Đối Thoại Shangri-La: Cơ hội để Pháp tỏ rõ hướng xoay trục qua châu Á

06 Tháng Sáu 20176:50 CH(Xem: 13143)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÂU - THỨ  TƯ  07 JUNE  2017


Đối Thoại Shangri-La: Cơ hội để Pháp tỏ rõ hướng xoay trục qua châu Á


 image003

Bà Sylvie Goulard, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp trên sân điện Élysée, Paris, ngày 31/05/2017.Reuters


Dù mới nhậm chức không được bao lâu, tân bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, giờ gọi là bộ Quân Lực, bà Sylvie Goulard, đã đến ngay Singapore để tham dự Đối Thoại Shangri-La (02-04/06/2017). Tại đấy, cùng với nữ đồng nhiệm Nhật Bản Tomomi Inada, bộ trưởng Pháp đã không ngần ngại cổ vũ cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, và thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên. Và một lần nữa, bà Sylvie Goulard cũng kêu gọi tiếp tục bảo đảm « trật tự dựa trên luật pháp và tự do hàng hải trong vùng Biển Đông ».


Trong bài nhận định đăng trên trang mạng Pháp Asialyst ngày 03/06/2017, tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher, chuyên gia về các vấn đề địa chính trị vùng Đông Á và Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, đã cho rằng sự hiện diện của người phụ trách quốc phòng Pháp tại Đối Thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh thường niên tập hợp hầu hết các lãnh đạo quốc phòng của khu vực cũng như các chuyên gia về an ninh châu Á, là một minh họa cụ thể cho đường lối ngoại giao quốc phòng của Pháp, muốn đóng một vai trò bền vững trong vùng, với chính phủ mới của tổng thống Macron không đi chệch hướng người tiền nhiệm.


Pháp cũng có một chiến lược xoay trục qua châu Á


Bà Boisseau du Rocher ghi nhận nhiều động thái xuyên suốt của Paris nhằm khẳng định tiếng nói và quan điểm của mình về châu Á :


- Về mặt đa phương : mong muốn tham gia tham gia cơ chế ADMM+, tập hợp bộ trưởng Quốc Phòng 10 nước ASEAN cùng 8 đối tác lớn của khu vực với mục tiêu củng cố hợp tác trong lãnh vực an ninh ;


- Về mặt song phương: tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong vùng qua cơ chế 2+2 – tức là hai bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao – bắt đầu với Nhật Bản từ năm 2014, và với Úc vào tháng 03/2017 ; đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược quan trọng với Ấn Độ.


Khi phái bộ trưởng Quân Lực của Pháp đến dự Đối Thoại Shangri-La, một trong những sự kiện lớn về ngoại giao quốc phòng ở Châu Á-Thái Bình Dương, tổng thống Macron muốn cho thấy ý muốn có tiếng nói về chiến lược trong một vùng then chốt cho thế cân bằng thế giới.


Đối Thoại Shangri-La : Địa bàn lý tưởng để thể hiện chính sách châu Á


Tân tổng thống Pháp đã tiếp tục đường lối « xoay trục » hướng về Châu Á-Thái Bình Dương mà người tiền nhiệm đã khởi xướng, với cựu bộ trưởng Quốc Phòng – giờ đây là ngoại trưởng – Jean-Yves Le Drian, đã từng là khách mời rất quen thuộc với Shangri-La.


Đối Thoại Shangri-La là một nơi trao đổi vô cùng thuận lợi. Chỉ trong vài ngày cuối tuần, bộ trưởng Pháp đã gặp được mọi đồng nhiệm quan trọng, từ Mỹ, Úc, cho đến Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Malaysia…, biết bao đối tác mà Pháp trong mấy năm qua đã thắt chặt thêm quan hệ, với công cuộc hợp tác sẽ tiếp tục phát triển trong hàng thập niên tới đây. Một ví dụ: chiếc tàu ngầm cuối cùng mà tập đoàn Pháp DCNS giao cho Úc là vào khoảng năm 2050.


Sự hiện diện của Pháp tại châu Á cho đến nay không phải là không đáng kể : Cả về thiết bị ( hơn 30% vũ khí xuất khẩu của Pháp là cho vùng Đông Á ), đào tạo, huấn luyện, cho đến hợp tác về an ninh hàng hải, chống khủng bố hay an ninh mạng, Pháp là nguồn cung cấp an ninh có trọng lượng trên sân khấu châu Á, với chất lượng, công nghệ học và sáng kiến cải tiến được các đối tác đánh giá cao.


Hai tuần trước khi khai mạc cuộc triển lãm hàng không Le Bourget gần Paris, sự có mặt của bà Sylvie Goulard tại Singapore đã giúp Pháp ghi điểm trong một lãnh vực mà cạnh trạnh rất dữ dội.


Pháp lôi cuốn châu Âu cùng đến với châu Á


Theo phân tích của bà Boisseau du Rocher, khi đến Shangri-La, bà Sylvie Goulard không chỉ mang thông điệp của riêng nước Pháp. Bà còn nổi tiếng là thân châu Âu, và các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương đang chờ đợi hai đầu tàu Pháp-Đức của châu Âu khẳng định lại một quyết tâm tái dấn thân rõ ràng và mang tầm nhìn của châu Âu : An ninh và tương lai của khu vực không thể bị lệ thuộc vào hai đối thủ cạnh tranh nhau là Washington và Bắc Kinh.


Đối với chuyên gia Pháp, một châu Âu có « nhiều tham vọng » hơn, với sự thúc đẩy trở lại một công cuộc hợp tác quốc phòng có hiệu quả mà tổng thống Pháp Macron mong muốn và thủ tướng Đức Angela Merkel đã xác định là một thông điệp mạnh mẽ mà bà Sylvie Goulard gởi đến cho các đối tác châu Á.


Đấy cũng là lời giải cho những trăn trở của các lãnh đạo khu vực về sự độc lập chiến lược của họ. Vì cho dù không hoàn hảo, nhưng châu Âu không chỉ mang đến cho châu Á một thông điệp về tương lai, mà còn giúp cho khu vực có thêm không gian hành động cần thiết.


Sự lấn áp của Trung Quốc, với nào là Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR, nào là Biển Đông, hiện đại hóa quân đội, cộng thêm với sự trống vắng chiến lược đến từ một chính quyền Donald Trump khó lường nếu không muốn nói là phản tác dụng (bỏ TPP, không rõ ràng trên hồ sơ Bắc Triều Tiên…) đã tạo ra một khoảng trống mà châu Âu có thể lấp đầy. Trong bối cảnh đó, rõ ràng Pháp hiện là nước châu Âu dấn thân nhiều nhất vào lãnh vực quốc phòng và an ninh trong khu vực - hơn cả Vương quốc Anh - và Paris có ý định đóng vai trò đầu tàu kéo các nước khác đi theo.


Dĩ nhiên là Liên Hiệp Châu Âu không thể ngày một ngày hai trở thành một tác nhân quân sự có trọng lượng tại châu Á, nhưng ảnh hưởng chiến lược của châu Âu là một điều có thật trên bình diện cải tổ lại cấu trúc của an ninh và giúp giải quyết căng thẳng, từ Bắc Triều Tiên đến Biển Đông.


Chính là trên hồ sơ Biển Đông mà cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Le Drian đã gây ấn tượng mạnh tại Đối Thoại Shangri-La lần thứ 14 (tháng 6 năm 2016) bằng cách đề nghị tổ chức những cuộc tuần tra hải quân của Liên Hiệp Châu Âu trong vùng biển này. Đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Liên Hiệp Châu Âu là một tác nhân đa chức năng, thực tế, và do đó hữu ích.


An ninh của châu Á không chỉ là an ninh của Trung Quốc


Đối thoại Shangri-La cũng rất hữu ích trong việc cho phép đo lường tầm quan trọng chiến lược của các liên minh ở châu Á. Trong địa hạt an ninh cũng như trong các lĩnh vực khác, Trung Quốc có xu hướng chiếm lĩnh không gian, dù cố ý hay không. Dĩ nhiên là sức mạnh chiến lược của họ, nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường năng lực triển khai quân đi xa, thái độ quyết đoán mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cứng rắn (đặc biệt là ở Biển Đông), đang làm thay đổi những mô hình an ninh... Thái độ mập mờ của Mỹ cũng có tác động.


Tuy nhiên, cho rằng an ninh châu Á chỉ tùy thuộc vào các yếu tố đó mà thôi là một điều nguy hiểm.


Nhật Bản của ông Abe đã sẵn sàng để trở thành một cường quốc quân sự khu vực, nếu thủ tướng nước này thành công trong việc sửa đổi Hiến Pháp cho phép biến quân đội Nhật, cho đến nay chuyên phòng thủ, thành một lực lượng tấn công.


Ấn Độ, nước đã mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào năm 2016, đã thúc đẩy một chính sách Hướng Đông hiện đang có kết quả mà thủ tướng Ấn Modi có ý định phát huy. Hàn Quốc là trung tâm của các cuộc đàm phán về tương lai bán đảo. Một số quốc gia Đông Nam Á đã trở thành những tác nhân an ninh thực thụ, ngay ở trung tâm vòng xoáy an ninh của châu Á.


Bà Boisseau du Rocher cuối cùng liệt kê những điều Paris cần thực hiện để phát huy hơn nữa vai trò của minh trong vùng : Trấn an các đối tác về quyết tâm dấn thân của Pháp nhằm phục vụ một Liên Hiệp Châu Âu có trách nhiệm tại Châu Á-Thái Bình Dương, duy trì một mạng lưới các mối quan hệ song phương và đa phương, thiết lập những mối quan hệ mới, nêu bật những ưu tiên của tổng thống Macron và thử nghiệm các sáng kiến bằng cách đo lường phản ứng trước các chủ đề nhạy cảm... sẽ vô cùng quan trọng để nâng cao uy tín và ảnh hưởng Pháp hiện có trong vùng./ (Mai Vân  RFI 06-06-2017)
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17231)
Người phụ nữ 40 tuổi bị hải quan Úc chặn tại sân bay quốc tế Sydney sáng ngày 19/1/2017
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 17362)
Cảnh sát bang New South Wales của Úc nói họ truy tố một phụ nữ quốc tịch Việt Nam với cáo buộc chỉ huy đường dây rửa tiền. Cảnh sát Úc cáo buộc người này dẫn dắt các hoạt động ở Việt Nam và chỉ đạo nhóm ở Sydney nhận tiền mặt, đồng thời chỉ dẫn các cách thức rửa tiền.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 15960)
Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson từ cảng San Diego trên đường tiến tới tây Thái bình dương. Ảnh minh họa. Google.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 16017)
80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc buộc phải đi qua Biển Đông. Nếu Mỹ kiểm soát vùng biển này, nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 17/1 cho biết, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới bờ Tây Thái Bình Dương để tăng cường chi viện cho cụm tàu sân bay USS Ronald Reagen đóng tại căn cứ ở Nhật Bản.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 16130)
Dẫn đi thăm phòng ngủ tại nhà riêng, đặt tên Nhật cho một con chim thuộc một trong những loài quý hiếm nhất thế giới, cách đón tiếp “thoải mái” của tổng thống Duterte khiến thủ tướng Nhật có lẽ sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay, 13/01/2017, tại Davao, trong chuyến công du Philippines.
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14831)
Nhóm chuyển giao của Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có lệnh chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở của họ trước ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại New Zealand nói với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 16352)
Tháng trước Bắc Kinh đã thuyết phục thành công 2 quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, São Tomé và Príncipe cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quay sang công nhận Trung Quốc, thu hẹp con số đồng minh của Đài Bắc xuống còn 21.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 15095)
Thêm một lần nữa, nước Mỹ chìm trong tang thương sau vụ xả súng ngày 06/01/2017 ở sân bay quốc tế Fort Lauderdale, bang Florida. Một thanh niên đã nã súng vào đám đông khiến 5 người chết, 8 người bị thương.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 14456)
Pháp và Nhật sẽ chia sẻ tiếp liệu và dịch vụ quốc phòng, đồng thời tuyên bố chống lại việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đó là nội dung cuộc họp tại Paris hôm qua, 06/01/2017, giữa bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 24037)
Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13. Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh. - Tương lai chính trị của nhà báo chính trị gia Đinh Thế Huynh ở Mỹ? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 15393)
Theo tin trong nước, trong buổi chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2017, ông Trần Đại Quang, hiện đang làm chủ tịch nước chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, (tức là Tổng tư lệnh), và theo dự đoán sẽ kiêm luôn chức Tổng bí thư đảng CSVN.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14195)
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 31-12 đã thông qua một nghị quyết, hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15689)
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 15464)
Theo UPI, trong số khoảng 1,3 triệu người Việt sinh sống ở Mỹ hiện nay, khoảng 70% số đó tới Hoa Kỳ xin tị nạn từ sau năm 1975 tới năm 2000.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14450)
Ba “khách hàng” lớn nhất của Hoa Kỳ là Qatar với các hợp đồng trị giá hơn 17 tỷ đôla, tiếp theo là Ai Cập với gần 12 tỷ đôla, và Ảrập Xêút với hơn 8 tỷ đôla.