Bắc Hàn: Bom nguyên tử và kinh tế

05 Tháng Chín 20176:06 CH(Xem: 13970)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ  06  SEP  2017


Bom hạt nhân và kinh tế : Hai ưu tiên của Kim Jong Un


Trọng Thành Đăng ngày 05-09-2017 Sửa đổi ngày 05-09-2017 17:42


image001Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và vợ, bà Ri Sol Ju, tại buổi khai trương khu giải trí Rungna, Bình Nhưỡng, 25/7/2012.REUTERS/KCNA/Files


Khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên tiếp tục thu hút chú ý . Tựa trang nhất Le Monde : « Cộng đồng quốc tế bất lực trước thách thức hạt nhân Kim Jong Un ». Les Echos : « Đối diện với Bắc Triều Tiên, các đại cường mỗi người một phách ». Le Figaro phân tích phản ứng nước đôi của Trung Quốc.


Libération ghi nhận đòi hỏi phát triển vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc để tự vệ. La Croix có bài về Bắc Triều Tiên như « một thế lực hạt nhân mới » và cách đối phó. Trước hết xin giới thiệu bài « Bom và kinh tế, hai ưu tiên của Kim Jong Un » của Le Monde.


Nhà báo Philippe Pons mở đầu bài viết với nhận định : Không thiếu những bình phẩm, như « kẻ bệnh hoạn » hay « cậu nhỏ mũm mĩm ấm đầu », đã được dành cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên, lâu nay. Có thể thấy người ta đã « đánh giá thấp » nhân vật 33 tuổi này, nếu so sánh với thực tế hiện nay là Bắc Triều Tiên đang trở thành một cường quốc nguyên tử mới, thách thức không chỉ Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc.


Bài viết điểm lại con đường chính trị của Kim Jong Un, vốn chỉ được coi là một kẻ « thiếu kinh nghiệm », khi được chỉ định kế tục người cha quá cố tiếp nối quyền lãnh đạo, hồi 2011, cho đến chỗ thâu tóm toàn bộ quyền lực.


Kim Jong Un tỏ ra « quyết đoán hơn » những gì người ta từng dự đoán, với việc thanh trừng hàng loạt những ai không trung thành (trong đó phải kể đến người chú dượng Jang Song Taek, vốn được coi là quân sư số một). Lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên giao phó công việc cho một nhóm cận thần trạc tuổi 40 và một số người thuộc thế hệ cũ, nhưng tự bản thân nắm quyền quyết định.


Trong lĩnh vực hạt nhân, chủ trương của lãnh đạo Bình Nhưỡng là tiếp nối quan điểm của các thế hệ trước : Đó là nỗ lực làm chủ vũ khí hạt nhân, « để một ngày nào đó, có thể thương lượng với Hoa Kỳ trên thế mạnh, nhằm giải quyết toàn diện vấn đề Triều Tiên », vốn vẫn trong tình trạng đình chiến, nhờ một thỏa thuận ngưng bắn cách nay 64 năm.


Khăng khăng về hạt nhân, nhưng mềm dẻo về kinh tế


Nhà báo Pháp nhấn mạnh là : « Từ chối mọi nhân nhượng trong vấn đề hạt nhân, Kim Jong Un lại tỏ ra mềm dẻo trong lĩnh vực ý thức hệ ». Kim Jong Un đã lấy bớt của quân đội một phần quyền lực kinh tế, vốn được giao phó rộng rãi dưới thời Kim Jong Il, tập trung quyền nhiều hơn cho đảng, và dành cho một nhóm những người điều hành trực tiếp, mà « đa số là các nhà kỹ trị », có nhiều thẩm quyền quyết định độc lập trong lĩnh vực kinh tế.


Thành phố Bình Nhưỡng, với nhiều đại lộ mới, nhà chọc trời, công viên giải trí, cửa hàng, thậm chí cả tình trạng giao thông tắc nghẽn, cho thấy « sự chuyển đổi kinh tế và xã hội, dưới sự chỉ huy của chế độ, là không thể đảo ngược ». Cải cách đã cho phép ra đời một khu vực kinh tế hỗn hợp công – tư, với một số nhóm xã hội mới, như các nhà doanh nghiệp, nhà buôn, người môi giới, có liên hệ với « giới cầm quyền truyền thống », thông qua các thành phần được hưởng « bổng lộc ».


Theo tác giả, tình thế của Bắc Triều Tiên hiện tại là rất mong manh như đi bên bờ vực thẳm (nguyên văn : « sur la corde raide »). Chế độ Bình Nhưỡng đang đối mặt với một nguy cơ khủng hoảng lương thực, do nạn hạn hán mùa hè vừa qua, và việc quốc tế gia tăng trừng phạt, khiến khả năng cất cánh kinh tế có thể bị triệt tiêu. Philippon Pons đặt câu hỏi : « Liệu chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt… được duy trì từ nửa thế kỷ nay trong não trạng bị bao vây thường trực, và sự bảo đảm của chế độ - nhờ vũ khí hạt nhân răn đe – là dân chúng sẽ không bao giờ phải nếm trải những đau khổ do chiến tranh…, (các sức mạnh tinh thần đó – người viết) có đủ để một lần nữa huy động người Bắc Triều Tiên » đối mặt với các thách thức mới ?
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15524)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15311)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16448)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16772)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14639)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16584)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17941)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16055)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16147)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16074)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14685)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14790)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14838)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14951)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14350)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14469)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.