Hải quân cường quốc dàn trận

23 Tháng Mười 20168:04 CH(Xem: 16802)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  OCT  2016


Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh


Hải quân cường quốc dàn trận


image004

VĂN HÓA tổng hợp


24/10/16


DIỄN TIẾN:


- 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh.


- 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh.


- Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh.


- 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày.


-22/10/2016: Ba chiến hạm TQ đã tiến "hữu nghị" vào Cam Ranh.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Hải quân cường quốc dàn trận


Sau chiến hạm Mỹ, đến lượt chiến hạm Trung Quốc ghé Cam Ranh



image008

Chiến hạm TQ -Tương Đàm 531 tại cảng Cam Ranh ngày 22/10/2016.DR


Ngày 22/10/2016, một đội tàu gồm ba chiếc của Hải Quân Trung Quốc ghé cảng Cam Ranh trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài đến ngày 26/10/2016. Sự kiện này diễn ra không đầy 2 tuần sau khi chiến hạm Mỹ ghé lại Cam Ranh sau hơn 40 năm vắng bóng.


Đây là lần đầu tiên chiến hạm Trung Quốc cặp bến cảng chiến lược này của Việt Nam, và như để phô trương thanh thế, Bắc Kinh đã cho một trong những hộ tống hạm hiện đại nhất đi cùng.


Đó là chiếc Tương Đàm (Xiang Tan), thuộc lớp hộ tống hạm 54 A, còn gọi là Giang Khải II, chỉ mới được hạ thủy và biên chế vào Hạm Đội Đông Hải vào tháng 2/2016. Tháp tùng theo chiếc Tương Đàm, còn có hộ tống hạm cùng lớp Giang Khải II là Chu San (Zhou Shan), hoạt động từ năm 2008, và tàu hậu cần Sào Hồ (Chao Hu).


Với mục tiêu được công bố là đẩy mạnh giao lưu giữa Hải Quân hai nước, nhân chuyến thăm này, gần 750 sĩ quan và thủy thủ trên ba chiếc tàu Trung Quốc được mời đi thăm Học Viện Hải Quân Việt Nam ở Khánh Hòa, tặng quà cho học sinh, và thi đấu thể thao với lực lượng Việt Nam.


Chuyến thăm cảng Cam Ranh của chiến hạm Trung Quốc rất đáng chú ý vì diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội vẫn căng thẳng tại Biển Đông, nơi Hải Quân Trung Quốc càng lúc càng tăng cường lực lượng. Có lẽ để chuyến thăm được diễn ra tốt đẹp, ba tàu Trung Quốc ghé cảng Cam Ranh đều thuộc Hạm Đội Đông Hải, không phụ trách khu vực Biển Đông, vốn thuộc thẩm quyền của hạm đội Nam Hải.


Chuyến thăm này cũng diễn ra không đầy một tháng sau khi khu trục hạm John S. McCain và tàu tiếp liệu tàu ngầm Frank Cable của Mỹ ghé thăm cảng Cam Ranh ngày 02/10/2016, lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay.


Trước chiến hạm Mỹ, Cam Ranh cũng đã từng mở cửa đón tàu Hải Quân của nhiều nước khác như Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Singapore…, đúng theo chủ trương được nhắc đi nhắc lại là không dành riêng Cam Ranh cho một nước nào./ ( theo Trọng Nghĩa 23-10-2016)


image009

Image copyright Chinese Navy Image caption Tàu chiến thuộc hạm đội Đông Hải, Trung Quốc


Hồi đầu tháng, hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới Cam Ranh.


Trước đó, tàu Nhật Bản, Nga và Pháp cũng từng thăm cảng chiến lược miền Trung này.


Tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam sẽ không bao giờ cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở trong lãnh thổ Việt Nam, kể cả cảng Cam Ranh./ (theo BBC 19/10/16)


+++++++++++++++++++++++++++++


Chiến hạm McCain trở lại Cam Ranh sau hơn 40 năm


Nguyễn Chí Vịnh: VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông


 image010

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh đầu tháng 10/2016.


Việt Nam ủng hộ Mỹ “can dự” vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để phục vụ hòa bình và ổn định tại khu vực. Đó là lời khẳng định của Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.


Trong một tuyên bố, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết:


"Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."


Tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang rất cần những sự ủng hộ cho chiến lược “xoay trục” nhằm củng cố vị thế của nước này tại Châu Á, cũng như kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Trong cuộc hội đàm, bà Cara Abercrombie khẳng định sẽ không có bất kì sự thay đổi nào trong chiến lược “tái cân bằng” này của Hoa Kỳ.


Các liên minh quân sự truyền thống giữa Hoa Kỳ và một số nước trong khu vực Đông Nam Á đang gặp nhiều thách thức, trong bối cảnh quan hệ với chính quyền quân nhân Thái Lan trở nên nguội lạnh kể từ sau cuộc đảo chính năm 2014, và những nghi vấn về tương lai của liên minh quân sự Mỹ - Philippines, dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.


Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ -Việt lại đang chứng kiến những bước chuyển tích cực trong 2 năm trở lại đây, phần nhiều là do hai nước chia sẻ những quan ngại chung về Biển Đông, nơi xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Hồi tháng 5, Mỹ chính thức gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho mối quan hệ quân sự gần gũi hơn giữa hai nước, tạo tiền đề cho các cuộc tập trận chung giữa hai cựu thù.


Cảng Cam Ranh, căn cứ hải quân chiến lược của Việt Nam, liên tục đón tiếp các chuyến thăm xã giao của chiến hạm Hoa Kỳ, đánh dấu sự trở lại mang tính biểu tượng của hải quân nước này.


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius, tuần trước thừa nhận rằng vai trò của Mỹ tại khu vực này có những bước thăng trầm trong quá khứ, nhưng sự can dự của siêu cường số một thế giới vẫn được các nước hoan nghênh. Ông Osius cũng nói rằng những bước chuyển tốt đẹp trong quan hệ Mỹ - Việt không liên quan đến việc Tổng thống Philippines có xu hướng gần gũi hơn với Trung Quốc./ (theo BBC 19.10.2016)


Hai chiến hạm Nhật "thăm" Cam Ranh


image011

Hai tàu chiến Nhật Bản có chuyến thăm “lịch sử” đến cảng Cam Ranh ngày 12/4.


Tuy hai tàu chiến của Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản đã từng thăm Đà Nẵng năm 2015, đây là lần đầu tiên biên đội tàu thăm Cam Ranh.


Cảng Cam Ranh, được xem là tài sản chiến lược của Việt Nam, có thể đóng vai trò lớn khi cần triển khai hải quân ra khu vực có tranh chấp trên Biển Đông.


Cùng ngày 12/4, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani nói ông tin rằng hợp tác quốc phòng Nhật – Việt sẽ gia tăng.


Ông nói Nhật sẽ hợp tác với Mỹ và các nước để tăng cường quan hệ với các quốc gia quanh Biển Đông.


Chuyến thăm của biên đội tàu chiến Nhật diễn ra trong lúc Trung Quốc vừa phản đối các quốc gia G7 nên "ngưng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm" sau khi các bộ trưởng ngoại giao ra thông cáo về xung đột khu vực trên biển.


Các bộ trưởng nhóm G7 đã họp ở Nhật Bản, cho biết họ chống lại "bất cứ những đe dọa thị uy hay hành vi kích động từ một phía" gây gia tăng căng thẳng.


Cảng chiến lược


Đầu tháng Ba, Việt Nam đã khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng cung cấp dịch vụ cho tàu dân sự và quân sự nước ngoài.


Trước đây, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Liên Xô đã sử dụng cảng Cam Ranh từ năm 1979.


Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.


Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.


Hai tàu Nhật sẽ ở lại Cam Ranh đến ngày 15/4, chở theo 500 người.


Ngoài hoạt động thể thao giao hữu, phía Nhật sẽ tiến hành luyện tập chung sử dụng Bộ quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển (CUES) với tàu Hải quân Việt Nam./ (theo BBC 12 tháng 4 2016)


+++++++++++++++++++++++++++++


Nga trở lại Cam Ranh?


VN lên tiếng trước thông tin Nga quay trở lại Cam Ranh


image012

Tàu Thủy Văn tại Cam Ranh 02/5/2016.


image013

Tầu ngầm Kilo 636 Hải quân VN cập cảng Cam Ranh.


image014

Chiến hạm Leopard Đinh Tiên Hoàng neo đậu tại căn cứ hải quân Cam Ranh, 2/1/2013.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm 13/10 khẳng định Việt Nam giữ vững lập trường không liên minh quân sự trước những thông tin gần đây khi Nga đánh tiếng muốn trở lại cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam.


Cuối tuần trước, Nga lên tiếng sẽ xem xét phục hồi lại các căn cứ quân sự thời Xô Viết ở Việt Nam và Cuba với mục đích tăng cường sự hiện diện của họ trên toàn cầu. Theo truyền thông Nga đưa tin hôm 7/10, tại phiên họp tại Viện Duma - Hạ Viện Nga, Thứ trưởng Quốc phòng Nikolai Pankov nói họ nhắm vào Cam Ranh và Lourdes của Cuba. Ông Pankov được hãng tin TASS trích lời nói “Chúng tôi đang xúc tiến việc này” khi được các nghị sỹ hỏi về vấn đề tái hiện diện quân sự tại Việt Nam và Cuba.


Cam Ranh là một cảng nước sâu ở miền Trung Việt Nam với một vị trí chiến lược trong khu vực nhất là trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên biển Đông tăng cao. Với sự hợp tác quân sự ngày càng tăng với Việt Nam, Mỹ cũng đang muốn có được nhiều sự tiếp cận hơn vào Cam Ranh./ (theo VOA 13.10.2016)


+++++++++++++++++++++++++++++++


Cùng lúc, chiến hạm Tầu, Mỹ đến Sihanoukville


TQ giúp Campuchia 'hiện đại hóa quân sự'


 image015

Image copyright Xinhua Image caption Tàu hải quân Trung Quốc thăm Myanmar, Malaysia và Campuchia tháng 10/2016


Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình.


Trên đường về nước trong chuyến hải hành bốn tháng ở Vịnh Aden, châu Phi, các tàu hải quân của Quân Giải phóng đã vào thăm cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày.


Trước đó, cả ba tàu hải quân số 529, 531 và 890 đã thăm Myanmar và Malaysia.


Đại tá Vương Hồng Lợi, chỉ huy trưởng đơn vị hộ tống của Hải quân Quân Giải phóng đã thăm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tướng Tea Banh ở Phnom Penh.


Ông Tea Banh được báo chí trích lời nói trong chuyến thăm năm ngày, các sỹ quan và thủy thủ Trung Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm phòng vệ trên biển với đối tác Campuchia.


Phía Trung Quốc cũng tham gia các hoạt động thể thao ở Campuchia.


Báo chí quốc tế nói Campuchia không chỉ hợp tác hải quân với Trung Quốc mà còn có kế hoạch mua phi cơ chiến đấu cũng từ Trung Quốc để "bảo vệ vùng trời".


Cam kết viện trợ và hợp tác


Trang Global Times của Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm cấp nhà nước trước đó của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Campuchia.


Trong chuyến thăm hai ngày, 13-14/10 của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc cam kết viện trợ 237 triệu USD cho Campuchia. Ngoài ra còn có khoản 15 triệu USD dành riêng cho hỗ trợ quân sự.


Hai nước cũng tăng cường hợp tác về lãnh hải và thu thập tin tình báo.


Một bài trên trang này hôm 13/10 cho hay Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã cho soạn thảo ít nhất là 28 thỏa thuận để ký với đoàn Trung Quốc.


Tuy nhiên, Campuchia cũng mở cửa trong quan hệ đa phương với các nước khác.


Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.


Báo Cambodia Daily cho hay đây là lần đầu tiên từ nhiều năm, lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đến thăm Campuchia. / (theo BBC 18 tháng 10 2016)

27 Tháng Bảy 2016(Xem: 16153)
"Trong cử chỉ bày tỏ đoàn kết, cựu đối thủ trong đảng Dân Chủ Bernie Sanders đã tuyên bố bà Clinton chính thức là ứng viên của đảng Dân chủ".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 15337)
"Sau một cuộc gặp tay ba bên lề các hội nghị của khối ASEAN tại Vientiane (Lào), các ngoại trưởng John Kerry của Mỹ, Fumio Kishida của Nhật và Julie Bishop của Úc đã ra một bản tuyên bố chung, bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của ba nước trước các tranh chấp trên Biển Đông và "cực lực phản đối mọi hành động đơn phương cưỡng chế có nguy cơ làm thay đổi hiện trạng và khiến căng thẳng gia tăng".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 16108)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15720)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15589)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15760)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16441)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15368)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16086)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15226)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15798)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16520)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17714)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16760)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 15229)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14886)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15892)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 15280)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15925)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.