Israel - Palestine: "Oan oan tương báo"

03 Tháng Giêng 201610:26 CH(Xem: 23128)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 04 JAN 2016

Oan oan tương báo

image033

image031

image036

 (GDVN) - Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước này chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu.

The Telegraph ngày 15/12/2015 đưa tin, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Chính sách Palestine (PCPSR) cho thấy, có 67% người Palestine ở Gaza và Bờ Tây được hỏi, ủng hộ việc sử dụng dao để tấn công quân đội và dân thường Israel, và kết quả là 21 người Israel bị giết chết trong hai tháng qua.

Từ những vụ thảm sát đó, quân đội Israel đã trả đủa và hậu quả là 100 người Palestine bị bắn chết. Việc tấn công và trả đũa lẫn nhau giữa Israel và Palestine đã xảy ra từ lâu và vẫn tiếp diễn, làm cho máu của hai dân tộc này nhuốm đỏ cả màu xanh hy vọng cho hòa bình của họ.

Hàng trăm lần nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Israel – Palestine bị Mỹ phủ quyết, như một sự dung túng cho hành động tàn nhẫn của Israel chống người Palestine và đã bị dư luận thế giới phẫn nộ, lên án.

image038

Người Palestine ném bom xăng vào lực lược an ninh Israel. Ảnh: AP

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, thì nguyên nhân không hẳn chỉ do phía Israel, mà ngay phía người Palestine, khát vọng hòa bình của họ cũng bị chính họ làm cho nhạt nhòa trong những hoạt động bạo lực chống nhà nước Do Thái. 

Hậu quả là phần thiệt hại lớn hơn luôn thuộc về họ, cả về sinh mạng lẫn quyền lợi khi bị Israel trả đũa và khống chế. Vậy nhưng điều đó vẫn không chấm dứt, người Palestine vẫn chiến đấu mà nhìn vào hầu hết dư luận đều không cho rằng mục đích là vì nền hòa bình cho chính họ. Vậy họ chiến đấu cho cái gì, vì điều gì?

Bát nước đổ đi

Cần nhắc lại rằng, sau khi 33 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 181 về thành lập hai nhà nước Palestine và Israel vào ngày 29/11/1947, thì lúc 16h (giờ GMT) ngày 14/5/1948, Israel thông qua bản Tuyên ngôn lập quốc, chính thức tuyên bố cho sự ra đời một nhà nước Do Thái, sau gần 2000 năm tồn tại của dân tộc nổi tiếng về sự thông minh này, theo Encarta Encycolpedia, Israel. 

Có thể thấy rằng nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc về thành lập hai nhà nước Palestine và Israel là cơ hội có một không hai trong lịch sử của cả hai dân tộc, nhưng tiếc thay chỉ có người Do Thái tận dụng và tận dụng được. Vì thế, trong khi người Do Thái tập trung xây dựng và bảo vệ đất nước thì người Palestine lại lo đấu tranh nhằm xóa bỏ giá trị của nghị quyết lịch sử ấy của Liên Hợp Quốc.

Nếu không có Chiến tranh Lạnh với những toan tính từ hai phía cho những lợi ích chính trị của mình thì người Palestine sẽ không còn bất cứ cơ hội nào cho việc thành lập một nhà nước của riêng họ, đơn giản là họ đã vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nên trong thế giới đơn cực, họ dễ dàng bị tước bỏ quyền lợi.

May mắn thay, sau nhiều năm tranh đấu và được quốc tế hỗ trợ cũng như có sự nhượng bộ từ phía Israel, năm 1993 Hiệp định hòa bình tại Oslo (Na Uy) được ký kết, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, dẫn đến việc ra đời Chính quyền quốc gia Palestine, cơ sở cho việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai, theo BBC ngày 7/4/2006.

 image040

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Israel Israel Yitzhak Rabin cùng Tổng thống Palestine Yasser Arafat tại lễ ký kết Hiệp định hòa bình Oslo.  Ảnh: The New York Times.

Tuy nhiên, dư luận thế giới có lẽ không bao giờ có thể quên được, để có được hiệp định lịch sử ấy thì nhân vật chính đóng vai trò kiến tạo hòa bình cho người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã phải đánh đổi tính mạng của mình trong một vụ ám sát kinh hoàng. Mà kẻ sát hại ông lại là người Hồi giáo – thật oan ngiệt. 

Nếu ai đã từng trải qua cảm xúc khi nghe truyền thông quốc tế loan tin Thủ tướng Rabin bị ám sát vì kẻ chống đối hiệp định mà ông kiến tạo mang lại hòa bình cho chính họ, thì mới cảm thấy để có được hòa bình cho hai dân tộc Do Thái và Palestine khó khăn như thế nào.

Nhưng không nhiều người Palestine nhìn nhận đó là may mắn của họ, mà họ vẫn tiếp tục thực hiện những hành động bạo lực của mình. 

Cho đến lúc này, hai người ký kết bản hiệp định lịch sử nhằm mang lại hòa bình cho người Do Thái và người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yaser Arafat đều đã là người thiên cổ, nhưng hòa bình cho hai dân tộc thì vẫn cứ xa vời.

Có thể nhìn nhận rằng sẽ không bao giờ có một hiệp định như Hiệp định hòa bình Oslo nữa vì tình hình thế giới bây giờ đã khác, vị thế của Palestine cũng đã khác và đặc biệt là niềm tin vào khát vọng hòa bình của người Palestine đã nhạt nhòa trong suy nghĩ của những người mong muốn kiến tạo nên nó. 

Ảo tưởng

"Chúng tôi không bao giờ công nhận chính quyền Do Thái và sẽ tiếp tục phong trào kiểu jihad của chúng tôi cho tới khi giải phóng được Jerusalem", AP dẫn lời Ismail Haniyeh – đại diện tổ chức Hamas - Thủ tướng Chính quyền Palestine ngày 18/12/2006. 

Cho dù lúc này Hamas không còn là đại diện trong chính quyền Palestine nhưng Hamas lại đang quản lý vùng đất Gaza rộng lớn, được sự ủng hộ của phần đông người dân Palestine và họ vẫn không từ bỏ mục đích bạo lực nhằm lật đổ nhà nước Do Thái. 

Rõ ràng đây là một mục đích thiếu thực tế, không muốn nói là hoang tưởng. Thứ nhất là nó vi phạm nghị quyết 181của Liên Hợp Quốc về việc thành lập hai nhà nước của người Palestine và người Do Thái nên sẽ không được ủng hộ về mặt công luận. Thứ hai, nó kích động sử dụng bạo lực nên không được dư luận thế giới đồng tình. 

image041

Những chiến binh của tổ chức Hamas. Ảnh: The Daily Star

Thứ ba, Israel là một thực thể chính trị hoàn thiện, một nhà nước có sức mạnh. Ai cũng biết cùng với Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Israel là một trong hai quốc gia phi thường về xây dựng và phát triển đất nước. Thậm chí, Israel còn đứng trên vì Israel không có được hòa bình và yên ổn như Nhật Bảnt ừ đó đến nay. Vì vậy, nhà nước Do Thái rất mạnh mẽ. 

Bên cạnh đó, Isreal còn có sự bảo trợ của Mỹ để đương đầu với thế giới Ả Rập mà phần lớn được Liên Xô bảo trợ. Vì vậy người Palestine không thể đủ khả năng thực hiện mong muốn của họ. Và điều đó đã được chứng minh từ khi lập quốc đến nay, với hàng chục cuộc chiến tranh giữa duy nhất Israel với cả thế giới Ả Rập và phần thắng hầu hết thuộc về nhà nước Do Thái.

Vì vậy, thay vì tập trung vào việc xây dựng đất nước và hoàn thiện thể chế chính trị của mình, để có thể gia nhập Liên Hợp Quốc với tư cách là một quốc gia độc lập, thì người Palestine mà cụ thể những nhóm vũ trang cực đoan được phần lớn người Palestine ủng hộ lại cứ tập trung vào đấu tranh cho một mục đích không nhân văn và thiếu thực tế. 

Nhiều ý kiến cho rằng, nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc không công bằng nên người Palestine không chấp nhận. Điều đó còn rất nhiều tranh cãi, tuy nhiên phải thấy rằng, trước khi có nghị quyết 181 thì chưa có một quốc gia của người Palestine trong lịch sử, dù trước hay sau khi có sự cai trị của người Anh đối với vùng đất này.

Do vậy, nghị quyết của Liên Hợp Quốc là cơ sở pháp lý cho việc ra đời nhà nước Palestine mà chắc chắn sẽ được quốc tế công nhận và người Palestine vẫn có thể tiếp tục đấu tranh bằng chính thể của mình để giành thêm nhiều quyền lợi cho quốc gia, cho dân tộc mình. Nếu biết rằng, để được quốc tế công nhận một chính thể không phải dễ dàng thì mới thấy đây là một lợi thế cho Palestine.

Che khuất tương lai 

Vì không công nhận nhà nước Israel nên Hamas và các tổ chức vũ trang khác của người Palestine khước từ mọi giải pháp hòa bình, và để thành lập một nhà nước Palestine, họ cho rằng không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành cuộc thánh chiến. Đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel, theo tài liệu của Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hành động bạo lực của người Palestine cũng đã giết hại người dân Palestine. “Trong giai đoạn 10 năm từ 1993 tới 2003, 16% thiệt hại nhân mạng dân sự Palestine là do các cá nhân hay các nhóm vũ trang Palestine gây ra” theo The Humanist, ngày 19/2/2006.

image042

Tổng thống Mahmoud Abbas không kiểm soát được tình hình Palestine. Ảnh: BBC

Trong khi Chính quyền Palestine mà nòng cốt là tổ chức Fatah ôn hòa được quốc tế nhìn nhận thì lại không được sự ủng hộ của nhiều người Palestine và chỉ quản lý một vùng đất nhỏ bé ở vùng Bờ Tây sông Jordan. Từ đây có thể thấy rằng, tương lai cho người Palestine là hết sức mờ mịt và hòa bình cho người Do Thái và người Palestine chưa thể biết khi nào mới có được. 

Mấy chục năm nay, mỗi khi nói về Palestine là dư luận thế giới lại xót xa cho hoàn cảnh dân tộc này. Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước này chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu. Gần 70 năm sau ngày đứng lên kháng chiến, người dân Palestine chưa biết khi nào kháng chiến sẽ thành công.

Nhân dân thế giới ngậm ngùi thương cảm cho nhân Palestine, còn người dân Palestine thì ngột ngạt với cuộc sống hàng ngày mà không thể thoát ra và không biết ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống bế tắc là những gì người ta biết về Palestine trong mấy chục năm qua, và tương lai mù mịt là những gì người ta nói về Palestine.

Tuy nhiên, dù có thương cảm và xót xa cho số phận của người Palestine, nhưng trong mấy chục năm qua dư luận thế giới đã có nhiều sự bất đồng trong việc ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ với người Palestine mà nguyên nhân chính là việc sử dụng bạo lực và ủng hộ sử dụng bạo lực tấn công vào một dân tộc khác cho mục đích hòa bình của chính mình.

Đã có nhiều nghị quyết của Liên Hợp Quốc và sẽ còn có nhiều nghị quyết nữa của tổ chức này hướng về người Palestine, nhưng sẽ không có nghị quyết nào ủng hộ người Palestine sử dụng bạo lực, cũng sẽ không có nghị quyết nào xóa bỏ một nhà nước khác để cho ra đời một nhà nước Palestine. Đó là điều có thể khẳng định chắc chắn.

Vì vậy, trong bế tắc và khó khăn, dư luận thế giới luôn chờ đợi vào sự thực tế trong nhận thức, nhân văn trong hành động của người Palestine để có được những gì tốt nhất cho mình, cho tương lai của đất nước mình, dân tộc mình.

Điều đó tưởng chừng rất gần vì nó nằm trong sự tự quyết của chính người Palestine, nhưng với kết quả mà PCPSR có được thì điều đó lại rất xa vời, mà chính ông Mahmoud Abbas, Tổng thống Palestine đã phải thốt lên: “Bạo lực được thực hiện bởi những người trẻ tuổi đã đưa đến  sự tuyệt vọng cho giải pháp tồn tại song soag hai nhà nước Israel - Palestine", theo The Telegraph.

Ngọc Việt 02/01/16 12:44
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17838)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20344)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21413)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20844)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19984)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20556)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21206)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22809)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22636)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23027)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22499)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21621)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21722)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22308)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24987)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23664)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23327)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22408)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22690)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23196)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.