Vì sao TNS McCain thăm ‘di sản cha ông’ ở Cam Ranh?

06 Tháng Sáu 20178:44 CH(Xem: 13791)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á  - THỨ  TƯ  07 JUNE  2017


Vì sao TNS McCain thăm ‘di sản cha ông’ ở Cam Ranh?


06/06/2017


Viễn Đông


 image003

Ông John McCain trong buổi lễ thực hiện thủ tục tái nhập ngũ cho thủy thủ và thăng cấp đại úy cho 3 sĩ quan trên tàu USS John S McCain.


Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có nhiều duyên nợ với Việt Nam nói rằng việc lên tàu chiến được đặt theo tên cha và ông mình tại cảng chiến lược Cam Ranh mang tính “biểu tượng”.


Ông John McCain cùng các thượng nghị sĩ Christopher Coons và John Barrasso thăm các thủy thủ trên tàu khu trục USS John S. McCain lớp Arleigh Burke khi chiến hạm này cập bến cảng tại tỉnh Khánh Hòa hôm 2/6, ít ngày sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng.


Trước sự có mặt của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, trung tá Alfredo J. Sanchez, sĩ quan chỉ huy tàu được trang bị tên lửa dẫn đường, nói rằng “chính sự chuyên nghiệp và tinh thần cống hiến, luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng, của các thủy thủ đã mang lại sức sống cho Big Bad John (biệt danh của tàu USS John S. McCain) và thể hiện di sản của cha ông ngài Thượng nghị sĩ John McCain”.


image005

USS John S. McCain được coi là "di sản" của gia đình thượng nghị sĩ John McCain.


Sau khi trở về nước, các thượng nghị sĩ trên đã ra thông cáo chung hôm 5/6, trong đó nói rằng chuyến công du của họ tới Việt Nam, “đối tác quan trọng và cùng chia sẻ nhiều quyền lợi kinh tế và chiến lược với Hoa Kỳ”, “diễn ra trong bối cảnh có nhiều diễn biến khu vực đầy bất ổn cũng như các thách thức gia tăng ở Biển Đông”.


Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của USS John S. McCain là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực.


Thông cáo của các thượng nghị sĩ Mỹ viết.


Ba nhà lập pháp cho biết rằng chuyến thăm mà họ tiếp xúc với nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, “thực sự đáng nhớ vì chúng tôi có cơ hội lên thăm tàu USS John S. McCain khi nó cập cảng Cam Ranh”.


“Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của USS John S. McCain, tàu được đặt theo tên của cha và ông của Thượng nghị sĩ John McCain, những người đã dành phần lớn sự nghiệp hải quân của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực”, thông cáo viết tiếp.


image006

Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ, do TNS John McCain dẫn đầu, đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)


Tàu USS John S. McCain đi vào hoạt động từ năm 1994 và được đặt tên theo cha và ông nội của nhà lập pháp đại diện tiểu bang Arizona. Theo đại sứ quán Mỹ, cả cha và ông của thượng nghị sĩ John McCain “đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau ở khu vực Thái Bình Dương trong Thế chiến II” và “trở thành cặp cha con đầu tiên trong lịch sử hải quân Mỹ được phong hàm đô đốc”.


Tin cho hay, các thủy thủ gọi con tàu là “Big Bad John” để thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường của những người mà con tàu được đặt tên theo. Khu trục hạm này “đang tuần tra, hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương”.


Chúng tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với nhau để hậu thuẫn tự do trên biển và trên không ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Thông cáo viết.


Cùng với tàu tiếp liệu tàu ngầm USS Frank Cable, vốn thăm Việt Nam năm 2016, USS John S. McCain “trở thành tàu hải quân Hoa Kỳ đầu tiên thăm cảng quốc tế Cam Ranh kể từ khi cảng đi vào hoạt động vào tháng Ba năm 2016”.


Trong thông cáo, các thượng nghị sĩ Mỹ cũng nhắc tới thông báo “đáng chú ý” của chính quyền của Tổng thống Trump về việc “làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”, sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Họ cũng bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam” và “hậu thuẫn tự do trên biển và trên không ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.


Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng mong “sớm quay trở lại Việt Nam và thảo thuận thêm nữa về cách thức tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược”.


Ngoài các vấn đề hợp tác quốc phòng và thương mại, các nhà lập pháp Mỹ cho biết đã “trao đổi thẳng thắn về tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền”, và nhấn mạnh rằng “tiến bộ về vấn đề trên sẽ giúp quan hệ Việt – Mỹ phát triển”.


image007

Thượng nghị sĩ John McCain, từng bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam, lâu nay luôn được Hà Nội coi là có “đóng góp quan trọng”, “thúc đẩy bình thường hóa” quan hệ Việt – Mỹ.


​Thượng nghị sĩ John McCain, từng bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam, lâu nay luôn được Hà Nội coi là có “đóng góp quan trọng”, “thúc đẩy bình thường hóa” quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù.


Trong những năm trở lại đây, ông có nhiều tuyên bố thẳng thắn liên quan tới Biển Đông, và thậm chí từng kêu gọi các quốc gia tranh chấp ở vùng biển chiến lược này, như Việt Nam, theo chân Philippines, đưa Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc.


Trung Quốc ngày càng hành động không giống một nước có trách nhiệm gìn giữ trật tự khu vực dựa trên luật lệ, và ngày càng giống như một kẻ bắt nạt.


Thượng nghị sĩ John McCain nói.


Trong cuộc điều trần mới đây về chủ đề chính sách và chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban quân vụ thượng viện Hoa Kỳ, nói rằng “Mỹ có các quyền lợi sâu rộng và lâu dài ở châu Á – Thái Bình Dương”.


Ông nói tiếp: “… trong vòng vài năm qua, Trung Quốc ngày càng hành động không giống một nước có trách nhiệm gìn giữ trật tự khu vực dựa trên luật lệ, và ngày càng giống như một kẻ bắt nạt. Việc hiện đại hóa và khiêu khích quân sự nhanh chóng của nước này ở Biển Hoa Đông và các hoạt động quân sự hóa tiếp diễn ở Biển Đông cho thấy thái độ ngày càng quyết đoán”.


image008

Các vị thượng nghị sĩ Mỹ tới Việt Nam đúng dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ.


​Cuối tháng trước, trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng Biển Đông là tuyến hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế, cũng như nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác”.


Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ, các tầng lớp chính khách, học giả Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực...


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.


Sau đó, phát biểu tại Quỹ Di sản, một tổ chức được coi là bảo thủ ở thủ đô Washington DC, ông Phúc “đánh giá cao” Hoa Kỳ “ủng hộ việc giải quyết tranh chấp [Biển Đông] bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế… không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không thay đổi nguyên trạng, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”.


Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/6 “mạnh mẽ phản đối” “các phát biểu thiếu trách nhiệm” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, sau khi quan chức này kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt quân sự hóa các đảo nhân tạo và thực thi các tuyên bố chủ quyền quá đà [tại Biển Đông]” mà ông cho là “làm suy yếu sự ổn định của khu vực”.


Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?


  • BBC 2 tháng 6 2017

image009Image caption Lãnh đạo liên minh quân sự 5 nước là Úc, Anh, Singapore, Malaysia và New Zealand (FPDA) họp báo chung hôm 02/06


Diễn đàn năm nay có sự tham dự của 12 bộ trưởng quốc phòng.


Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull, hiện đang thăm Singapore, sẽ có bài phát biểu nhập đề vào tối hôm khai mạc 2/6.


Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng và Thượng tướng Bùi Văn Nam, thứ trưởng Bộ Công an đại diện đoàn Việt Nam.


Tướng Nam sẽ phát biểu tại một phiên thảo luận có chủ đề "Các biện pháp thực chất nhằm tránh xung đột trên biển" vào chiều 3/6.


Đại tá Zhou Bo, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tham gia phiên thảo luận này.


Vào sáng hôm 2/6, lãnh đạo liên minh quân sự 5 nước là Úc, Anh, Singapore, Malaysia và New Zealand (FPDA) đã có cuộc họp báo chung khẳng định sự cần thiết và hợp thời của nhóm này trong cấu trúc an ninh khu vực.


Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC có mặt tại họp báo cho biết mặc dù các phóng viên hỏi về tranh chấp lãnh thổ và khả năng tuần tra chung tại Biển Đông, cử tọa dường như không muốn bình luận cụ thể vào chủ đề này.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17799)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 16013)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14829)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15261)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15546)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15344)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14333)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 16143)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 18175)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16489)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15692)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16924)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14461)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14403)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 16137)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17700)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15977)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".