Bắc Hàn: Bom nguyên tử và kinh tế

05 Tháng Chín 20176:06 CH(Xem: 13877)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ  06  SEP  2017


Bom hạt nhân và kinh tế : Hai ưu tiên của Kim Jong Un


Trọng Thành Đăng ngày 05-09-2017 Sửa đổi ngày 05-09-2017 17:42


image001Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và vợ, bà Ri Sol Ju, tại buổi khai trương khu giải trí Rungna, Bình Nhưỡng, 25/7/2012.REUTERS/KCNA/Files


Khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên tiếp tục thu hút chú ý . Tựa trang nhất Le Monde : « Cộng đồng quốc tế bất lực trước thách thức hạt nhân Kim Jong Un ». Les Echos : « Đối diện với Bắc Triều Tiên, các đại cường mỗi người một phách ». Le Figaro phân tích phản ứng nước đôi của Trung Quốc.


Libération ghi nhận đòi hỏi phát triển vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc để tự vệ. La Croix có bài về Bắc Triều Tiên như « một thế lực hạt nhân mới » và cách đối phó. Trước hết xin giới thiệu bài « Bom và kinh tế, hai ưu tiên của Kim Jong Un » của Le Monde.


Nhà báo Philippe Pons mở đầu bài viết với nhận định : Không thiếu những bình phẩm, như « kẻ bệnh hoạn » hay « cậu nhỏ mũm mĩm ấm đầu », đã được dành cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên, lâu nay. Có thể thấy người ta đã « đánh giá thấp » nhân vật 33 tuổi này, nếu so sánh với thực tế hiện nay là Bắc Triều Tiên đang trở thành một cường quốc nguyên tử mới, thách thức không chỉ Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc.


Bài viết điểm lại con đường chính trị của Kim Jong Un, vốn chỉ được coi là một kẻ « thiếu kinh nghiệm », khi được chỉ định kế tục người cha quá cố tiếp nối quyền lãnh đạo, hồi 2011, cho đến chỗ thâu tóm toàn bộ quyền lực.


Kim Jong Un tỏ ra « quyết đoán hơn » những gì người ta từng dự đoán, với việc thanh trừng hàng loạt những ai không trung thành (trong đó phải kể đến người chú dượng Jang Song Taek, vốn được coi là quân sư số một). Lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên giao phó công việc cho một nhóm cận thần trạc tuổi 40 và một số người thuộc thế hệ cũ, nhưng tự bản thân nắm quyền quyết định.


Trong lĩnh vực hạt nhân, chủ trương của lãnh đạo Bình Nhưỡng là tiếp nối quan điểm của các thế hệ trước : Đó là nỗ lực làm chủ vũ khí hạt nhân, « để một ngày nào đó, có thể thương lượng với Hoa Kỳ trên thế mạnh, nhằm giải quyết toàn diện vấn đề Triều Tiên », vốn vẫn trong tình trạng đình chiến, nhờ một thỏa thuận ngưng bắn cách nay 64 năm.


Khăng khăng về hạt nhân, nhưng mềm dẻo về kinh tế


Nhà báo Pháp nhấn mạnh là : « Từ chối mọi nhân nhượng trong vấn đề hạt nhân, Kim Jong Un lại tỏ ra mềm dẻo trong lĩnh vực ý thức hệ ». Kim Jong Un đã lấy bớt của quân đội một phần quyền lực kinh tế, vốn được giao phó rộng rãi dưới thời Kim Jong Il, tập trung quyền nhiều hơn cho đảng, và dành cho một nhóm những người điều hành trực tiếp, mà « đa số là các nhà kỹ trị », có nhiều thẩm quyền quyết định độc lập trong lĩnh vực kinh tế.


Thành phố Bình Nhưỡng, với nhiều đại lộ mới, nhà chọc trời, công viên giải trí, cửa hàng, thậm chí cả tình trạng giao thông tắc nghẽn, cho thấy « sự chuyển đổi kinh tế và xã hội, dưới sự chỉ huy của chế độ, là không thể đảo ngược ». Cải cách đã cho phép ra đời một khu vực kinh tế hỗn hợp công – tư, với một số nhóm xã hội mới, như các nhà doanh nghiệp, nhà buôn, người môi giới, có liên hệ với « giới cầm quyền truyền thống », thông qua các thành phần được hưởng « bổng lộc ».


Theo tác giả, tình thế của Bắc Triều Tiên hiện tại là rất mong manh như đi bên bờ vực thẳm (nguyên văn : « sur la corde raide »). Chế độ Bình Nhưỡng đang đối mặt với một nguy cơ khủng hoảng lương thực, do nạn hạn hán mùa hè vừa qua, và việc quốc tế gia tăng trừng phạt, khiến khả năng cất cánh kinh tế có thể bị triệt tiêu. Philippon Pons đặt câu hỏi : « Liệu chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt… được duy trì từ nửa thế kỷ nay trong não trạng bị bao vây thường trực, và sự bảo đảm của chế độ - nhờ vũ khí hạt nhân răn đe – là dân chúng sẽ không bao giờ phải nếm trải những đau khổ do chiến tranh…, (các sức mạnh tinh thần đó – người viết) có đủ để một lần nữa huy động người Bắc Triều Tiên » đối mặt với các thách thức mới ?
17 Tháng Chín 2017(Xem: 13303)
Song song với việc mất bán đảo Crimée, Kiev bất lực nhìn phần lớn lãnh thổ phía đông rơi vào tay phe thân Nga và được Matxcơva hậu thuẫn.
17 Tháng Chín 2017(Xem: 13603)
Tàu cá Trung Quốc thường đi theo "đàn" khi xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển nước khác, gây khó khăn cho lực lượng chức năng sở tại ngăn chặn và xử lý. Ảnh minh họa: Reddit.
12 Tháng Chín 2017(Xem: 13952)
10 Tháng Chín 2017(Xem: 13520)
Siêu bão Irma mạnh cấp độ 4 đang tiến gần Florida của Mỹ, nơi gần nửa triệu người đang phải chịu cảnh cắt điện. Mắt bão Irma đã tới Florida Keys, quần đảo san hô thấp ở phía đông nam nước Mỹ mang theo những đợt gió giật 209 km/h.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 13511)
29 Tháng Tám 2017(Xem: 12536)
Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được cho là chạy ra nước ngoài hồi tuần trước, đảng Pheu Thai cho biết, bà sẽ xuất hiện trước công chúng vào “thời gian thích hợp”.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 13202)
The Japan Times ngày 25/8 đưa tin, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ dẫn đầu một đoàn quan chức và doanh nhân Anh quốc tới thăm Nhật Bản vào thứ Tư tuần tới.
27 Tháng Tám 2017(Xem: 13081)
Ông nói Việt Nam cần chú ý hơn tới việc quản lý thông tin mạng, đặc biệt các thông tin trên mạng xã hội để ngăn chặn "các trang tin và blog mang nội dung xấu và nguy hiểm".
27 Tháng Tám 2017(Xem: 12217)
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết rằng bà không hối tiếc vì quyết định mở cửa biên giới đất nước cho hàng trăm nghìn người tị nạn năm 2015.
27 Tháng Tám 2017(Xem: 13524)
Bộ An ninh Nội địa hiện xác định Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Lào, Iran, Guinea, Campuchia, Eritrea, Myanmar, Ma-rốc, Hong Kong và Nam Sudan là những nước ngoan cố không nhận những người bị trục xuất khỏi Mỹ.