Washington thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria

26 Tháng Mười 20151:08 SA(Xem: 17454)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 26 OCT 2015

Washington thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria

Nguyễn Hường

25/10/15

(GDVN) - Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được.

Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.

Tờ The New York Times hôm 23/10 đưa tin cảnh báo rằng mặc dù hoài nghi về tính hiệu quả của kế hoạch trên, nhưng trước áp lực do làn sóng người tị nạn đổ về châu Âu và sự gia tăng hoạt động quân sự của Nga gây ra, không loại trừ khả năng Tổng thống Barack Obama sẽ có các biện pháp quyết liệt hơn trong vấn đề này.

Mỹ thúc đẩy kế hoạch lập vùng cấm bay ở Syria

image009

Ảnh minh họa. Nguồn Sputnik. 


Hiện các quan chức Washington đang tích cực thảo luận về việc thiết lập các khu an ninh trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Jordan. Các chính trị gia liên tiếp lên tiếng cho rằng vùng cấm bay và vùng an toàn có thể được sử dụng để cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường và bảo vệ phe đối lập ôn hòa ở Syria.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và một số quan chức cấp cao khác của Washington đã bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch này. Ông đã lên tiếng nhấn mạnh về sự cần thiết phải thành lập khu vực cấm bay để giúp dân thường và phe đối lập ôn hòa chống lại các cuộc không kích của Nga. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter không hỗ trợ sáng kiến này và tin rằng điều này đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cường quốc, có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ bất ngờ với lực lượng Nga tại Syria.

Bất chấp phản đối của người đứng đầu Lầu Năm Góc, chính quyền Obama dường như đang thúc đẩy kế hoạch này thông qua việc bắt đầu nhắc lại ý tưởng về một vùng cấm bay cũng như nhấn mạnh tới sự cấp thiết của cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu, tờ The New York Times cho biết. 

Bình luận về động thái trên, tờ Tầm nhìn của Nga hôm 24/10 cho rằng việc Washington thiết lập vùng cấm bay ở Syria là bất hợp pháp vì nó không có sự cho phép hay phối hợp với chính phủ hợp pháp của Syria.

Hơn nữa, các chuyên gia nhiều lần chỉ ra rằng một vùng cấm bay tương tự được NATO thiết lập tại Libya năm 2011 dưới sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc thực tế không hiệu quả.  

Biện pháp này đã không những không đem lại sự hòa giải cho chính quyền Gaddafi và phe đối lập ôn hòa mà còn thúc đẩy xung đột ở Libya và đưa quốc gia này tới sự hỗn loạn và cuối cùng là sụp đổ, cho phép IS có chỗ đứng ở Địa Trung Hải. 

Báo Nga cũng đặt câu hỏi về việc tại sao Mỹ muốn đem lại những lợi ích tốt đẹp cho người dân Syria và tiêu diệt IS nhưng lại không ủng hộ chiến dịch không kích "rất hiệu quả" của Moscow. 

Bàn luận về khả năng Mỹ thiết lập vùng cấm bay ở Syria, tờ Financial Times ngày 5/10 đưa tin cho rằng, Mỹ khó có thể thiết lập được vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria do những rào cản đến từ sự hiện diện khá đông của Không quân Nga tại quốc gia này. 

Vài ngày sau đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest lên tiếng cho rằng không thể lập vùng cấm bay ở Syria vì có lượng đông máy bay Nga đang hoạt động và họ đã phát triển hệ thống phòng không ở Syria.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thừa nhận Mỹ không thể lập và duy trì vùng cấm bay hoặc vùng đệm ở Syria vì để hỗ trợ sáng kiến như vậy cần rất nhiều hỗ trợ hậu cần mà mình không có ở thời điểm này.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn lập vùng an toàn

image010

Thổ Nhĩ Kỳ là nướci ủng hộ lớn nhất đối với ý tưởng thiết lập vùng an toàn trên biên giới của nước này với Syria. Ảnh US News


Tờ Tầm nhìn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là nước ủng hộ lớn nhất đối với ý tưởng thiết lập vùng an toàn trên biên giới của nước này với Syria và đang vận động tích cực cho vấn đề này. 


Theo lập luận của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một đối thủ lâu năm của ông Assad, nếu biện pháp này được thực hiện, những người di cư có thể qua lại biên giới giữa hai quốc gia này an toàn hơn. 

Theo chuyên gia Yevgeny Satanovsky đến từ Viện Cận Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar đang rất tích cực vận động Mỹ thiết lập vùng an toàn ở biên giới nước này với Syria.

Tuy nhiên, sáng kiến này vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ của các đối tác phương Tây. Satanovsky tin rằng quân đội Mỹ sẽ không đáp ứng yêu cầu này vì nó có thể khiến quân đội Jordan cũng đòi hỏi một biện pháp tương tự.

Vùng cấm bay và vùng an toàn sẽ rất có lợi cho phe đối lập Syria, giúp lực lượng này tránh bị ảnh hưởng trước chiến dịch tấn công trên không và mặt đất của liên minh do Nga dẫn đầu. 

Nhưng thành phần của phe đối lập Syria đến nay vẫn rất hỗn tạp, trong đó bao gồm cả các phần tử cực đoan. Theo Satanovsky, Mỹ lo ngại rằng việc thiết lập một khu vực này có thể là một mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cực đoan phát triển, các hoạt động chuyển giao vũ khí trái phép được tăng cường và có thể làm bùng nổ cuộc nội chiến tại Syria. 

Hơn nữa, với sự hiện diện rất đông của máy bay Nga và Iran tại Syria hiện nay, Mỹ lo ngại rằng khả năng duy trì vùng này rất khó vì đòi hỏi nguồn lực quá lớn.

Dẫu vậy, Chủ tịch Viện Hàn lâm địa chính trị Konstantin Sivkov cảnh báo rằng, Mỹ vẫn đang cân nhắc trong vấn đề này bởi việc thiếu một khu vực an toàn như vậy cũng gây ra ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích cốt lõi của Mỹ ở Trung Đông.

Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được. Do đó, vì lợi ích chiến lược, Mỹ có thể bỏ qua các thách thức để thiết lập vùng cấm bay tại Syria.

Một khi thiết lập được vùng cấm bay, Mỹ hy vọng sẽ có cơ sở để dần dần cân bằng hoặc vượt lên trên ảnh hưởng của Nga ở Syria./.

Nguyễn Hường

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Báo Nga: Jimmy Carter bị tố phản quốc vì gửi bản đồ vị trí IS ở Syria cho Putin

image012

Nguyễn Hường

25/10/15

(GDVN) - cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carters đã bị nghi ngờ phản quốc sau khi trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin tấm bản đồ.

Tờ Tầm nhìn của Nga hôm 24/10 đưa tin cho biết, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carters đã bị nghi ngờ phản quốc sau khi trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin tấm bản đồ.

Vụ việc bắt đầu từ "lời tự thú" của ông Carter trong một bài thuyết giảng trước các sinh viên ở bang Georgia gần đây, trong đó ông nói đã trao cho nhà lãnh đạo Nga một tấm bản đồ đánh dấu các vị trí của IS ở Syria.

image014

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh BBC. 


Theo tiết lộ của Carter, hồi tháng 5/2015, ông và Tổng thống Nga Putin đã trao đổi số điện thoại và địa chỉ email để thảo luận về sở thích câu cá. 


Sau đó, ông Carter đã chủ động đề nghị chuyển cho Nga một tấm bản đồ về các vị trí của khủng bố IS tại Syria. Tổng thống Putin đã bày tỏ quan tâm tới vấn đề này và đề nghị ông chuyển thông tin qua Đại sứ quán Nga thông qua Trung tâm Carter - một tổ chức phi lợi nhuận do ông sáng lập vào năm 1981 tập trung vào các nỗ lực nhân quyền và hòa giải chính trị. 

Trong cuối bài phát biểu của mình, ông Carter còn nói đùa rằng: "Vì vậy, nếu Nga ném bom (IS ở Syria), nên đổ lỗi cho tôi chứ không phải Putin".

Câu nói này của ông Carter đã châm ngòi cho làn sóng chỉ trích của phe bảo thủ, những người nghi ngờ ông có âm mưu phản quốc khi cung cấp cho Nga tấm bản đồ quý và thúc đẩy Moscow mở chiến dịch không kích khủng bố IS tại Syria.

Phe bảo thủ tại Mỹ cáo buộc chiến dịch không kích của Nga tại Syria không chỉ nhằm tiêu diệt khủng bố IS mà còn nhằm cả vào các mục tiêu là phe đối lập ôn hòa do phương Tây hậu thuẫn để củng cố quyền lực cho Tổng thống Bashar al-Assad.

Họ tin rằng sự thành công của chiến dịch không kích tại Syria của Nga đang đe dọa làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại quốc gia này cũng như ở khu vực Trung Đông và thất bại này có sự tham gia của ông Carter.

Những cáo buộc chống lại ông Carter đến chủ yếu từ đảng Cộng hòa. Ngoài ra, MCNBC và trang The Washington Free Beacon, Fox News cũng góp phần gia tăng sức ép bằng cách đăng tải những bài viết chống lại ông Carter.

Fox News, cơ quan ngôn luận chính của đảng Cộng hòa, đã đăng tải bài viết gọi Carter là "ông già ngây thơ". Trong khi đó, các blogger bảo thủ, bình luận viên đài phát thanh và những người ủng hộ đảng Cộng hòa như trút lên đầu cựu Tổng thống Mỹ tất cả sự giận dữ của họ.

Tuy nhiên, những tờ báo có uy tín hàng đầu của Mỹ đã lên tiếng bênh vực ông Carter. Tích cực nhất trong đó là The New York Times, tờ báo đã đặt ra nghi ngờ về cơ sở của cáo buộc và chỉ trích mạnh mẽ các tờ báo trên về vụ việc.

Theo The New York Times, thật khó có thể tin rằng tấm bản đồ ông Carter cung cấp cho Nga lại là một dấu hiệu của âm mưu phản quốc vì hai lý do: ở vị trí hiện tại ông khó có thể truy cập vào các dữ liệu an ninh mật của chính phủ và ông không thể bán rẻ đất nước khi đã từng giữ vị trí Tổng thống. 

Tiếp đó, The New York Times đã gửi tới Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Carter các báo cáo chống lại bài viết của MCNBC và The Washington Free Beacon. 

Phản ứng đầu tiên, đại diện của Lầu Năm Góc từ chối xác nhận vụ việc gây tranh cãi.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Trung tâm Carter luôn theo sát các sự kiện ở Syria và thường xuyên đăng tải các báo cáo của phương Tây xung quanh vấn đề này.

"Những dữ liệu địa lý không phải là thông tin mật vì hầu hết trong số đó đã được công bố trên trang web của Trung tâm Carter", bà cho biết thêm.

Jimmy Carter giữ chức Tổng thống Mỹ trong năm 1977-1981. Trong lần tái tranh cử, ông đã bại trước đối thủ là Ronald Reagan.

Sự thất bại trong lần tái tranh cử của ông diễn ra vào thời điểm xảy ra một loạt sự kiện quan trọng tại Trung Đông làm suy yếu vị thế của Washington trong khu vực như cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, Liên Xô tham gia chiến tranh ở Afghanistan. Trong nước, nền kinh tế Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn lớn.

Điều này đã thúc đẩy chiến thắng của Reagan, người giương khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của mình: "Nước Mỹ chỉ phục hồi khi Carter mất việc".

Trên quan điểm của đảng Cộng hòa, Carter là "Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ". Một nửa thành viên đảng này hiện vẫn không tha thứ cho sự thất bại của chính phủ của ông. 

Tuy nhiên, ông Carter vẫn nhận được nhiều sự kính trọng trong cộng đồng quốc tế. Nhiều năm qua, ông vẫn tích cực đóng vai trò là một trong những nhà phản biện chính sách của Washington được kính trọng. Nhiều người vẫn nghi ngờ những nhận định cho rằng ông là "một Tổng thống tồi tệ nhất".  

Ông Carter được trao giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì những đóng góp trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế, cho quyền con người và các sáng kiến dân chủ cũng như thúc đẩy các chương trình kinh tế-xã hội./.

Nguyễn Hường

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18005)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17950)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18165)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18245)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18163)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16814)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17353)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18106)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18624)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17500)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17933)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 20067)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17477)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17556)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19700)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19503)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20138)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".