Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi - Dân chủ thắng lớn ở Myanmar

10 Tháng Mười Một 201510:37 CH(Xem: 17992)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 NOV 2015

 

image007

Bà Aung San Suu Kyi: Đảng NLD thắng cử

image009

Lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi rời trụ sở đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc NLD sau khi tuyên bố về kết quả cuộc tổng tuyển cử tại Yangon, ngày 9/11/2015.

 

Steve Herman

VOA 09.11.2015

YANGON—

Đảng đối lập chính ở Miến Điện đã giành được những ghế đại biểu đầu tiên trong cuộc bầu cử được nhiều người xem là sẽ mang lại thắng lợi áp đảo cho đảng này. Các giới chức bầu cử hôm nay cho biết đảng Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc đã giành được 12 ghế tại thành phố chính Yangon. Sau đó, đảng này nói rằng họ giành được 44 trong số 45 ghế dân biểu ở Yangon, nhưng các con số đ1o chưa được các giới chức bầu cử xác nhận. Trước đó, trong ngày hôm nay lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi cho biết đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà rõ ràng là đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội có tính chất lịch sử, nhưng bà chưa vội tuyên bố thắng cử trong lúc phiếu bầu đang được kiểm. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường trình từ Yangon.

Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.”

Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại.

Ông Htay Oo, Chủ tịch Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp đương quyền, nói trên Đài truyền hình Tiếng nói Dân chủ Miến Điện, rằng ông đã mất ghế đại biểu trong cuộc bầu cử này, và thừa nhận số ghế đảng ông bị mất nhiều hơn số ghế thắng được.

Các giới chức bầu cử Myanmar cho biết họ hoãn việc loan báo kết quả chính thức cho tới 6 giờ chiều thứ hai giờ địa phương, thay vì 9 giờ sáng như kế hoạch trước đây. Họ không cho biết lý do của sự trì hoãn này.

Tờ Myanmar Times cho biết Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đã chính thức khiếu nại với Uỷ ban Bầu cử  về sự thay đổi trong qui trình bầu cử. Đảng này nói rằng Uỷ ban Bầu cử đã chỉ thị cho các giới chức bầu cử địa phương trực tiếp nộp kết quả bầu cử cho văn phòng chính của uỷ ban tại thủ đô Naypyitaw, thay vì nộp cho giới hữu trách bầu cử địa phương và tiểu bang.

Các giới chức bầu cử đã kiểm khoảng 32 triệu phiếu bầu trong cuộc đầu phiếu hôm chủ nhật. Theo dự liệu, Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đánh bại Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp một cách dễ dàng. Một nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền, Chủ tịch quốc hội Shwe Mann, người từng được xem là một ứng viên tổng thống, đã thừa nhận bị đối thủ của ông thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đánh bại trong cuộc chạy đua giành chức đại biểu ở quận Pyu.

Không hoàn hảo

image011

Cử tri Myanmar xếp hàng chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lịch sử, ngày 8/11/2015. (Ảnh - Thar Nyunt Oo/VOA)

Ông Mark Green, Chủ tịch Viện Cộng hoà Quốc tế, nói với đài VOA trong một cuộc phỏng vấn tại Yangon rằng “Rõ ràng là có những khiếm khuyết, không phải mọi thứ đều hoàn hảo. Người dân Miến Điện đang xem xét cẩn thận các kết quả chính thức.”

Ông Green, cựu Đại sứ Mỹ tại Zimbabué, nói thêm rằng “Sự phán xét đối với cuộc bầu cử này hoàn toàn thuộc về người dân Miến Điện.”

Cựu Tổng thống Ireland, bà Mary Robinson, tham gia toán quan sát viên bầu cử của Trung tâm Carter ở Mỹ. Bà nói “Chúng ta phải nhìn cuộc bầu cử này trong một khuôn khổ không có tính chất dân chủ công khai một cách đầy đủ.”

Hàng triệu người, trong đó có những người Rohingya theo đạo Hồi ở tiểu bang Rakhine, đã mất quyền bầu cử vì không có quốc tịch hoặc vì những lý do khác.

Trong một thông cáo phổ biến hôm chủ nhật, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, nói việc mất quyền bầu cử của người Rohingya nằm trong số nhiều “khiếm khuyết và thách thức lớn mà giới hữu trách phải giải quyết trong tương lai.”

Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry ngỏ lời chúc mừng dân chúng Myanmar và gọi cuộc bầu cử này là “một minh chứng của lòng dũng cảm và sự hy sinh của nhân dân Miến Điện trong nhiều thập niên.” Ông nói cuộc bầu cử này là “một bước tiến quan trọng”, tuy “không hoàn hảo.”

Chấp nhận kết quả

image013

Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một trạm bầu cử ở trung tâm Yangon, Myanmar, ngày 8/11/2015.

Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein, đã hứa hợp tác với các đảng đối lập để có được một cuộc chuyển tiếp êm thắm và suôn sẻ trong trường hợp cuộc bầu cử này loại ông ra khỏi quyền lực. Trong bài nói chuyện hôm thứ 6 trước những người ủng hộ đảng đương quyền, ông Thein Sein nói “Chính phủ và quân đội sẽ tôn trọng và chấp nhận kết quả.Tôi sẽ chấp nhận tân chính phủ được thành lập dựa trên kết quả bầu cử.”

Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự lên nắm quyền năm 2011, một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và lệnh cấm đối với đảng của bà được thu hồi.

Bà Suu Kyi và Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đã giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử năm 1990 nhưng quân đội không để cho bà lên nắm quyền. Theo dự liệu, Liên minh dân chủ Toàn quốc lần này cũng sẽ đánh bại Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp, là đảng có được sự ủng hộ của phe quân đội có nhiều thế lực.

Đảng đương quyền tham gia cuộc bầu cử với một ưu thế rất lớn: 25% ghế đại biểu quốc hội được dành riêng cho sĩ quan quân đội.

Hội Ân Xá Quốc Tế cho rằng việc giam cầm những nhân vật tranh đấu ôn hoà, sự hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận và những sự kỳ thị khác nhắm vào các nhóm thiểu số là một vấn đề nghiêm trọng gây phương hại cho tiến trình bầu cử ở Myanmar.

Cần có thắng lợi rất lớn

image015

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu từ ban công của trụ sở đảng NLD ở Yangon, Myanmar, ngày 9/11/2015.

Các chuyên gia chính trị Myanmar cho rằng Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc cần phải giành được 67% số ghế tại quốc hội mới có có thể vượt qua sự phủ quyết của quân đội tại quốc hội gồm hai viện và có nhiệm vụ bầu ra tổng thống.

Bà Aung San Suu Kyi không thể giữ chức tổng thống cho dù đảng của bà thắng cử. Tập đoàn quân nhân nắm quyền năm 2008 đã đưa vào bản hiến pháp một qui định để không cho một người có vợ hoặc chồng hoặc con cái là người nước ngoài được giữ chức tổng thống. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi và hai người con trai của bà là công dân Anh.

Trong cuộc họp báo tại tư thất của bà ở Yangon hôm thứ Năm, bà Suu Kyi nói rằng trong trường hợp Liên minh Dân chủ Toàn quốc thắng cử bà sẽ giữ một chức vụ mà bà gọi là “cao hơn tổng thống.”

Gần 7.000 ứng cử viên thuộc 91 đảng dự tranh các ghế đại biểu tại hai viện của quốc hội.

Myanmar, cựu thuộc địa Anh, đã bị cô lập với hầu hết thế giới bên ngoài trong nhiều thập niên sau khi Tướng Ne Win thực hiện cuộc đảo chánh vào năm 1962 để lật đổ chính phủ và bãi bỏ hiến pháp dân chủ của quốc gia đa số dân là người theo đạo Phật./

29 Tháng Ba 2015(Xem: 20577)
"Hải quân Ả rập Xê út đã di tản mấy mươi nhà ngoại giao nước ngoài ra khỏi Yemen, kể cả nhân viên ngoại giao của Ả rập Xê út. Đài truyền hình nhà nước Ả rập Xê út cho biết các nhà ngoại giao được chở từ thành phố cảng Aden ở miền nam Yemen tới cảng Jeddah của Ả rập Xê út ven Hồng Hải".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 22851)
Khoảng 100 nhân sự của các lực lượng đặc biệt Mỹ trước đó đồn trú tại căn cứ không quân al-Anad ở miền nam, nơi quân đội Mỹ cho cất cánh những chiếc máy bay không người lái nhằm tấn công các mục tiêu của al-Qaida bên trong Yemen.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 21323)
Mâu thuẫn xung quanh dự án xây dựng căn cứ không quân Mỹ mới tại Okinawa từ nhiều năm nay có thêm một diễn tiến mới với việc Tỉnh trưởng Okinawa cho biết đã ra lệnh ngừng các hoạt động xây dựng tại Nago. Trong khi đó, chính phủ Nhật vẫn giữ lập trường ủng hộ kế hoạch này. Quyết định của Tỉnh trưởng Okinawa khiến quan hệ hai bên thêm căng thẳng.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 20093)
"Trao đổi với BBC, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nói rằng việc hai nước thắt chặt quan hệ an ninh là ‘một bước tiến về phía trước’ của mối quan hệ đối tác toàn diện mà hai nước đã có từ năm 1999. Ông Thayer đã tham dự buổi thảo luận tại Viện Lowy về quan hệ quốc tế ở Sydney với sự tham gia của Thủ tướng Dũng".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 20353)
"Hàng trăm người Tunisia đã tuần hành qua thủ đô Tunis hôm thứ Sáu không chỉ để kỷ niệm 59 năm đất nước độc lập khỏi Pháp mà còn phản đối chủ nghĩa khủng bố, hai ngày sau khi xảy ra vụ tấn công chết người nhắm vào viện bảo tàng quốc gia của Tunisia".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19876)
"Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tuyên bố dù vẫn còn các quan ngại về chính sách an ninh của nhau, nhưng cách tốt nhất để giải tỏa các vấn đề này là thông qua đối thoại... Các giới chức Nhật đã thảo luận với Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Sinh, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và sắp tới đây sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo-Indonesia."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 23652)
"Tờ Lenta của Nga dẫn thông tin từ cổng thông tin trực tuyến Telex ngày 19/3 cho biết, một chiếc tàu trực thăng Mistral cùng tàu hộ tống Aconite đã rời cảng Toulon của Pháp hướng tới Biển Đông".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19393)
"Trong một bức thư đề ngày 19/03/2015, gởi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bốn Thượng nghị sĩ đã nêu bật hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa để giải thích yêu cầu trên".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 21291)
"Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 21046)
BBC: "Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Úc, ông Dũng nói rằng có một nhu cầu thiết yếu phải soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông". VOA: "Quan hệ kinh tế giữa Australia và Việt Nam cũng đang trên đà gia tăng. Kim ngạch mậu dịch hai chiều đã lên tới mức 6 tỉ đô la năm 2014, và trong số các nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng trưởng mậu dịch cao nhất với Australia".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20812)
Các giới chức Yemen loan báo có ít nhất 6 người thiệt mạng vì đụng độ giữa các lực lượng đối nghịch, phe ủng hộ Tổng thống được quốc tế công nhận và phe ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 2011.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 22233)
Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,”
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20792)
"...chuyến thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng đến Australia không phải hoàn toàn suôn sẻ. Các lãnh đạo của cộng đồng người Việt ở Australia nói với hãng truyền thông SBS rằng "ông Dũng không được hoan nghênh tại Úc," và họ tổ chức biểu tình phản đối ở Sydney và Canberra".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20871)
Tại hội nghị lần thứ 9 cấp bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội ASEAN do Malaysia chủ trì tại Langkawi, 10 nước thành viên công bố một bản thông cáo chung nhấn mạnh đến quyết tâm đương đầu với hai thách thức về an ninh khu vực.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 21008)
Bài báo dẫn lời Quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là để “cung cấp điểm tiếp tế cho tàu sân bay neo đậu”, đồng thời dự đoán Trung Quốc sẽ lập ra cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20878)
“Chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng diệt chủng này. Nếu không trong tương lai chúng ta sẽ phải than thở tại sao mình đã không làm gì, tại sao chúng ta lại để cho thảm họa khủng khiếp đó xảy ra?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20380)
Các cuộc tụ tập hôm Chủ nhật phần lớn diễn ra yên tĩnh trong không khí vui vẻ, không có mấy bạo động đã từng làm lu mờ làn sóng biểu tình rầm rộ năm 2013, khi người dân Brazil biểu tình phản đối khoản chi tiêu tổ chức cúp bóng đá thế giới 2014. Vào khoảng gần buổi trưa, hàng ngàn người mặc các bộ áo màu cờ Brazil: xanh lam, xanh lá cây và vàng tụ tập dọc theo bãi biển Copacabana của Rio de Janeiro, hát quốc ca và hô to khẩu hiệu đòi bà bãi nhiệm bà Dilama./
15 Tháng Ba 2015(Xem: 22029)
Nhân dịp đánh dấu năm thứ hai làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo hôm thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đài truyền hình Televista của Mexico dẫn lời nói rằng thời gian làm giáo hoàng của ngài sẽ ngắn thôi, có thể không quá 5 năm. Nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo La Mã nói không phải ngài không thích làm giáo hoàng, nhưng ngài nhớ sự tự do, trong đó có việc đi đến tiệm bánh pizza mà không bị chú ý.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 20239)
Cảnh sát trang bị bằng dùi cui tại Letpadan đã giải tán khoảng 200 người biểu tình, chủ yếu là sinh viên và các tăng sĩ có thiện cảm với người biểu tình. Một số lãnh tụ sinh viên đã bị bắt giữ, tạm ngưng cuộc giằng co đã kéo dài gần 1 tuần lễ.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 21397)
Crimea bị chính thức sáp nhập vào Nga hồi 18/3 năm ngoái sau khi nhiều tay súng không rõ danh tính giành quyền kiểm soát bán đảo này, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Putin nói trên sóng truyền hình rằng ông đã ra lệnh bắt đầu kế hoạch "đưa Crimea về với Nga" sau cuộc họp kéo dài suốt đêm vào ngày 22/2 năm 2014.