Okinawa kiện Tokyo để ngăn việc di dời căn cứ Mỹ

27 Tháng Mười Hai 201510:27 CH(Xem: 19110)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 28 DEC 2015

image018

Okinawa kiện Tokyo để ngăn việc di dời căn cứ Mỹ

 

image019

Tỉnh trưởng Okinawa Takeshi Onaga (giữa) trao đổi với giới truyền thông sau cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại văn phòng của ông Abe ở Tokyo.

VOA 26.12.2015

Trong một trận chiến pháp lý kéo dài, giới chức đảo Okinawa hôm thứ Sáu đã đệ đơn kiện chính quyền trung ương Nhật Bản trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn việc di dời một căn cứ không quân của Mỹ khỏi một khu vực đông dân cư tới một khu vực kém phát triển của hòn đảo nhỏ này.

Cuộc chiến pháp lý là chương mới nhất trong một cuộc tranh chấp từ lâu giữa chính quyền trung ương và Okinawa liên quan đến việc di dời Căn cứ Không quân Futenma của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Vào tháng 10, Tỉnh trưởng Okinawa Takeshi Onaga hủy bỏ sự chấp thuận đối với công tác cải tạo cần thiết để di dời căn cứ.

Tỉnh trưởng tiền nhiệm Hirokazu Nakaima, người bị ông Onaga đánh bại trong cuộc bầu cử hồi năm 2014, là người đã chấp thuận công tác này. Ông Onaga đã vận động tranh cử dựa trên cam kết ngăn chặn việc di dời căn cứ.

Để đối phó, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch của Nhật Bản đã đình chỉ lệnh hủy bỏ của ông Onaga. Vào tháng 11, chính quyền trung ương đã đệ đơn kiện để giành quyền kiểm soát dự án này khỏi tay ông Onaga.

Nhật Bản và Mỹ suốt gần 20 năm qua đã cố gắng di dời căn cứ không quân này khỏi khu vực dân cư của đảo Okinawa tới một khu vực kém phát triển hơn ở Vịnh Henoko.

Tuy nhiên nhiều cư dân muốn căn cứ này dọn đi khỏi hẳn Okinawa vì họ bực tức với sự hiện diện to lớn của quân đội Mỹ trên hòn đảo có diện tích khoảng 2.000 km vuông này. Cư dân sinh sống gần căn cứ Futenma từ lâu đã phàn nàn về tiếng ồn từ căn cứ, ô nhiễm và tội phạm, trong đó có mấy vụ cưỡng hiếp thu hút nhiều sự chú ý.

Khoảng 50.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản, hơn một nửa trong số đó ở Okinawa. Binh lính Mỹ đóng ở đó là để nhanh chóng phản ứng trước những mối đe dọa trong khu vực, cung cấp hỗ trợ thiên tai và bảo vệ những lợi ích của Mỹ và Nhật Bản./

18 Tháng Chín 2016(Xem: 17508)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17790)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 16011)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14820)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15253)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15537)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15341)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14320)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 16136)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 18157)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16480)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15680)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16911)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14458)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14399)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 16126)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17684)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .