Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP. - Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường VN và đề nghị không quân sự hóa ở Biển Đông.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18071)
Ngay đợt tấn công đầu tiên của cảnh sát vào căn hộ tại Saint-Denis vào lúc 4 giờ 20 sáng ngày 18/11/2014, một phụ nữ thánh chiến Hồi giáo cực đoan đã tự kích hoạt đai chất nổ đeo trên người và chết tại chỗ. Đây là trường hợp đầu tiên tại Châu Âu và khiến chính quyền lo ngại. "Trên thế giới, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công có phụ nữ tham gia và cho thấy cách giấu chất nổ của họ. Một số người giấu trong trang phục truyền thống rộng rãi, một số khác giấu trong túi xách hay trong áo ngực".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18132)
Manila 17 Nov 2015 - "Đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar (tiền thân của Pilar là chiến hạm tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.) TT Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ». - "Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng". - "AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz". - M
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16718)
"Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)".
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18329)
"Có dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến “thần kinh” phán đoán ý chí của nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục, Mỹ thậm chí có thể sẽ định kỳ cho máy bay quân sự đi vào vùng trời các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có “lợi ích chung rất lớn”, tranh chấp cần giới hạn trong phạm vi có thể kiểm soát".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17514)
"Trong cuộc tranh luận ngày 14/11/2015 tại bang Iowa giữa ba ứng cử viên của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử sơ bộ để ra tranh chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, loạt khủng bố đẫm máu Paris đã chiếm một vị trí quan trọng".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17642)
6 địa điểm bị tấn công: Nhà hát Bataclan : 82 người chết Stade de France (ngoại ô Paris) : 4 người chết Phố Charonne : 18 người chết Phố Alibert : Ít nhất 12 người chết Phố Fontaine au Roi : Ít nhất 5 người chết Đại lộ Voltaire : Một người chết
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17000)
- TÒA BẠCH ỐC: "Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã gọi điện thoại cho người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình để tán dương “nỗ lực không ngừng và sự hy sinh của bà trong nhiều năm tranh đấu cho một nước Myanmar bao gồm nhiều thành phần, hoà bình và dân chủ hơn”. - HỒNG THỦY: "Có thể con đường phía trước của bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD còn nhiều thử thách, chưa hết chông gai nhưng những gì đã và đang diễn ra trong mấy ngày qua đã cho thấy sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của sự công khai minh bạch trong thế giới thông tin internet và cả sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo đảng USDP cầm quyền".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17194)
"Theo dự liệu, ông Netanyahu sẽ yêu cầu được viện trợ 50 tỉ đô la cho thập niên bắt đầu từ năm 2017 để duy trì ưu thế quân sự đối với các nước láng giềng. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật".