Myanmar có tổng thống dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm

31 Tháng Ba 20169:45 CH(Xem: 15633)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 0I  APRIL  2016

Myanmar có tổng thống dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm

image021

Tân Tổng thống Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein trong lễ tuyên thế nhậm chức tại thủ đô Naypidaw, ngày 30/3/2016.

 

Lãnh tụ dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã được đề cử để trở thành một thành viên trong nội các của Tổng Thống tân cử Htin Kyaw

Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật.

Ông Ktin Kyaw tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lể diễn ra trong một thời gian ngắn trước một phiên họp của lưỡng viện quốc hội, với lời cam kết trung thành với “nước Cộng hoà Liên bang Myanmar.”

"Với tư cách tân chính phủ, chúng tôi sẽ cố gắng xác lập hiến pháp đạt được những nguyên tắc hoà giải dân tộc, theo đuổi tiến trình hoà bình quốc gia, và thiết lập liên bang dân chủ, và chúng tôi sẽ cố gắng làm việc để phát triển cuộc sống và nâng cao mức sống của người dân."

Hai vị phó Tổng thống Myint Swe và Henry Van Tio cũng tuyên thệ nhậm chức cùng với ông Htin Kyaw.

Lễ tuyên thệ này chính thức chấm dứt chế độ quân nhân đã nắm quyền ở Myanmar từ năm 1962. Ông Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh lên nắm quyền năm 2011 khi tập đoàn quân nhân chuyển giao quyền hành cho một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự và tiến hành những biện pháp cải cách sâu rộng về kinh tế và chính trị.

Thượng nghị sĩ Thiri Yadana cho biết bà cảm thấy xúc động khi chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức.

Khi tôi nghe bài diễn văn của tân Tổng thống dân sự, bài diễn văn thật hay, toàn thể quốc hội và đất nước này đã được nghe những ngôn từ mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe và chúng tôi có những cảm xúc mà trước đây chung tôi chưa từng có.

image023

Bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà. Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Cùng tuyên thệ nhậm chức trong ngày hôm nay là nội các gồm 18 thành viên, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc. Đảng này nắm quyền kiểm soát cả hai viện của quốc hội sau khi giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 11.

Người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình này không được làm tổng thống vì một điều khoản trong hiến pháp do quân đội soạn thảo không cho phép những người có vợ chồng con cái là người nước ngoài nắm giữ chức vụ này. Người chồng quá cố của bà cùng với hai đưa con trai của bà là công dân Anh.

Nhưng bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà.

Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Hiến pháp hiện hành cũng bảo đảm là quân đội nắm giữ 25% số ghế tại quốc hội cùng với các chức vụ then chốt là bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng quốc phòng./ VOA 30.03.2016

Tổng thống Miến Điện Thein Sein : chuyên gia diễn biến hoà bình

image025

Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) tới dự phiên họp cuối cùng Quốc Hội cũ tại Naypyidaw ngày 28/01/2016.REUTERS/Soe Zeya Tun

Thein Sein, viên tướng cột trụ trong tập đoàn quân phiệt một thời giam cầm nhà đối lập Aung San Suu Kyi sẽ bàn giao chính quyền cho cựu tù nhân của mình vào ngày 30/03/2016. Có ai ngờ một nhân vật lầm lỳ, bị xem là « tay sai » của bạo chúa Than Shwe, đã đưa quốc gia Đông Nam Á bị cô lập vào con đường dân chủ mà không đổ một giọt máu .

Cách nay năm năm, khi được chỉ định làm tổng thống Miến Điện với một chính phủ dân sự hình thức thay thế tập đoàn tướng lãnh rút lui vào hậu trường, tướng Thein Sein bị công luận trong và ngoài nước xem là bù nhìn của nhà độc tài Than Shwe già yếu. Với gương mặt lầm lỳ, ông cam kết sẽ thực hiện tiến trình « dân chủ hóa có kỹ luật ». Hơn 50 triệu dân Miến Điện bán tín bán nghi.

Vào ngày 30/03/2016 tới, Miến Điện sẽ có vị tổng thống dân sự đầu tiên. Sau năm năm thực hiện lời hứa, với nhiều lúc thăng trầm, tổng thống mãn nhiệm Thein Sein sẽ bàn giao quyền lực cho ông Htin Kyaw, nhân vật tín cẩn của bà Aung San Suu Kyi. Cuộc chuyển giao quyền lực sẽ ghi dấu một trang sử mới tại Miến Điện sau gần 70 năm do tướng lãnh hoặc cựu tướng cai trị.

Tầm ngầm mà đấm chết voi

Xuất thân từ một gia đình nông dân ở châu thổ sông Irrawaddy, tên tuổi của ông Thein Sein từ đây gắn liền với chính sách mở cửa đem lại dân chủ và tự do, khát vọng của dân chúng.

Thật ra thì vai trò của tổng thống Thein Sein cũng rất hạn chế. Ông được đặt đúng chổ và làm đúng việc : Không để phe quân đội bị mất nhiều quyền lợi, nhưng cũng phải thỏa mãn khát vọng tự do dân chủ của người dân muốn hội nhập vào trào lưu thế giới.

Luật sư Yi Yi, 59 tuổi, ở Rangun mô tả tình hình Miến Điện trong năm năm Thein Sein như sau : Chúng tôi chỉ mới dễ thở hơn so với thời chế độ quân phiệt. Người dân muốn thay đổi hoàn toàn trong khi họ chỉ mới cởi áo nhà binh.

Tuy vậy, nhờ tướng Thein Sein tôn trọng lịch trình dân chủ hóa « kỷ luật », mà bầu cử dân chủ đã diễn ra và người dân mới có cơ hội bầu cho đối lập. Nhà phân tích độc lập Richard Horsey nhận định với AFP : Công luận rất ngạc nhiên vì nhân vật được xem là kẻ thừa hành của nhà độc tài Than Shwe đã không hành xử như bù nhìn khi lên nhậm chức tổng thống năm 2011.

Diễn biến hoà bình có báo trước

Ngay những tháng đầu tiên, ông đã gặp lãnh đạo Aung San Suu Kyi, được thả ra khỏi nhà giam vào năm 2010. Sau đó, ông ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị, chấm dứt kiểm duyệt thông tin báo chí, sách vở, điện ảnh, nối lại đối thoại với các sắc tộc nổi dậy đòi quyền tự trị rộng rãi hơn.

Nhưng hành động ngoạn mục nhất của ông là đình chỉ dự án một đập thủy điện khoảng 3 tỷ đôla, do Trung Quốc đầu tư, một đòn đau đối với Bắc Kinh.

Cho đến hôm nay, giới phân tích không rõ những động cơ nào đã thúc đẩy tướng Thein Sein dân chủ hóa đất nước thay vì bám trụ : Vì thấy lòng bất mãn của dân chúng quá cao, vì sợ mất chủ quyền về tay Trung Quốc, vì thấy quốc nhục chậm tiến so với trào lưu thế giới ? Rất có thể là cả ba lý do hợp lại.

Công lao và vết nhơ để lại

Theo ghi nhận của AFP từ Rangoon, chính quyền Thein Sein vẫn để lại một số vết nhơ : hàng chục sinh viên tranh đấu đòi cải cách giáo dục vẫn còn bị giam, để trổi dậy làn sóng kỳ thị Hồi Giáo của một hệ phái Phật Giáo cuồng tín. Trong những ngày cuối cùng của chính phủ mãn nhiệm, không ít thân nhân của tướng lãnh, sĩ quan bị tố cáo tranh thủ giành giựt nhiều hợp đồng kinh doanh béo bở.

Hệ quả 70 năm quân đội cầm quyền sẽ còn ảnh hưởng lâu dài tại Miến Điện, vì phe quân sự vẫn duy trì quyền lực chính trị và kinh tế. Nhiệm vụ của tân chính quyền dân sự do vậy sẽ rất cam go và phải nhanh chóng mang lại kết quả cụ thể để không phụ lòng dân tín nhiệm.

Cũng theo AFP, đối với đông đảo người Miến Điện, di sản lớn nhất của tướng Thein Sein là vai trò của ông trong công cuộc bàn giao chính trị, ôn hoà, không đổ máu.

Nỗ lực hoà giải này, nỗi ám ảnh của các chế độ độc tài, được gọi là « diễn biến hoà bình ».

Tú Anh RFI 30-03-2016

05 Tháng Mười 2014(Xem: 20996)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20095)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20325)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22210)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21221)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23516)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21384)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21241)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21243)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26090)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26463)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22495)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22342)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26645)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32254)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20851)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23436)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23269)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27455)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21560)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.