Toan tính của ông Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc

18 Tháng Mười 20168:02 CH(Xem: 15472)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ   19  OCT  2016

image006

Toan tính của ông Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc


Trái với người tiền nhiệm nghiêng hẳn về Mỹ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể đang muốn tối đa hóa lợi ích đạt được từ cả Mỹ lẫn Trung Quốc.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tối 18/10 đã đặt chân xuống Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày tại Trung Quốc. 


Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Philippines đến Trung Quốc kể từ năm 2011. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã xuống cực thấp sau hàng loạt các sự kiện như Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông...


Lên nhậm chức tháng 6/2016, nước lớn đầu tiên Tổng thống Duterte đến thăm là Trung Quốc - hiện vẫn đang có tranh chấp với Philippines trên Biển Đông, thay vì Mỹ - đồng minh lâu năm của Manila.


image010

Sau 3 tháng nhậm chức, Tổng thống Duterte vẫn gây ồn ào với những phát ngôn của mình và thái độ bất mãn với Mỹ, trái ngược người tiền nhiệm. Ảnh: Reuters


Chuyến đi "làm ăn"


Bản thân ông Duterte từng nói sẽ dùng chuyến thăm Trung Quốc để tìm cách đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.


Tháp tùng ông chuyến đi này là hơn 400 lãnh đạo doanh nghiệp của Philippines, trong đó có không ít tài phiệt giàu có bậc nhất nước này. Trong buổi gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/10, hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác năng lượng, du lịch và cơ sở hạ tầng.


Trong 4 năm qua, kể từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc, quan hệ kinh tế hai nước chịu thiệt hại đáng kể. Bắc Kinh tích cực kêu gọi khách du lịch, nhà đầu tư, nhà nhập khẩu Trung Quốc đưa Philippines vào "danh sách đen".


Đến thời Tổng thống Duterte, ông thấy cần tận dụng tiềm năng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, South China Morning Post nhận định. Trung Quốc là đối tác có thể giúp đỡ Philippines phát triển cơ sở hạ tầng, đại sứ Trung Quốc cũng từng đề nghị giúp Philippines xây đường sắt trên các đảo Luzon và Mindanao.


Chuyến đi của ông Duterte cũng rất được những người gốc Hoa ủng hộ. Cộng đồng người Hoa - chiếm 2,5 triệu người trong số gần 100 triệu dân của Philippines - đóng góp 7 người trong số 10 người giàu nhất nước này, họ cũng sở hữu rất nhiều cơ sở kinh doanh tại Philippines. 


Cơn giận dỗi với Mỹ


Tổng thống Philippines nhiều lần tuyên bố không muốn quân đội nước này tập trận với Mỹ nữa, rằng ông muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào Washington, rằng người Mỹ khiến ông thất vọng... Có thể ông không hoàn toàn nghĩ vậy.


Tổng thống Duterte có thể muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, nhưng không có chuyện ông muốn "tuyệt tình" với Mỹ. Việc giao hảo với Trung Quốc được nhiều người nhận định là nhằm cân bằng mối quan hệ Mỹ - Philippines, tạo thêm cho ông Duterte "thế" để mặc cả với Washington.


Đơn cử, cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte hiện là tác nhân làm Philippines xa rời Mỹ. Các quan chức Mỹ liên tục quan ngại và chỉ trích chiến dịch này, trong khi Trung Quốc tuyên bố ủng hộ và đang giúp Philippines xây dựng một trung tâm cai nghiện.


"Chỉ có Trung Quốc giúp đỡ chúng tôi", Tổng thống Duterte trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã trước thềm chuyến thăm Trung Quốc.


image012

Cuộc chiến ma túy đã khiến Philippines bất đồng với đồng minh lâu năm của mình là Mỹ. Ảnh: AFP.


Hồi tháng 9, tổng thống Philippines thậm chí cho biết ông đang cân nhắc chuyện hỏi mua vũ khí từ Trung Quốc hoặc Nga, và chấm dứt tuần tra trên biển chung với Mỹ. 


Trong bài viết ký tên chung đăng trên South China Morning Post, Eduardo Araral, giáo sư tại Trường Chính sách Lý Quang Diệu (Singapore), và Richard Heydarian, một học giả tại Manila, nhận định không chỉ chuyện tiền bạc, ông Duterte còn yêu cầu cả sự tôn trọng từ Washington. 


Hai tác giả này so sánh thái độ của ông Duterte với Nhật Bản và Mỹ. Tổng thống Philippines không hề chỉ trích Nhật Bản, nhà viện trợ lớn nhất của Manila và không lên tiếng về chiến dịch chống ma túy của ông Duterte. Trong khi đó, thái độ của Mỹ luôn coi Philippines là "cậu em trai nhỏ" khiến ông Duterte bực bội.


Bất chấp tất cả những tuyên bố mạnh miệng của ông Duterte, một số chuyên gia cho rằng ông vẫn đang "vờ vịt". Tháng trước, Oh Ei-sun, nhà nghiên cứu tại Trường Quốc tế học S Rajaratnam (Singapore), nhận định với ABS-CBN rằng: "Ông Duterte đang dùng Trung Quốc để mặc cả với Mỹ nhằm mang về lợi ích lớn nhất cho Philippines".


Bí ẩn Biển Đông


Hôm 16/10, 2 ngày trước chuyến đi, Tổng thống Duterte nói rằng ông sẽ nêu vấn đề Biển Đông khi ở Trung Quốc.  


"Chúng tôi sẽ nhất quán với tuyên bố của mình. Không có gì để mặc cả cả", tổng thống Philippines tuyên bố.


"Chúng tôi sẽ nhất quyết giữ lại những gì của chúng tôi, và phán quyết của Tòa trọng tài phải được thực thi. Nhưng sẽ không có đòi hỏi quá đáng nào, chúng tôi sẽ đối thoại, cố gắng cắt nghĩa phán quyết và xác định ranh giới lãnh thổ...", ông Duterte nói tiếp.


Tuy nhiên, đến ngày 17/10, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Perfecto Yasay lại đột ngột nói rằng chuyến đi này không phải "thời điểm đúng" để thảo luận chuyện Biển Đông.


Trong một diễn biến khác, cũng ngày 17/10, hai quan chức Trung Quốc tiết lộ với Reuters rằng Trung Quốc có thể cho phép ngư dân Philippines đánh bắt trở lại ở bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc chiếm từ Philippines vào năm 2012.


Hiện chưa rõ điều kiện Trung Quốc đưa ra ở đây là gì, và liệu chuyện này có được quyết định trong chuyến đi của ông Duterte hay không./ ( theo Zing.vn 19/10/2016)


Phương Thảo

24 Tháng Ba 2016(Xem: 16506)
"Chủ tịch WIN/Gallup International, Jean-Marc Leger, nói: "Giáo hoàng Francis là nhà lãnh đạo đã vượt lên trên cả chính tôn giáo của mình. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một đa số rất lớn công dân trên thế giới thuộc các tôn giáo khác nhau và ở những vùng đất khác nhau đều có hình ảnh tốt về đức Giáo hoàng."
24 Tháng Ba 2016(Xem: 17232)
"Xuất thân là sĩ quan công an, ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog anhbasam để giúp công luận tìm hiểu lịch sử và thông tin ngoài luồng của báo chí và của hệ thống tuyên truyền một chiều".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 16101)
"Hãng tin Belga cho biết có những tiếng súng nổ cùng với những tiếng hô to bằng tiếng Ả Rập trước khi xảy ra 2 vụ nổ đầu tiên tại khu vực dành cho khách đi của phi trường, làm vỡ cửa kính của toà nhà".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 15778)
Những tiếng hô "Nước Mỹ", "Obama" vang vọng trên con phố nơi Tổng thống Obama và gia đình cầm ô đi dạo dưới mưa.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 17257)
Ông Obama nói với một đám đông tại đại hí viện lịch sử El Gran Teatra de Havana: "La Habana chỉ cách Florida có 145 kilomet, nhưng để đến đây, chúng ta đã phải đi một quãng đường lớn vượt qua các rào cản lịch sử và chủ thuyết, những rào cản của đau khổ và chia cách.” - Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962
21 Tháng Ba 2016(Xem: 16656)
TT Obama nói đùa rằng, "Thời năm 1928, Tổng thống (Calvin) Coolidge đến (Cuba) trên một chiến hạm. Phải mất ba ngày ông ấy mới đến được đây. Tôi chỉ mất có ba giờ."
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16213)
Khi loan báo tại Vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama tuyên bố: “Tôi đã chọn một người được nhiều người thừa nhận không những là một trong những đầu óc pháp lý sáng suốt nhất nước Mỹ, mà còn là người đem vào công việc của mình một tinh thần đạo đức, khiêm cung, lương thiện, công bằng và xuất sắc”.
17 Tháng Ba 2016(Xem: 15026)
“Sáng 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới thiệu, và 48 người tự ứng cử".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 15797)
"Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?"
13 Tháng Ba 2016(Xem: 17477)
"Ngày 10/3, tàu vỏ thép mang hiệu số ĐNa 90777 TS chính thức hạ thủy thành công trong niềm vui của nhiều ngư dân Đà Nẵng… Đây là tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ đầu tiên ở Đà Nẵng hạ thủy".
10 Tháng Ba 2016(Xem: 16480)
"Theo báo chí Việt Nam, tàu cá mang số hiệu KH 96440 TS của tỉnh Khánh Hòa với 5 ngư dân trên khoang đã bị chìm tại khu vực cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa 41 hải lý về hướng Đông Nam".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 15124)
"Ông Minh nói rằng, Hải Nam có hơn 100 ngàn ngư dân. Chính quyền Hải Nam đã cung cấp hỗ trợ cho lực lượng này trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu cho ngư dân đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời ngư dân được chính phủ Trung Quốc "đào tạo năng lực tự vệ".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 15896)
"Cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr cho rằng việc triển khai tàu chiến tới biển Đông là "chiến lược mạo hiểm". Ông Conroy nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang nhìn thấy hành vi rất hiếu chiến từ Trung Quốc – triển khai máy bay quân sự, đội tên lửa, không có sự giải thích, không phù hợp với các tuyên bố trước đây nói rằng họ sẽ không chấp thuận hệ thống luật lệ quốc tế".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16220)
"Vụ tranh chấp này là giữa chính phủ liên bang Nhật và chính quyền địa phương trên đảo Okinawa. Chính phủ của Thủ tướng Abe muốn dời căn cứ không quân Futenma tới một địa điểm ít dân cư hơn của Okinawa, nơi tọa lạc các cơ sở quân sự khác của Mỹ. Các chính quyền địa phương thì muốn căn cứ không quân phải rời hẳn khỏi đảo Okinawa".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16189)
"Emadeldin Elsayed, một sinh viên 23 tuổi tới từ Cairo, đang ra trước một thẩm phán di trú ở Los Angeles sau khi tải lên trang Facebook của anh những dòng chữ nói rằng anh sẵn sàng nhận bản án chung thân vì giết ông Trump. Anh sinh viên nói anh tin rằng thế giới sẽ cảm ơn anh!".
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16926)
"Mặc dù cho tới nay chưa tham gia tuần tra chung với hải quân Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông, nhưng Úc vẫn ủng hộ quan điểm của Mỹ..."
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16886)
"Tổ chức Di dân Quốc tế loan báo họ đang gia tăng những nỗ lực để đưa di dân Châu Phi bị lạm dụng và ngược đãi ở Libya về nước".