Jean-Marie Le Pen từng khóc khi mất Điện Biên Phủ

23 Tháng Tư 20177:58 CH(Xem: 14022)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  APRIL  2017


Jean-Marie Le Pen từng khóc khi mất Điện Biên Phủ


Phạm Cao Phong Gửi tới BBC từ Paris


image065Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Marine Le Pen là ứng viên tổng thống của phe thiên hữu Pháp


Marine Le Pen tóc vàng có thể là niềm hãnh diện của gia đình Le Pen vì vượt trội hơn cha, Jean-Marie Le Pen nhưng lại khiến nhiều người lo ngay ngáy, kể cả các nước láng giềng.


Vận mệnh Liên hiệp châu Âu cũng trở nên mờ nhạt, nếu bà Chủ tịch Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) trở thành tổng thống.


Tranh cử tổng thống năm 2002, người cha Jean-Marie Le Pen đã làm sững sờ cả nước Pháp khi lọt vào vòng hai của cuộc đua vào điện Elysée với tỷ lệ 17,79% phiếu bầu.


Ứng viên cánh tả sáng giá Lionel Jospin thất cử khi tụt xuống vị trí thứ ba.


Cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam làm cả hai phái tả và hữu quên đi những cái kèn cựa lúc đó, để cùng hô hào dồn phiếu cho tổng thống vừa miễn nhiệm Jacques Chirac.


Kết cục, ông Chirac đăng quang thêm một nhiệm kỳ với số phiếu 'cao vô lý', như tỷ lệ thường dành cho các nhà độc tài: 82,2%.


Phe tả Pháp đến nay còn đau về vụ này mà họ gọi là là 'vụ Chichi', như gọi chó vì phải đi xuống đường đưa phiếu cho ứng cử viên đối nghịch.


Năm nay, ngược lại, nếu bà Marine Le Pen không vào qua vòng một mới là kinh ngạc.


Vì tâm lý dân Pháp đã thay đổi và nhiều khẩu hiệu thiên hữu nay trở nên bình thường ở chốn công khai.


Khóc vì thất thủ ở Điện Biên Phủ


image066

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Jean-Marie Le Pen (phải) trong một buổi lễ tại Frejus của cựu binh Pháp trở về từ Đông Dương


Năm 1953, với hai người bạn, Pierre Petit, và cựu thị trưởng thành phố Nice, Jacques Peyrat, Jean-Marie Le Pen tình nguyện vào lính dù sang Đông Dương chống lại 'Quỷ đỏ Việt minh'.


Hung hãn, liều lĩnh, ngay trong trận đầu tiên đụng độ tại Kiến An (Hải Phòng), khi đại úy chỉ huy hoảng loạn ra lệnh rút lui lúc đơn vị rơi vào trận địa phục kích của Việt Minh, Jean-Marie đã dí súng vào gáy cấp trên, dằn giọng 'ông lùi một bước, tôi bắn bể đầu'.


Khi được hỏi về việc này có thật hay không, cựu chủ tịch danh dự của Mặt trận Quốc gia Pháp đã không bác bỏ.


Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Jean-Marie Le Pen đau buồn, khóc lóc vật vã.


Rút vào Sài Gòn để phụ trách trị sự tờ báo lính Caravelle, viên sĩ quan Lê dương cay đắng:


"Thời điểm này tôi hiểu phải làm điều gì khác, chứ không phải cầm súng và có lòng dũng cảm là đủ để giành chiến thắng trong chiến tranh."


Cuộc viễn chinh bảo vệ đế chế thực dân trên mảnh đất Đông Dương hằn trong tâm trí của Jean-Marie Le Pen và thất bại tiếp theo của Pháp tại Algerie là tiền đề cho ông Le Pen dấn thân vào chính trị.


Với một con mắt để lại tại chiến trường và lòng hận thù, như ông nói "nỗi nhục Đông Dương và vết bầm dập của cuộc chiến tranh Algérie đã đưa tôi đến quyết định dấn thân vào chính trị".


Người 'anh hùng chỉ có một ngươi thôi' đã tận dụng thói biếng nhác, thờ ơ, nông nổi chính trị của cử tri Pháp tập kích thành công vòng một năm 2002.


Giống y như người dân Anh vắng mặt ngày bỏ phiếu nói 'đi hay ở' với Liên hiệp châu Âu, để rồi buồn, rồi thẫn thờ.


Với người cha còn là một sự đột biến, một phút lơ đãng của những người vô trách nhiệm về quyền công dân, thì hiện tại Marine là lo thường trực của tất cả các chính trị gia.


image067

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Jean-Marie Le Pen đã nuối tiếc nước Pháp thực dân sau khi thua ở Điện Biên Phủ năm 1954


Các dự báo nói, nếu chọn cách phổ thông đầu phiếu chỉ có một vòng thì chắc chắn nước Pháp chia rẽ sẽ có một nữ tổng thống với tỷ lệ một trên ba cử tri (32%) ủng hộ Mặt trận Quốc gia của Marine Le Pen.


Họ dễ nghe lọt tai các lập luận đơn giản:


"Người nước ngoài cướp công ăn, việc làm của dân Pháp. Họ đến chỉ để lợi dụng, ăn bám trợ cấp xã hội, đẻ một đống con để 50 năm nữa nước Pháp trở thành một nước theo đạo Hồi..."


Điều đó lý giải vì sao 48% giai cấp công nhân, thợ thuyền bị mê hoặc bởi người phụ nữ 'một mình chống lại 10 người đàn ông'.


Nhìn trên bản đồ nước Pháp, nơi nào là những vùng trũng về kinh tế, giáo dục, nơi đó là mảnh đất của Mặt trận Quốc gia.


'Thoát khỏi EU'


Chúng ta sẽ đón tiếp nhưng là đón tiếp họ trong các trại định cưMarine Le Pen nói về dân nhập cư


Marine Le Pen lấy cụm từ 'nhân danh dân tộc' chống lại 'hệ thống toàn cầu hóa', lèo lái chủ nghĩa cực đoan bài ngoại kháng cự chính sách về nhập cư, về liên minh Châu Âu của các tổng thống tiền nhiệm.


Marine cho đăng những hình ảnh phản cảm về Nhà nước Hồi giáo tự xưng cắt đầu con tin và không ngần ngại gán cho nạn nhân chịu bạo hành của cảnh sát là kẻ 'bỉ ổi', phát ngôn gây sốc về việc tín đồ Hồi giáo 'lấn chiếm' hè phố làm nơi cầu nguyện.


Đảng Mặt trận Quốc gia tuyên truyền cho việc ra khỏi EU như lối thoát cho sự trì trệ kinh tế, mang lại sức mua cho người dân.


Hoặc nâng mức trần cho những người có kinh tế eo hẹp, người về hưu, hứa dành cho họ một khoản tiền thưởng với tiền thu được từ việc tăng thuế nhập khẩu.


Số tiền này khoảng 80 euro hàng tháng, cho bất cứ ai có lương dưới 1500 euro.


Marine Le Pen chủ trương từ bỏ đồng euro để quay lại với đơn vị tiền tệ cũ của Pháp là đồng franc.


Với nữ ứng cử viên tổng thống này, ra khỏi Eurozone như là liều thuốc diệu kỳ, đồng tiền Pháp sẽ được phá giá, là bàn đạp cho khu vực xuất khẩu. Paris lại có thể thanh toán nợ công cho nước ngoài bằng đồng franc phá giá.


Marine khai thác triệt để quan điểm bài ngoại:


  • Hứa hẹn trục xuất các phần tử cực đoan nước ngoài, phong tỏa visa dài hạn;
  • Xác minh người mang thị thực đó không 'cướp việc làm' của công dân Pháp;
  • Đánh thuế 10% đối với các hợp đồng lao động dành cho người nước ngoài;
  • Tái lập kiểm soát biên giới nước Pháp, huy động lực lượng quân trừ bị tuần tra biên giới.


'Nhân danh dân tộc' với cành hoa hồng xanh không gai, trộn màu xanh của cánh hữu và bông hồng của cánh tả, Marine Le Pen đang gửi đến các nhà chính trị truyền thống sự lộ tức giận của dân trước bệnh giỏi nói, lơ đãng ăn người, nói trước, quên sau.


Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai.


Nếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này.


Đừng nên nghĩ rằng câu 'Con hơn cha là nhà có phúc' đúng trong trường hợp này. Sự thù hận của người cha Jean-Marie Le Pen không phải là hạt mầm tươi tốt cho một thế giới còn nhiều oán thù./(teo BBC 21/4/17)


Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Cao Phong, nhà báo tự do tại Paris.

15 Tháng Chín 2016(Xem: 17679)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15782)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14745)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15015)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15426)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15092)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14078)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15882)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17903)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16220)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15524)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16740)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14302)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14226)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15928)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17443)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15819)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".