Nam Hàn: Nỗi lo bị Mỹ bỏ rơi và bị Bình Nhưỡng hủy diệt

06 Tháng Tám 20179:50 CH(Xem: 12438)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  HAI  07  AUGUST  2017


Nam Hàn: Nỗi lo bị Mỹ bỏ rơi và bị Bình Nhưỡng hủy diệt


image059Bắc Triều Tiên bắn thử lần thứ 2 tên lửa liên lục địa Hwasong-14, ngày 28/07/2017.Reuters


Ngày 28/07/2017, Bắc Triều Tiên đã cho thử nghiệm một tên lửa được cho là có khả năng đặt một phần không nhỏ lãnh thổ Mỹ trong tầm ngắm. Chưa thấy người dân Mỹ hoảng sợ, nhưng lại thấy dư luận Hàn Quốc lo lắng, vì một câu hỏi đang được đặt ra : « Liệu Washington có tiếp tục bảo vệ Hàn Quốc nữa hay không nếu điều đó đẩy một số thành phố Mỹ vào vòng nguy hiểm ? »


Cho đến nay, Hoa Kỳ là chiếc ô bảo vệ Hàn Quốc, với 28.000 binh lính đồn trú trên lãnh thổ nước này. Liên minh quân sự với Hàn Quốc cũng là một thành tố trọng yếu trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á, khi mà Trung Quốc ngày càng lộ vẻ hung hăng hơn.


Thế nhưng lần thử tên lửa liên lục địa hôm thứ Sáu 28/07 cho thấy là hỏa tiễn Bắc Triều Tiên có thể đe dọa những thành phố lớn của Mỹ, từ Chicago xuống đến Los Angeles. Với nguy cơ như vậy, liệu Washington có còn duy trì liên minh quân sự với Seoul, bảo vệ Hàn Quốc hay không ?


Hãng tin Pháp AFP ngày 02/08, ghi nhận là truyền thông Hàn Quốc cũng như một số chuyên gia đã không che giấu nỗi lo ngại trước khả năng Mỹ xét lại liên minh mà hai bên đều cho là « vững như bàn thạch ».


Tờ JoongAng Ilbo nêu câu hỏi : « Chính quyền Trump có sẽ bảo vệ chúng ta khi chúng ta bị phương Bắc tấn công hay không, trong khi mà làm như thế thì các thành phố Mỹ có thể bị trả đũa bằng một cuộc tấn công hạt nhân ? » Theo tờ báo, việc Bắc Triều Tiên hoàn chỉnh một hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chỉ là « một vấn đề thời gian », và kết luận bi quan là câu trả lời « có thể không phải là có ».


Phóng viên AFP nhắc lại là từ nhiều thập niên qua, Bắc Triều Tiên vẫn đòi Hoa Kỳ ký một hiệp ước hòa bình, rút lính Mỹ khỏi Hàn Quốc.


Về phía Hoa Kỳ, cho đến nay, các quan chức ghé Seoul đều khẳng định liên minh vững chắc với nước bạn, như lời phó tổng thống Mỹ Mike Pence vào tháng Tư vừa qua. Tuy nhiên sau vụ thử nghiệm tên lửa tuần qua, báo Chosun Ilbo cũng lo ngại : « Khó mà chờ đợi sự trợ giúp của Hoa Kỳ, nếu điều đó kéo theo một cuộc tấn công vào lục địa Mỹ. »


Đối với tờ báo Hàn Quốc này, « Kịch bản tồi tệ nhất là lính Mỹ rút đi khỏi bán đảo. Đó là điều mà phía Bắc đòi hỏi… Đối với Hàn Quốc thì đó là điều không thể tưởng tượng ra được, nhưng thực tế là chúng ta đang tiến đến tình hình này. »


Tuyên bố đáng sợ của Donald Trump


Phía Hàn Quốc còn lo ngại Washington đánh phủ đầu Bắc Triều Tiên, dẫn đến những hậu quả tai hại cho dù Bình Nhưỡng không sử dụng vũ khí hạt nhân : Lý do là thủ đô Seoul nằm trong tầm pháo Bắc Triều Tiên và có thể bị phá hủy hoàn toàn.


Giọng điệu gay gắt của chính quyền Trump từ hôm thứ Sáu 28/07 vừa qua, càng cho thấy là nỗi lo sợ trên không phải không cơ sở và giải pháp quân sự không phải là điều không tưởng.


AFP dẫn lời thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Lindsey Graham hôm 01/08, kể lại rằng tổng thống Donald Trump đã nói với ông là đã sẵn sàng tiến hành cuộc chiến để ngăn chặn Bắc Triều Tiên hoàn tất hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân : « Đã có một giải pháp quân sự tốt, đó là phá hủy chương trình vũ khí Bắc Triều Tiên và cả Bắc Triều Tiên. »


Điều đáng sợ là nhận định của ông Trump : « Nếu có một cuộc chiến, nó sẽ diễn ra ở đó (tức là ở bán đảo Triều Tiên). Nếu có hàng ngàn người chết, thì cũng là người chết ở đó, chứ không phải ở đây (tức là ở trên lãnh thổ Mỹ) ». Thượng nghị sĩ Lindsay Graham khẳng định : « Và câu đó, ông (Trump) đã nói trước mặt tôi. »


AFP còn trích nhận định của Jeun Young, giám đốc nghiên cứu các vấn đề quân sự, Đại Học Dongyang, theo đó Bình Nhưỡng đã vượt qua làn ranh đỏ với cuộc thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa thứ 2, và hỏa tiễn mới thử này là « một mối đe dọa có vẻ rõ nét đối với an ninh Hoa Kỳ. Và dù muốn dù không, cũng không thể loại trừ một hành động quân sự đơn phương từ phía Mỹ. »


Trong tình hình đó, một số người đang sợ tái diễn một cuộc « khủng hoảng tháng 8 ». Seoul và Washington trên nguyên tắc sắp tổ chức cuộc tập trận chung thường niên luôn bị Bình Nhưỡng lên án. Bắc Triều Tiên có thể có hành động khiêu khích nghiêm trọng./( Mai Vân 03-08-2017)

15 Tháng Chín 2016(Xem: 17694)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15881)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14777)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15123)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15457)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15132)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14107)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15912)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17924)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16319)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15550)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16764)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14320)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14247)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15954)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17543)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15850)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".