Bồi thường 500 triệu đôla, rồi sao nữa?

05 Tháng Bảy 20168:51 CH(Xem: 16003)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  06  JULY 2016

Bồi thường 500 triệu đôla, rồi sao nữa?

Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam

Luật sư từ thành phố Hồ Chí Minh

 

image006

Image copyright AFP Image caption Họp báo của chính phủ Việt Nam công bố kết luận điều tra Formosa gây ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt tại miền Trung

Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.

Theo luật pháp Việt nam, Đài Loan hay chuẩn mực quốc tế, cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, trừ phi nó đã được chính phủ Việt nam ký xác nhận đồng ý, vẫn chỉ là một tuyên bố ý chí đơn phương có thể không thực hiện, hoặc rút lại bất cứ lúc nào.

Cam kết bồi thường cần được hợp pháp hóa dưới hình thức một Thỏa thuận (Hợp đồng) bồi thường với chữ ký xác nhận của các bên liên quan. Nó sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tiền bồi thường và qui định các hệ quả pháp lý.

Thông thường, một Thỏa thuận như vậy ít nhất cũng phải xác định rõ ý nghĩa và mục đích của khoản tiền; phạm vi, đối tượng những người được nhận tiền; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của bên trả tiền cũng như của bên nhận tiền sau khi nhận tiền.

Đặc biệt phải qui định cụ thể, với việc trả bồi thường, bên trả tiền sẽ được loại trừ, giải phóng khỏi những nghĩa vụ, trách nhiệm nào; người nhận tiền sẽ không còn các quyền nào.

Các chủ thể có quyền yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại

  • Chính phủ Việt nam: có quyền yêu cầu Formosa bồi thường những tổn thất về môi trường biển, làm mất giá trị kinh tế biển và thất thu về thuế do kinh tế biển ở các vùng bị ô nhiễm giảm sút, v.v. Khoản tiền 500 triệu USD cho các thiệt hại như vậy vẫn có thể chưa thỏa đáng.


Chính phủ còn có quyền yêu cầu Formosa trả tiền khắc phục hậu quả ô nhiễm và đưa vùng biển bị ô nhiễm trở lại trạng thái như trước khi ô nhiễm.
Khoản tiền này chắc chắn lớn hơn 500 triệu USD rất nhiều.


image008

Image copyright Getty Image caption Formosa xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam trước kết luận điều tra của chính phủ.

Theo thông lệ quốc tế, các khoản tiền được gọi là tiền bồi thường không phải là tiền nhằm hỗ trợ những người thiệt hại để họ có tương lai tốt hơn, hay phát triển kinh tế ở những địa phương bị thiệt hại; cũng không phải là khoản tiền đã bao gồm chi phí tái tạo môi trường.

Khi đàm phán với chính phủ, chắc chắn Formosa sẽ yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm đảm bảo cho họ không bị những cá nhân chịu thiệt hại khởi kiện dân sự. Tuy nhiên, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chính phủ không có quyền tổng quát thay mặt các cá nhân bị thiệt hại nói chung, mà phải được sự ủy quyền của riêng từng người.

Do đó, dù trong Thỏa thuận có điều khoản buộc chính phủ bảo đảm như vậy, nó cũng không giúp được gì cho Formosa khi có tranh chấp về thẩm quyền tại một Tòa án ở Đài Loan. Cơ quan công quyền Đài Loan nói họ hoan nghênh Thỏa thuận đã đạt được giữa chính phủ Việt Nam và Formosa. Nếu đúng vậy, chính phủ cần công bố toàn văn Thỏa thuận đó cho công luận biết.

  • Chính quyền địa phương: nơi chịu ảnh hưởng ô nhiễm có quyền yêu cầu Formosa bồi thường các thiệt hại cho địa phương mình như: thất thu thuế (đánh bắt và tiêu thụ hải sản giảm, dân cư chuyển đến sinh sống ở địa phương khác); doanh thu của các ngành kinh doanh khác như du lịch giảm; do ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trên địa bàn; cũng như yêu cầu Formosa chịu chi phí chuyển đổi ngành nghề cho các ngư dân.
  • Các Hiệp hội nghề nghiệp: có quyền khởi kiện buộc Formosa bồi thường tổn thất do giảm tiền hội phí vì hội viên giảm thu nhập; tổn thất do bảo lãnh vay vốn cho hội viên là ngư dân, v.v.
  • Các cá nhân: có quyền yêu cầu Formosa bồi thường các thiệt hại vật chất, tính mạng và sức khỏe do Formosa gây ra cho bản thân. Hiện nay, do Formosa đã thừa nhận mình gây ra ô nhiễm, nên việc khởi kiện của các cá nhân rất thuận lợi.

Căn cứ vào Thỏa thuận này, mới có thể biết khoản tiền đó sẽ được sử dụng thế nào, vì mục đích gì và cho ai.


image011

Image copyright STR AFP GETTY IMAGES

Nếu đó là khoản tiền Formosa đồng ý bồi thường theo yêu cầu của chính phủ, nó được phép sử dụng cho các mục đích do hai bên thỏa thuận. Chỉ trong trường hợp đó, tiền bồi thường mới có thể được chuyển cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Dù thật ra, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam chỉ là nơi tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các tài trợ đóng góp của các nguồn khác.

Tiền bồi thường không phải nguồn thu ngân sách Nhà nước, càng không phải là tài trợ của Formosa.

Theo thông lệ quốc tế, đây chỉ là tiền bồi thường cho chính phủ, cho nhà nước Việt Nam. Nên dù chính phủ đã chấp nhận khoản tiền bồi thường, các pháp nhân, tổ chức, cá nhân khác vẫn hoàn toàn có quyền tiếp tục khởi kiện buộc Formosa phải bồi thường. Đó có thể là các Hiệp hội, doanh nghiệp và các cá nhân chịu thiệt hại.

Ngay cả khi Thỏa thuận bồi thường buộc chính phủ Việt Nam bảo đảm cho Formosa không bị các cá nhân khởi kiện đi chăng nữa, họ vẫn có thể kiện Formosa tại một Tòa án có thẩm quyền của Đài Loan, nếu thấy mình không được bồi thường thỏa đáng.

Image copyright Sam Yeh AFP Getty Image caption Một người Việt biểu tình tại Đài Loan hôm 18/6 vì tin rằng hàng tấn cá chết do nhà máy Formosa sả thải độc ra biển


image011

Tòa án Đài Loan sẽ quyết định người khởi kiện cá nhân có bị ràng buộc bởi Thỏa thuận giữa Formosa và chính phủ Việt Nam hay không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là: Không!

Trừ trường hợp bồi thường cho chính phủ Việt Nam, không nên thành lập một Quĩ bồi thường hay bất kỳ hình thức Quĩ nào để quản lý các khoản tiền bồi thường của Formosa.

Chỉ cần thành lập ban quản lý tiền bồi thường là đủ. Các cá nhân bị thiệt hại cần có người đại diện tại ban quản lý. Những đại diện này nên là các luật sư có kinh nghiệm, mỗi luật sư chỉ nên đại diện cho một số có giới hạn những người bị thiệt hại.


image013

Image copyright Sam Yeh AFP Getty Image caption Đã diễn ra biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa hôm 18/6/2016 tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan

Những việc cần làm trước mắt

Trước mắt, cần đàm phán ký kết Thỏa thuận bồi thường với Formosa (nếu chưa có). Chắc chắn đó là một việc khó khăn, rất dễ “sai một ly đi một dặm”. Vì Formosa là người rất có kinh nghiệm đối phó với những vụ tương tự. Tuy vậy, phía Việt nam có 02 “Vũ khí” đàm phán rất hiệu quả là: quyền buộc Formosa tạm ngừng hoạt động vô thời hạn và quyền khởi kiện cá nhân của người bị thiệt hại.

Mục tiêu đàm phán nên là: buộc Formosa phải ký cam kết thực hiện tối thiểu 03 nghĩa vụ cơ bản:

  1. Đưa môi trường bị hủy hoại trở về trạng thái ban đầu khi chưa bị ô nhiễm;
  2. Bảo đảm không tái phạm gây ô nhiễm dưới bất kỳ hình thức, mức độ nào; và
  3. Bảo đảm đền bù thỏa đáng cho những người bị thiệt hại, bảo đảm quyền khởi kiện khi họ thấy tiền bồi thường chưa thỏa đáng.

image015

Image copyright AFP Image caption Luật sư cho rằng cần kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Formosa ở Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

 

Thái độ ngạo mạn của Formusa khi tuyên bố hoặc là tôm cá, hoặc là sắt thép, cũng có thể là thái độ và kiểu lập luận chung của các nhà đầu tư muốn đưa công nghệ lạc hậu, có khả năng hủy hoại môi trường vào Việt Nam.

Chúng ta cần tỏ rõ thái độ dứt không chấp nhận điều này. Vì thế, rất nên lấy việc xử lý Fomosa làm tấm gương cho họ.

Do đó, việc thứ 2 cần làm với Formosa là xử lý hình sự, buộc Formosa phải nộp tiền phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân lãnh đạo Formosa.

Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan.


image017

Image copyright AFP Image caption Quan chức chính phủ trả lời báo chí về nguyên nhân cá chết ở miền Trung sau ba tháng điều tra.

Song song đó, nên ngay lập tức kiểm tra lại toàn bộ dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lý nước thải để trả lời câu hỏi Formosa đã đủ điều kiện chính thức đi vào sản xuất chưa?

Đây là công việc phải rất cẩn trọng, chỉ sơ xuất nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Vì vậy cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, hoặc hiệp hội bảo vệ môi trường Quốc tế, không nên chỉ để cơ quan thẩm định của Việt Nam làm. Chỉ đến khi tuyệt đối bảo đảm an toàn mới cho vận hành lại.

Đó không chỉ là biện pháp phòng ngừa, mà còn rất hữu hiệu trong đàm phán buộc Formosa phải chấp nhận bồi thường thỏa đáng và trong tương lai không còn dám hủy hoại môi trường Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam nên hết sức thận trọng khi cho Formosa chính thức sản xuất. Chỉ khi họ đáp ứng yêu cầu bồi thường thiệt hại, về cơ bản khắc phục xong các hậu quả đối với môi trường biển và đã đổi mới công nghệ đáp ứng điều kiện ngăn ngừa đến mức cao nhất khả năng xẩy ra ô nhiễm môi trường, thì mới cho hoạt động.

Tất nhiên, nhiều người muốn đóng cửa Formosa. Nhưng một mặt, chúng ta không biết trong giấy phép, hay thỏa thuận đầu tư với Formusa có những quy định nào có thể loại trừ một số quyền của chính phủ Việt Nam, hay về các điều kiện để đóng cửa một dự án đầu tư?

Mặt khác, không cần phải đóng cửa vĩnh viễn, cơ quan chức năng vẫn có thể tạm ngừng không cho nhà máy này hoạt động, cho đến khi nó đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường, các điều kiện đảm bảo không tái phạm gây ô nhiễm.


image019

Image copyright Hoang Dinh Nam AFP Getty Image caption Nên mời chuyên gia nước ngoài và các tổ chức có chuyên môn về môi trường tham gia kiểm tra an toàn môi trường với các dự án tương tự, theo ý kiến luật sư.

Vedan, Formosa, Lee & Man, đều là các doanh nghiệp Đài Loan. Họ có điểm chung, cho rằng người Việt Nam sẽ chấp nhận tất cả để làm kinh tế. Nên họ đều thích đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, đều rất ngoan cố khi phải chấp nhận có lỗi và cũng rất láu cá khi đàm phán bồi thường thiệt hại.

Vì thế, cũng nên tạm thời đóng cửa nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu giang cho đến khi nó đảm bảo hoạt động mà không gây ô nhiễm.

Nên mời chuyên gia nước ngoài, các tổ chức, Hiệp hội có chuyên môn sâu về bảo vệ môi trường tham gia vào Ủy ban kiểm tra điều kiện an toàn môi trường đối với các dự án, nhà máy tương tự như Formusa, Lee & Man.

Sự tham gia của họ một mặt cho các nhà đầu tư khác thấy Việt nam cương quyết nói không với các công nghệ bẩn; mặt khác, kết luận của một ủy ban có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài cũng sẽ là các bằng chứng có tính thuyết phục cao khi phải tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài tại các Hội đồng xét xử quốc tế.

BBC 4/7/16

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư từ thành phố Hồ Chí Minh.

05 Tháng Mười 2014(Xem: 20982)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20079)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20312)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22198)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21214)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23507)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21376)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21225)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21193)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26064)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26366)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22415)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22291)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26590)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32195)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20789)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23393)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23213)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27389)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21485)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.