Mỹ lập nhóm chuyên gia công tác, đề xuất khu bảo tồn Biển Đông

17 Tháng Chín 20176:37 CH(Xem: 13787)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ  HAI  18  SEP  2017


Mỹ lập nhóm chuyên gia công tác, đề xuất khu bảo tồn Biển Đông


(GDVN) - Trên Biển Đông, tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường hộ tống tàu cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.


The Diplomat ngày 16/9 đưa tin, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ đã thành lập một nhóm chuyên gia công tác Biển Đông, nhằm tập hợp các chuyên gia nổi tiếng các lĩnh vực luật hàng hải, quan hệ quốc tế và môi trường biển.


Mục tiêu là để nhóm họp thường xuyên các chuyên gia, giúp giải quyết các vấn đề họ cho là cần thiết để quản lý thành công các tranh chấp ở Biển Đông.


Các chuyên gia đề xuất các ý tưởng, thiết kế con đường nhằm tạo ra một mô hình mạnh mẽ quản lý các tranh chấp cả về pháp lý lẫn chính trị, để hướng tới một bộ quy tắc ứng xử cuối cùng.


Trong báo cáo đầu tiên của nhóm đăng tại trên Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á [1] được The Diplomat dẫn lại, nhóm chuyên gia đánh giá:


Biển Đông là một trong năm vùng biển khai thác hiệu quả nhất trên thế giới, chiếm 12% sản lượng cá toàn cầu năm 2015. 


Tuy nhiên hệ sinh thái biển quan trọng này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn đánh bắt quá mức do các chính sách thúc đẩy của chính phủ, các hoạt động đánh bắt có hại, và đặc biệt là việc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành) những năm gần đây.


image016

Tàu cá Trung Quốc thường đi theo "đàn" khi xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển nước khác, gây khó khăn cho lực lượng chức năng sở tại ngăn chặn và xử lý. Ảnh minh họa: Reddit


Điều 123 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định rằng, các quốc gia ven biển của vùng biển nửa kín như Biển Đông phải có trách nhiệm hợp tác trong các lĩnh vực bao gồm bảo vệ môi trường biển và quản lý nguồn lợi thủy sản.


Điều 192 của Công ước cũng quy định nghĩa vụ chung của các quốc gia trong việc "giữ gìn bảo vệ môi trường biển".


Một hệ thống quản lý có hiệu quả việc khai thác thủy sản và bảo vệ môi trường Biển Đông không thể dựa vào các yêu sách chủ quyền và hàng hải chồng chéo.


Thay vào đó, nó phải được xây dựng xung quanh toàn bộ hệ sinh thái biển, đặc biệt là các hệ thống rặng san hô, nơi nhiều sinh vật biển sống phụ thuộc vào chúng.


Với ý chí chính trị, các quốc gia tiếp giáp Biển Đông có thể hợp tác bảo vệ các hệ sinh thái này và quản lý nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý mà không làm phương hại đến yêu sách chủ quyền, hàng hải mỗi bên.


6 kiến nghị của nhóm chuyên gia công tác Biển Đông với các bên yêu sách


Một là, thành lập khu vực quản lý thủy sản và quản lý môi trường Biển Đông bằng việc vận dụng các tiền lệ thành công như Công viên Hải dương Great Barrie Reef [2] và Công ước OSPAR.


Khu vực quản lý này sẽ không bắt buộc phải có lệnh cấm đánh bắt hoàn toàn, mà sẽ kết hợp khu vực nuôi trồng thủy sản riêng với một số khu vực cấm đánh bắt để cung cấp nguồn bổ sung cho số thủy sản cạn kiệt.


Các bên tham gia phải đồng ý rằng, việc thiết lập và thực thi khu vực quản lý không làm ảnh hưởng đến yêu sách lãnh thổ và hàng hải hiện tại của họ, và không được hiểu là chấp nhận yêu sách của các bên khác.


Việc xác định những loại cá cấm đánh bắt hay cho phép đánh bắt trong từng khu vực nên dựa trên các tiêu chí khoa học, chẳng hạn như trạng thái sức khỏe của các rặng san hô và tầm quan trọng đối với các loài cá di cư.


Cần thiết lập một cơ quan đa phương gồm các chuyên gia độc lập và các quan chức từ cơ quan quản lý thủy sản, hàng hải và khoa học liên quan của các nước trong khu vực để thiết lập việc quản lý, thực hiện các điều chỉnh thường xuyên.


Tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông phải tham gia vào việc tạo ra và quản lý khu vực khai thác thủy sản, bất kể yêu sách lãnh thổ và hàng hải là gì, bởi tất cả đều phải dựa vào hệ sinh thái của vùng biển nửa kín này.


Cần thiết lập một cơ quan cố vấn về việc quản lý các loài cá biển, bao gồm cả các nước có yêu sách trên Biển Đông với các quốc gia quanh vịnh Thái Lan.


Các quốc gia quanh vịnh Thái Lan không cần tham gia việc hoạch định khu vực đánh bắt cá bao gồm các rặng san hô ở Biển Đông, nhưng cần được tư vấn về các khu vực nhằm quản lý nguồn cá di cư di chuyển giữa 2 vùng nước.


Hai là phân chia trách nhiệm thi hành giữa những nước chiếm đóng và những quốc gia yêu sách khác.


Các quốc gia này phải chịu trách nhiệm giám sát và ngăn chặn tàu cá vi phạm giới hạn đánh bắt cá đã được các bên cùng thỏa thuận, trong phạm vi 12 hải lý các cấu trúc mà họ chiếm đóng có tính chất tranh chấp, cũng như khu vực quản lý trong phạm vi 200 tính từ bờ biển đối với quốc gia ven Biển Đông.


Ở các khu vực có yêu sách chồng lấn, 12 hải lý xung quanh đó phải được ưu tiên, một đường trung tuyến nên được sử dụng để tách riêng 2 khu vực trách nhiệm. 


Các khu vực tài phán này sẽ không cấu thành phán quyết về chủ quyền với các cấu trúc bị chiếm đóng hoặc hiệu lực pháp lý của chúng (đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm).


Chúng cũng không phương hại đến phân định ranh giới biển.


Việc tuần tra và ngăn chặn tàu cá vi phạm được cả hai bên cùng thỏa thuận trong tất cả các phần khác của khu vực quản lý, cho dù nó được yêu sác bởi bất kỳ bên nào.


Việc truy tố các tàu vi phạm việc hạn chế đánh bắt trong khu vực quản lý chung, phải thuộc về quốc gia tàu treo cờ.


Việc truy tố những người vi phạm từ các nước không có yêu sách ở Biển Đông thường là trách nhiệm của bên bắt giữ.


Ba là, các bên yêu sách ở Biển Đông phải đồng ý không sử dụng các khoản trợ cấp để khuyến khích đánh bắt cá ở Biển Đông đã bị khai thác quá mức.


Bốn là, phối hợp các nỗ lực để bảo tồn các loài sinh vật bị đe dọa, các rặng san hô đang suy thoái ở Biển Đông.


Năm là, tránh các hoạt động phá hoại môi trường biển hoặc làm thay đổi đáy biển.


Sáu là hợp tác nghiên cứu khoa học biển, việc làm cần thiết để đánh giá tình trạng môi trường biển, thực hiện có hiệu quả các nỗ lực bảo tồn. [1]


Nguy cơ chiến tranh từ tranh chấp nguồn lợi nghề cá, đặc biệt là chính sách tận thu tận diệt của Trung Quốc


The Washington Post ngày 13/9 đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu James G. Stavridis - Hiệu trưởng Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts, cùng với Johan Bergenas, Giám đốc cấp cao về chính sách công tại Vulcan Inc về nguy cơ chiến tranh từ tranh chấp tài nguyên nghề cá.


Hai nhà nghiên cứu cho biết, tuần này Quốc hội Mỹ đã yêu cầu hải quân giúp ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp thông qua một đạo luật ủy quyền quốc phòng.


image018

"Hạm đội" tàu cá Trung Quốc có thể làm mưa làm gió ở Biển Đông và nhiều vùng biển của các quốc gia khác do chính sách hỗ trợ từ chính phủ, cả về vật chất lẫn quân sự. Ảnh minh họa: internet.


Sự sụt giảm gần một nửa trữ lượng cá toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là một mối đe dọa ngày càng tăng với sinh kế của gần 1 tỉ người trên thế giới dựa vào nguồn cung cấp đạm từ cá.


Không có quốc gia nào quan tâm đến các đại dương ngày càng "rỗng ruột" như Trung Quốc, người dân nước này ăn cá nhiều gấp 2 lần mức trung bình toàn cầu.


Bắc Kinh cũng là nước xuất khẩu cá lớn nhất thế giới, với 14 triệu ngư dân hoạt động trong ngành đánh bắt tạo ra hàng tỉ USD mỗi năm.


Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm triệu đô la Mỹ cho ngư dân của họ đi đánh bắt ở các vùng xa xôi.


Trên Biển Đông, tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường hộ tống tàu cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.


Nói cách khác, chính phủ Trung Quốc đang tiếp tay và hỗ trợ bằng quân sự cho các hoạt động tranh cướp tài nguyên cá toàn cầu, hai tác giả nhận định.


Việc triển khai cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm để có được các nguồn tài nguyên dễ dẫn đến chiến tranh trong tương lai.


Hiện tại không ít quốc gia phải đau đầu đối phó với nạn đánh bắt trộm từ tàu cá Trung Quốc. Năm ngoái Argentina đánh chìm 1 tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp.


Nam Phi tiếp tục xung đột với Bắc Kinh về hoạt động đánh bắt, gần đây Ecuado triệu Đại sứ Trung Quốc đến lên án về tàu cá nước này xâm nhập vùng biển Ecuador sau khi thu giữ 300 tấn cá đánh bắt trái phép.


Hoa Kỳ có thể là mục tiêu kế tiếp của các tàu cá Trung Quốc. [3]


Tài liệu tham khảo:


[1]https://amti.csis.org/coc-blueprint-fisheries-environment/


[2]http://www.gbrmpa.gov.au/zoning-permits-and-plans/zoning/zoning-maps


[3]https://www.washingtonpost.com/opinions/the-fishing-wars-are-coming/2017/09/13/05c75208-97c6-11e7-b569-3360011663b4_story.html?utm_term=.258e52e8a86d


Hồng Thủy  16/09/17
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 16222)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15354)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15628)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15873)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 15015)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16876)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15488)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15458)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15512)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15646)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16021)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15384)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 15225)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15884)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 16271)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18979)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18657)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17143)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".