Hiện tượng "Putin hoá" thế giới đang có đà tiến

25 Tháng Mười Hai 20165:54 CH(Xem: 14141)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  26   DEC  2016


Hiện tượng "Putin hoá" thế giới đang có đà tiến

image029

Tổng thống Nga Putin họp báo cuối năm. Ảnh tại Matxcơva, ngày 23/12/2016.Reuters


Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.


Theo chuyên gia François Heisbourg, « với việc Aleppo thất thủ và sự can thiệp của Kremlin vào bầu cử Mỹ, giờ đây nước Nga đang áp đặt quy tắc của mình lên trường quốc tế, thêm vào đó là phong trào dân tuý thân Nga ở châu Âu đang lên cao. Những hiện tượng đó khiến người ta cảm thấy một hình thái « Putin hoá đang tiến bước ». Theo ông, tổng thống Nga Putin đã biết dùng chiến tranh như là một công cụ hiệu quả để đạt được mục đích chính trị.


Vậy ông Vladimir Putin đã thành công như thế nào trong chiến lược của mình ?


Chuyên gia Heisbourg nhắc lại, hồi tháng Hai năm 2007, trong hội nghị an ninh tại Munich, Putin đã lớn tiếng tuyên bố rằng nước Nga đang trở lại và thế giới cần phải tính đến nước Nga. Khi đó không mấy ai tin lời ông. Tuy nhiên trong vòng 10 năm sau, « ông Putin đã biết biến Nhà Nước Nga thành một Nhà Nước chiến lược linh hoạt, có khả năng đưa ra các quyết định mạnh mẽ và thực thi nhanh chóng các quyết định đó ».


Việc sáp nhập Crimée là một thí dụ điển hình. Chỉ vài giờ sau khi người đồng minh là tổng thống Ukraina, Ianoukovitch bị lật đổ, Putin đã kín đáo triển khai hàng nghìn lính giấu mặt để chuẩn bị sáp nhập bán đảo này với một tốc độ kinh ngạc. Ông Heisbourg nhận định : « Chính sự lanh lẹ đó cho phép Nga, một nước có GDP không bằng Tây Ban Nha, trở lại trung tâm bàn cờ thế giới ».


Vẫn theo chuyên gia François Heisbourg, trong các quan hệ quốc tế, nước Nga của ông Putin giờ phủ nhận hoàn toàn khái niệm tính quốc tế, trong khi mà các nước châu Âu vẫn tiếp tục tin vào sức mạnh của luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương. Ông Heisbourg khẳng định, với trào lưu « Putin hoá » đang lên mạnh, chắc chắn thế giới sẽ phải thích nghi với hoàn cảnh mới đó.


Có điều là hiện tượng Putin hóa này đang mở rộng ra như là một hình thức lãnh đạo đặc biệt. Chuyên gia Heisbourg gọi đó là « tính độc đoán chuyên quyền mới ». Theo ông đó điều có thể thấy ở các mô hình chính phủ như ở Hungari với tổng thống Orban, ở Ba Lan hay ở Thổ Nhĩ Kỳ.


« Chuyên quyền » là bởi vì ở đó Quốc Hội đang dần trở thành một phòng đăng ký các quyết định của một lãnh đạo, quyền lực tập trung vào một người hay một nhóm người trung thành, và mọi ý kiến quan trọng không phải được đưa ra từ thượng tầng Nhà nước.


Chuyên gia Heisbourg kết luận : « Trong sự chuyển động của thế giới hiện nay, Putin đang tạo cảm giác là người làm chủ được số phận đất nước mình, vì thế ông ta trở thành hình mẫu rất lôi cuốn, thậm chí rất phổ biến ».


2016 : Một năm lịch sử


Các tuần báo Pháp trong số cuối cùng của năm chủ yếu giành để nhìn lại những sự kiện quan trọng đã diễn ra trong năm. Tuần san Le Point đánh giá : « 2016, một năm lịch sử ».


Xã luận của Le Point nhận xét : « Lịch sử không tịnh tiến theo đường thẳng mà nó giậm chân tại chỗ, rồi bất ngờ tăng tốc…. Nếu như năm 1989, lịch sử đã chứng kiến bức tường Berlin sụp đồ để khép lại thế kỷ 20 bằng thất bại cuối cùng của chủ nghĩa toàn trị trước dân chủ, thì 2016 là năm xác định lại những đường nét của thế kỷ 21 ».


Tóm tắt những diễn biến nổi bật trên thế giới trong năm, Le Point ghi nhận 2016 là năm mà : « Trung Quốc của Tập Cận Bình bước vào vị thế cường quốc toàn cầu, trong lúc mà Hoa Kỳ đẩy nhanh tốc độ thu mình ; nước Nga của Vladimir Putin đã chiến lĩnh lại trung tâm của cuộc cờ ngoại giao với châu Âu. Thanh thế của Nga còn được củng cố thêm bằng các nhân vật thân Nga thắng cử ở Bulgari, Moldavia ».


Le Point cũng ghi nhận thêm ở khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ của ông Recep Tayyip Erdogan cũng đang xích lại gần với Nga để xếp phương Tây như là một đối thủ chính của họ.


Xã luận của Le Point kết luận : Phương Tây đang không chỉ mất độc quyền của chủ nghĩa tư bản và lịch sử mà còn bị mất đi ý nghĩa những giá trị của họ ».


Cách mạng Nga 1917, cuộc cách mạng bị Putin lãng quên


Trở lại với tuần báo L’Obs. Hồ sơ chính của số báo ra tuần này là nhìn lại cuộc cách mạng Nga năm 1917, mà l’Obs gọi là năm đã làm đảo lộn tất cả. Năm 2017 sẽ đánh dấu 100 năm cuộc cách mạng vô sản Nga, đó cũng là điểm khở đầu cho những biến động lịch sử của thế giới trong thế kỷ 20.


Trong hồ sơ dày về sự kiện lịch sử đó, Le Point ghi nhận, nếu như tổng thống Vladimir Putin vẫn ca ngợi Staline như là một anh hùng ái quốc thì nhân vật số 1 của Nga hiện nay lại cố gắng lờ đi dịp kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng 1917. Theo Le Point : « Với Putin đó là một cuộc cách mạng bị lãng quên », tựa của bài báo.


Theo giới thạo tin tại Matxcơva, điện Kremlin đã lưỡng lự rất nhiều về vấn đề kỷ niệm 100 năm cách mạng 1917, nhưng cuối cùng đã đi đến quyết định : Sẽ không có nghi lễ chính thức, không có diễu binh hoành tráng hay bắn pháo hoa như lễ mừng chiến thắng chủ nghĩa phát-xít. Cả tổng thống Putin cũng như thủ tướng Medvedev sẽ không có diễn văn nào về sự kiện. Không một ngân sách nào của quốc gia dự chi cho sự kiện. Ngoại trừ chỉ có Hội Sử Học Nga kết hợp với sự chỉ đạo của Kremlin tổ chức cuộc hội thảo về chủ đề này.


Amazon, người khổng lồ đáng sợ


Chuyển qua chuyện làm ăn kinh tế. L’Obs có bài « mặt sau của Amazon ». Theo tờ báo, tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu do Jeff Bezos sáng lập đang không chỉ gây lo sợ nơi các tập đoàn thương mại lớn như Carrefour hay Walmart, mà cả những đại công ty như Microsoft, Netflix hay FedEx cũng đang run sợ trước sự bành trướng của Amazon.


Lý do là vì nhà bán hàng trên mạng này đang sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất nhằm phục vụ cuộc chính phục trọn vẹn « hành tinh bán lẻ ».


Để chứng minh cho sức mạnh của người khổng lồ trong lĩnh vực phân phối hàng hoá Amazon, bài viết mở đầu bằng một giai thoại : « gần đây trong một lần ghé thăm Silicon Valley, một ông chủ lớn của Pháp có hỏi ông chủ tịch tổng giám đốc Microsoft một câu : « Ai là đối thủ cạnh tranh đáng sợ nhất của ông ? ». Vị khách người Pháp đồ rằng câu trả lời sẽ là những cái tến như Google, Apple hay IBM… Nhưng ông đã lầm.


Kỳ phùng địch thủ của người khổng lồ tin học lúc này lại là công ty bán lẻ Amazon, đóng trụ sở chính tại Seatle. « Siêu thị toàn cầu » đó là nơi 304 triệu khách hàng lui tới thường xuyên mua sắm 200 triệu sản phẩm mỗi năm. Theo Le Point, đó mới chỉ là phần nhìn thấy ngay của « cỗ máy bán hàng » đáng sợ, nằm dưới sự điều khiển của Jeff Bezos từ năm 1994.


Không phải là nhà sáng tạo như Apple, nhưng bằng khoa học quản lý dữ liệu và nghệ thuật hậu cần cũng như chăm sóc khách hàng mà Amazon đã phát minh ra các hoạt động mới để có được mức tăng trưởng hàng năm 20%.


Giờ đây khách hàng trên khắp thế giới không chỉ mua sắm quà Noel qua mạng của Amazon mà còn có thế xem phim, nghe nhạc, đọc sách, cất giữ dữ liệu …. Tất cả đều có thể trên Amazon.


Theo tuần báo L’Obs, Amazon đang lấn dần lãnh địa internet bằng vô số ứng dụng. Không những thế, lo xa trước việc các hãng vận tải như FedEx, UPS hay dịch vụ bưu điện truyền thống, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng lớn của mình, Amazon tự trang bị thêm đội bay bằng các máy bay vận tải lớn Boeing 767, đội xe tải riêng. Gần đây hãng đang thử nghiệm dùng tàu lượn không người lái để giao hàng.


Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và đang bị tố cáo không lành mạnh này, Amazon đã bóp chết hoặc thôn tính rất nhiều doanh nghiệp .


Tuần báo L’Obs cho biết thêm, khi đang vận động tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã nhiều lần tố Jeff Bezos không trả đủ thuế, vi phạm luật chống độc quyền. Tờ báo đặt câu hỏi : Liệu ông Trump có dám gây chuyện với ông chủ của tờ báo nổi tiếng « Washington Post » đồng thời cón là chủ tịch tập đoàn vừa giành từ tay IBM hợp đồng 600 triệu đô la để được quyền quản lý giữ liệu của CIA trong vòng 4 năm tới ?


Câu trả lời của tờ báo là "Không !". Người duy nhất, một ngày nào đó, có thể khiến Amazon phải run sợ, có lẽ đó là đối thủ Trung Quốc Alibaba của Mã Vân (Jack Ma)./ (theoAnh Vũ  25-122016)

27 Tháng Bảy 2016(Xem: 16282)
"Trong cử chỉ bày tỏ đoàn kết, cựu đối thủ trong đảng Dân Chủ Bernie Sanders đã tuyên bố bà Clinton chính thức là ứng viên của đảng Dân chủ".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 15461)
"Sau một cuộc gặp tay ba bên lề các hội nghị của khối ASEAN tại Vientiane (Lào), các ngoại trưởng John Kerry của Mỹ, Fumio Kishida của Nhật và Julie Bishop của Úc đã ra một bản tuyên bố chung, bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của ba nước trước các tranh chấp trên Biển Đông và "cực lực phản đối mọi hành động đơn phương cưỡng chế có nguy cơ làm thay đổi hiện trạng và khiến căng thẳng gia tăng".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 16234)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15830)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15646)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15797)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16466)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15517)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16193)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15377)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15915)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16620)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17844)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16876)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 15345)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14922)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 16010)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 15328)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 16039)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.