Bắc Hàn đã có bom khinh khí

04 Tháng Chín 20176:07 CH(Xem: 13644)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  BA  05  SEP  2017


Bắc Hàn thử thành công bom khinh khí H 'mạnh chưa từng thấy'


03/09/2017


image022image023

Ngay sau khi tiết lộ sở hữu công nghệ gắn bom H (bom nhiệt hạch) vào tên lửa đạn đạo liên lục địa, Triều Tiên tuyên bố thử thành công loại bom này hôm nay.


Bom nhiệt hạch tàn khốc như thế nào? Bom nhiệt hạch (bom H), mà Triều Tiên vừa tuyên bố thử nghiệm thành công ngày 3/9, được Liên Xô thử nghiệm từ 1953. Nó có thể gây bỏng chết người ở cách xa 100 km.


Tuyên bố của Bình Nhưỡng được Xinhua đăng tải không lâu sau khi Hàn Quốc, Nhật và Mỹ xác nhận địa chấn tại Triều Tiên là vụ thử hạt nhân.


Truyền hình nhà nước Triều Tiên (KCTV) cho biết quả bom này có thể được dùng để gắn vào tên lửa đạn đạo tầm xa. Cuộc thử nghiệm do nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo là "thành công hoàn hảo" và đánh dấu một bước "đầy ý nghĩa" trong việc hoàn thiện chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.


KCTV cũng công bố lệnh tiến hành thử nghiệm bom H trưa ngày 3/9 do chính tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phê chuẩn.


Trong khi đó, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn thông cáo của Bình Nhưỡng cho biết Triều Tiên đã "xác nhận độ chuẩn xác và tin cậy" của công nghệ mới này để đưa vào quá trình chế tạo vũ khí. Quả bom có "sức mạnh chưa từng thấy", thông cáo viết. Bình Nhưỡng cũng cho hay vụ thử bom không làm phát ra phóng xạ trong khí quyển.


"Đây là quả bom mạnh chưa từng thấy và đánh dấu bước phát triển quan trọng trên con đường hoàn thiện sức mạnh hạt nhân của đất nước", KCNA tuyên bố.


Theo AFP, Triều Tiên tuyên bố nước này đã trở thành cường quốc nhiệt hạch sau khi thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch mạnh hơn nhiều lần so với quả bom nước này thử nghiệm trước đó năm 2016. Diễn biến mới này đặt ra thách thức to lớn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump.


image024

Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về vụ thử bom của Triều Tiên ngày 3/9. Ảnh: Yonhap


Địa chấn mạnh gấp 10 lần vụ thử tháng 9/2016


Trước đó, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ghi nhận địa chấn mạnh 6,3 độ Richter xảy ra tại Triều Tiên. Vị trí địa chấn ở khu vực cách thành phố Kimchaek, tỉnh Bắc Hamgyong, khoảng 55 km về phía tây bắc.


Trung Quốc còn ghi nhận trận động đất thứ hai mạnh 4,6 độ Richter xảy ra không lâu sau trận thứ nhất.


Các chuyên gia cho hay trận động đất là "không tự nhiên" bởi độ sâu của nó là 0 km, tức ngang mặt đất, trong khi các vụ động đất tự nhiên xuất phát từ dưới mặt đất.


Yonhap cho biết trận động đất này mạnh hơn 9,8 lần so với địa chấn từ vụ thử hạt nhân thứ 5 của Bình Nhưỡng.


Nhật Bản đã lên tiếng xác nhận vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. "Sau khi đánh giá dữ liệu, chúng tôi kết luận đó là một vụ thử hạt nhân", kênh truyền hình NHK dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói sau cuộc gặp với Hội đồng An ninh Quốc gia.


Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo đã triển khai ít nhất 3 phi cơ quân sự từ các căn cứ ở nước này để đo phóng xạ. Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố vụ thử hạt nhân là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và Tokyo sẽ "kịch liệt phản đối". Chánh văn phòng Nội các Yoshihide cho biết những biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên đang được xem xét.


Bình Nhưỡng từng 5 lần tiến hành thử hạt nhân. Lần gần đây nhất là vào tháng 9/2016.


Bom H là gì?


Vũ khí hạt nhân lấy năng lượng từ quá trình phân hạch, hay còn gọi là phân rã hạt nhân. Nó tạo ra phản ứng dây chuyền với tốc độ tăng lên theo hàm số mũ, giải phóng một năng lượng khổng lồ trong thời gian ngắn. Bom được chế tạo theo cách này được gọi là bom nguyên tử, hay bom A.


Vũ khí hạt nhân cao cấp hơn lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch, hay còn gọi là tổng hợp hạt nhân. Đối với loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và ném phần nhiên liệu khác nhằm tạo ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát rất nhiều. Loại vũ khí này được gọi là bom khinh khí hay còn có tên khác là bom hydro, bom H hoặc bom nhiệt hạch.


image025

Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe với Mỹ. Ảnh: KCNA


Bom H thực chất là quả bom kép, bao gồm một quả bom nguyên tử và một quả bom hydrogen. Khi được kích hoạt, hai quả bom sẽ nổ gần như đồng thời. Lượng nhiệt sinh ra từ quá trình nổ bom nguyên tử được dùng để làm mồi cho vụ nổ thứ 2, vốn cần rất nhiều nhiệt lượng nhưng sức tàn phá cũng lớn gấp hàng trăm lần.


Bình Nhưỡng nắm giữ công nghệ chế tạo bom H, đồng nghĩa với việc họ thực sự đạt được bước tiến vượt trội trong quá trình chế tạo bom hạt nhân. Dù bom nguyên tử sử dụng nhiên liệu plutonium đã có sức hủy diệt vô cùng lớn, bom H với thành phần chính là uranium có thể gây ra những thiệt hại lớn hơn rất nhiều.


Chỉ 5 cường quốc hạt nhân là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc sở hữu loại vũ khí này. Các nước khác như Ấn Độ và Pakistan chỉ sở hữu loại bom nguyên tử thông thường. Người ta chưa thể xác định tiềm lực của Israel vì nước này luôn giấu mọi thông tin về chương trình hạt nhân.


image026

 (theo Hoa Hạ)

27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14815)
Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15141)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14715)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13959)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16452)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16115)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16661)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14096)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15156)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16308)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14701)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14501)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14601)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.