Jean-Marie Le Pen từng khóc khi mất Điện Biên Phủ

23 Tháng Tư 20177:58 CH(Xem: 14049)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  APRIL  2017


Jean-Marie Le Pen từng khóc khi mất Điện Biên Phủ


Phạm Cao Phong Gửi tới BBC từ Paris


image065Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Marine Le Pen là ứng viên tổng thống của phe thiên hữu Pháp


Marine Le Pen tóc vàng có thể là niềm hãnh diện của gia đình Le Pen vì vượt trội hơn cha, Jean-Marie Le Pen nhưng lại khiến nhiều người lo ngay ngáy, kể cả các nước láng giềng.


Vận mệnh Liên hiệp châu Âu cũng trở nên mờ nhạt, nếu bà Chủ tịch Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) trở thành tổng thống.


Tranh cử tổng thống năm 2002, người cha Jean-Marie Le Pen đã làm sững sờ cả nước Pháp khi lọt vào vòng hai của cuộc đua vào điện Elysée với tỷ lệ 17,79% phiếu bầu.


Ứng viên cánh tả sáng giá Lionel Jospin thất cử khi tụt xuống vị trí thứ ba.


Cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam làm cả hai phái tả và hữu quên đi những cái kèn cựa lúc đó, để cùng hô hào dồn phiếu cho tổng thống vừa miễn nhiệm Jacques Chirac.


Kết cục, ông Chirac đăng quang thêm một nhiệm kỳ với số phiếu 'cao vô lý', như tỷ lệ thường dành cho các nhà độc tài: 82,2%.


Phe tả Pháp đến nay còn đau về vụ này mà họ gọi là là 'vụ Chichi', như gọi chó vì phải đi xuống đường đưa phiếu cho ứng cử viên đối nghịch.


Năm nay, ngược lại, nếu bà Marine Le Pen không vào qua vòng một mới là kinh ngạc.


Vì tâm lý dân Pháp đã thay đổi và nhiều khẩu hiệu thiên hữu nay trở nên bình thường ở chốn công khai.


Khóc vì thất thủ ở Điện Biên Phủ


image066

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Jean-Marie Le Pen (phải) trong một buổi lễ tại Frejus của cựu binh Pháp trở về từ Đông Dương


Năm 1953, với hai người bạn, Pierre Petit, và cựu thị trưởng thành phố Nice, Jacques Peyrat, Jean-Marie Le Pen tình nguyện vào lính dù sang Đông Dương chống lại 'Quỷ đỏ Việt minh'.


Hung hãn, liều lĩnh, ngay trong trận đầu tiên đụng độ tại Kiến An (Hải Phòng), khi đại úy chỉ huy hoảng loạn ra lệnh rút lui lúc đơn vị rơi vào trận địa phục kích của Việt Minh, Jean-Marie đã dí súng vào gáy cấp trên, dằn giọng 'ông lùi một bước, tôi bắn bể đầu'.


Khi được hỏi về việc này có thật hay không, cựu chủ tịch danh dự của Mặt trận Quốc gia Pháp đã không bác bỏ.


Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Jean-Marie Le Pen đau buồn, khóc lóc vật vã.


Rút vào Sài Gòn để phụ trách trị sự tờ báo lính Caravelle, viên sĩ quan Lê dương cay đắng:


"Thời điểm này tôi hiểu phải làm điều gì khác, chứ không phải cầm súng và có lòng dũng cảm là đủ để giành chiến thắng trong chiến tranh."


Cuộc viễn chinh bảo vệ đế chế thực dân trên mảnh đất Đông Dương hằn trong tâm trí của Jean-Marie Le Pen và thất bại tiếp theo của Pháp tại Algerie là tiền đề cho ông Le Pen dấn thân vào chính trị.


Với một con mắt để lại tại chiến trường và lòng hận thù, như ông nói "nỗi nhục Đông Dương và vết bầm dập của cuộc chiến tranh Algérie đã đưa tôi đến quyết định dấn thân vào chính trị".


Người 'anh hùng chỉ có một ngươi thôi' đã tận dụng thói biếng nhác, thờ ơ, nông nổi chính trị của cử tri Pháp tập kích thành công vòng một năm 2002.


Giống y như người dân Anh vắng mặt ngày bỏ phiếu nói 'đi hay ở' với Liên hiệp châu Âu, để rồi buồn, rồi thẫn thờ.


Với người cha còn là một sự đột biến, một phút lơ đãng của những người vô trách nhiệm về quyền công dân, thì hiện tại Marine là lo thường trực của tất cả các chính trị gia.


image067

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Jean-Marie Le Pen đã nuối tiếc nước Pháp thực dân sau khi thua ở Điện Biên Phủ năm 1954


Các dự báo nói, nếu chọn cách phổ thông đầu phiếu chỉ có một vòng thì chắc chắn nước Pháp chia rẽ sẽ có một nữ tổng thống với tỷ lệ một trên ba cử tri (32%) ủng hộ Mặt trận Quốc gia của Marine Le Pen.


Họ dễ nghe lọt tai các lập luận đơn giản:


"Người nước ngoài cướp công ăn, việc làm của dân Pháp. Họ đến chỉ để lợi dụng, ăn bám trợ cấp xã hội, đẻ một đống con để 50 năm nữa nước Pháp trở thành một nước theo đạo Hồi..."


Điều đó lý giải vì sao 48% giai cấp công nhân, thợ thuyền bị mê hoặc bởi người phụ nữ 'một mình chống lại 10 người đàn ông'.


Nhìn trên bản đồ nước Pháp, nơi nào là những vùng trũng về kinh tế, giáo dục, nơi đó là mảnh đất của Mặt trận Quốc gia.


'Thoát khỏi EU'


Chúng ta sẽ đón tiếp nhưng là đón tiếp họ trong các trại định cưMarine Le Pen nói về dân nhập cư


Marine Le Pen lấy cụm từ 'nhân danh dân tộc' chống lại 'hệ thống toàn cầu hóa', lèo lái chủ nghĩa cực đoan bài ngoại kháng cự chính sách về nhập cư, về liên minh Châu Âu của các tổng thống tiền nhiệm.


Marine cho đăng những hình ảnh phản cảm về Nhà nước Hồi giáo tự xưng cắt đầu con tin và không ngần ngại gán cho nạn nhân chịu bạo hành của cảnh sát là kẻ 'bỉ ổi', phát ngôn gây sốc về việc tín đồ Hồi giáo 'lấn chiếm' hè phố làm nơi cầu nguyện.


Đảng Mặt trận Quốc gia tuyên truyền cho việc ra khỏi EU như lối thoát cho sự trì trệ kinh tế, mang lại sức mua cho người dân.


Hoặc nâng mức trần cho những người có kinh tế eo hẹp, người về hưu, hứa dành cho họ một khoản tiền thưởng với tiền thu được từ việc tăng thuế nhập khẩu.


Số tiền này khoảng 80 euro hàng tháng, cho bất cứ ai có lương dưới 1500 euro.


Marine Le Pen chủ trương từ bỏ đồng euro để quay lại với đơn vị tiền tệ cũ của Pháp là đồng franc.


Với nữ ứng cử viên tổng thống này, ra khỏi Eurozone như là liều thuốc diệu kỳ, đồng tiền Pháp sẽ được phá giá, là bàn đạp cho khu vực xuất khẩu. Paris lại có thể thanh toán nợ công cho nước ngoài bằng đồng franc phá giá.


Marine khai thác triệt để quan điểm bài ngoại:


  • Hứa hẹn trục xuất các phần tử cực đoan nước ngoài, phong tỏa visa dài hạn;
  • Xác minh người mang thị thực đó không 'cướp việc làm' của công dân Pháp;
  • Đánh thuế 10% đối với các hợp đồng lao động dành cho người nước ngoài;
  • Tái lập kiểm soát biên giới nước Pháp, huy động lực lượng quân trừ bị tuần tra biên giới.


'Nhân danh dân tộc' với cành hoa hồng xanh không gai, trộn màu xanh của cánh hữu và bông hồng của cánh tả, Marine Le Pen đang gửi đến các nhà chính trị truyền thống sự lộ tức giận của dân trước bệnh giỏi nói, lơ đãng ăn người, nói trước, quên sau.


Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai.


Nếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này.


Đừng nên nghĩ rằng câu 'Con hơn cha là nhà có phúc' đúng trong trường hợp này. Sự thù hận của người cha Jean-Marie Le Pen không phải là hạt mầm tươi tốt cho một thế giới còn nhiều oán thù./(teo BBC 21/4/17)


Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Cao Phong, nhà báo tự do tại Paris.

21 Tháng Giêng 2016(Xem: 18531)
"Chùa Giác Hoàng là một ngôi chùa lớn nằm giữa thủ đô nước Mỹ (tọa lạc tại số 5401 đường 16, NW, Washington, DC 20011) được thành lập từ năm 1976, chỉ một năm sau ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và được coi như một ngôi “chùa Quốc gia” với sư và Phật tử đều là những người tị nạn cộng sản".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 16568)
"Các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở Mỹ đã tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư hôm Chủ Nhật. Họ tranh cãi về chính sách đối nội Mỹ nhằm nêu rõ sự khác biệt giữa họ với nhau trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra. Thông tín viên Katherine Gypson của đài VOA tường thuật".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 17285)
"Bà Thái Anh Văn sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Bà lên thay cho ông Mã Anh Cửu, là người đã nắm quyền trong 8 năm và không được tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 16860)
Ứng viên Tổng thống Mỹ phải: “sinh ra đã là người Mỹ” – điều này chưa bao giờ bị thách thức tại tòa nhưng vẫn thường được giải thích rộng rãi là sinh ra là công dân Mỹ, tức sinh ra ở Mỹ và có một trong hai cha mẹ là công dân Mỹ
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18372)
"Ba ngày sau khi thông báo cho nổ thử thành công bom H, hôm nay 09/01/2016, Bình Nhưỡng cho công bố video phô trương một vụ bắn thử tên lửa đạn đạo mới từ tàu ngầm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18567)
"Ngồi bên cạnh bà Michelle Obama sẽ là Naveed Shah, một cựu binh sĩ Mỹ người Hồi giáo, đến Mỹ từ lúc nhỏ khi cha mẹ nhập cư từ Pakistan. Shah nhập ngũ vào năm 2006 và đã phục vụ tại Iraq".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 34193)
" ... môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại; nhưng những người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn không mấy tin tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy như thếnào?"
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 19204)
"Bắc Triều Tiên hôm qua loan báo thử nghiệm quả bom H đầu tiên, đã ba lần thử bom A vào các năm 2006, 2009, 2013, dẫn đến việc bị Liên Hiệp Quốc ra nhiều nghị quyết trừng phạt".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 18630)
"Theo hãng tin AFP, cựu Tổng thống Bill Clinton vào ngày thứ Hai, 04/01/2015, sẽ vận động ở bang New Hampshire để lần đầu tiên hỗ trợ cho vợ là nguyên Ngoại trưởng Hillary Clinton".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 27442)
Trong các số báo Văn Hóa trước, ban biên tập đã đưa ra chủ đề "Sử Việt và dạy Sử ở Xã hội Chủ nghĩa VN ra sao?" Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là vị khách được mời đóng góp vào chủ đề này. Dù đã trọng tuổi, nhưng với nhiệt tình và lòng yêu mến Lịch sử VN, ông đã gởi bài viết dưới đây (Kỳ 1) đến báo Văn Hóa. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 31033)
"Trong cuộc bảo vệ sự toàn vẹn - chủ quyền lãnh thổ lãnh hải sinh tử hiện nay đối với người láng giềng khổng lồ phương Bắc; nhận lời mời của Nhật báo Văn Hóa Online, Giáo sư Phạm Cao Dương đã gởi cho Văn Hóa bài viết về vấn đề hệ trọng này nhân ngày đầu năm Dương lịch 2016. Xin gởi đến quý bạn đọc vài hàng tiểu sử Giáo sư Phạm Cao Dương".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18898)
"theo nhận định của nhật báo Singapore The Straits Times, trong một bài đăng trên mạng ngày 30/12/2015, trên thực tế chuyến bay nói trên của phi cơ Úc không phải là một hành động thách thức Trung Quốc như người ta nghĩ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 23014)
"Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước Palestine chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18214)
"Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 17553)
"Ngày 31/12/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký văn kiện an ninh quốc gia coi Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh. Lần đầu tiên từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Matxcơva nêu đích danh Washington là đối thủ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 16358)
"Cư dân Texas nào đã hoàn tất khoá học bắt buộc về an toàn và có giấy phép mang súng giấu kín giờ đây có thể công khai mang súng ngắn để trong bao nơi công cộng".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16895)
"Tôi tin là Nhà nước Hồi giáo hiện giờ mạnh hơn cách nay 16 tháng. Họ đang kiểm soát một phần đất rộng lớn, không chỉ ở Iraq và Syria, mà điều quan trọng là họ đã có những tiến bộ lớn ở Afghanistan và như quí vị đã biết, họ muốn tấn công nước Mỹ".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16385)
"Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) ngày 29/12/2015 cho biết trên toàn thế giới có 110 nhà báo bị chết trong năm 2015. Con số này cao gần gấp đôi so với năm 2014 với 66 nhà báo bị sát hại. Tổ chức RSF yêu cầu « cần nhanh chóng bổ nhiệm một đại diện đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ các nhà báo ».
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19055)
"Khoảng 50.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản, hơn một nửa trong số đó ở Okinawa. Binh lính Mỹ đóng ở đó là để nhanh chóng phản ứng trước những mối đe dọa trong khu vực, cung cấp hỗ trợ thiên tai và bảo vệ những lợi ích của Mỹ và Nhật Bản".
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18031)
- "Giáo hoàng Francis kêu gọi giáo dân cần tỉnh táo hơn trong một thế giới bị ám ảnh bởi "chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa". Hôm thứ Sáu 25/12, ông sẽ đưa ra thông điệp Giáng sinh truyền thống từ ban công trung tâm của thánh đường nhìn ra quảng trường St Peter". - "Trong một xã hội mà người ta thường xuyên mê đắm bởi chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại, Chúa hài đồng kêu gọi chúng ta cần sống đơn giản, cân bằng, kiên định, có khả năng thấu cảm và làm những điều cần thiết".