Trung Quốc giết nguồn kín, tổn hại CIA

21 Tháng Năm 20179:04 CH(Xem: 13319)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á  THỨ HAI 21  MAY 2017


Trung Quốc giết nguồn kín, tổn hại CIA


image028Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Cảnh sát Trung Quốc canh gác ngoài văn phòng đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Bắc Kinh


Khoảng gần 20 mật thám của CIA đã bị giết hoặc bắt giam bởi chính phủ Trung Quốc từ 2010 đến 2012, theo như tờ New York Times, làm tổn hại đến hoạt động tình báo của Hoa Kỳ tại nước này trong nhiều năm.


Hiện không rõ CIA đã bị tấn công hay một gián điệp đã giúp Trung Quốc phát hiện danh tính các mật thám, các quan chức nói với tờ Times.


Họ nói rằng một viên mật thám đã bị bắn chết trong sân của một tòa nhà chính phủ như một lời cảnh cáo.


Bốn cựu nhân viên CIA nói với tờ báo rằng nguồn thông tin bên trong chính phủ Trung Quốc bắt đầu cạn kiện dần trong năm 2010. Các mật thám viên lại bắt đầu mất tích đầu 2011.


CIA và FBI đã bắt tay vào điều tra các sự kiện mà một nguồn nói bí danh là Honey Badger.


Tờ báo này nói cuộc điều tra này tập trung vào một cựu mật thám của CIA nhưng không có đủ bằng chứng để bắt giữ ông ta. Hiện ông ta đang sống ở một quốc gia châu Á khác.


Năm 2012, một quan chức tại bộ quốc phòng Trung Quốc đã bị bắt giữ vì nghi ngờ làm gián điệp cho Mỹ. Ông được cho là bị lừa để gia nhập vào CIA. Không có cuộc điều tra nào khác được công bố với công chúng trong thời điểm đó.


Matt Apuzzo, một phóng viên của tờ New York Times điều tra vụ việc này nói với BBC:


"Một trong những điều thật sự đáng lo ngại là chúng ta vẫn thực sự không biết điều gì đã xảy ra.


"Có một sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ Mỹ về việc liệu là do một nội gián hay là vấn đề kĩ năng, rằng các viên mật thám đã sơ hở và bị phát hiện, hay là Trung Quốc đã đột nhập vào hệ thống."


Một vài năm sau, vào 2015, CIA triệu hồi các nhân viên khỏi đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi có một vụ tấn công mạng được cho là do Trung Quốc đứng đằng sau đã làm tiết lộ hàng triệu nhân viên chính phủ Mỹ.


image029

Image caption Năm ngoái, Trung Quốc cảnh báo nhân viên chính phủ nên đề phòng gián điệp - và không nên có mối quan hệ tình cảm với họ


Sự biến mất của nhiều gián điệp đã làm tổn hại đến một hệ thống phải mất nhiều năm để xây dựng và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tình báo nhiều năm tới, khiến ngay cả trong nội bộ chính phủ Obama cũng đặt câu hỏi tại sao hoạt động tình báo đã bị chậm lại.


Các quan chức nói đây là một trong những lỗ hổng an ninh tồi tệ nhất trong những năm gần đây.


Năm 2013, chính phủ Trung Quốc lại mất khả năng định dạng các mật thám Hoa Kỳ, và CIA tiếp tục tái thiết lập hệ thống tình báo.


Ông Apuzzo nói thêm: "Trong nhiều năm Trung Quốc và Hoa Kỳ luôn giáp công trong trận chiến tình báo sau hậu trường. Khi điều tra về vụ việc này, chúng tôi cũng phát hiện ra tình báo Trung Quốc đã thâm nhập vào tiền đồn của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tại Đài Loan.


Chính phủ Trump đã bổ nhiệm Terry Branstad, thống đốc bang Iowa, làm đại sứ Trung Quốc nhưng ông vẫn chưa chuyển đến Bắc Kinh.


Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, không đưa ra lời bình luận nào, nhưng trong một thông cáo báo chí gần đây, ông đề cập đến "đà phát triển tích cực mà cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều đang tận hưởng."/( BBC 21/5/17)
20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12859)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15269)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14164)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13114)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13371)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13813)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 15076)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13414)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.