Tòa Bạch Ốc nhắm xóa sổ diện bảo lãnh thân nhân

14 Tháng Mười Hai 20178:17 CH(Xem: 12933)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ  SÁU  15  DEC  2017


Tòa Bạch Ốc nhắm xóa sổ diện bảo lãnh thân nhân


15/12/2017


Trà Mi-VOA


image019Người biểu tình chống lại các đề nghị cải tổ di trú của Tổng thống Trump.


Chính quyền: Đề nghị-Chuẩn bị-Hành động


Tòa Bạch Ốc đang tiến hành chiến dịch vận động công luận chống lại chính sách cho phép bảo lãnh thân nhân sang Mỹ định cư trước khi tiến hành ‘cú đẩy toàn lực’ vào năm sau hướng tới một thể thức di trú dựa vào năng lực xứng đáng.


Trước vụ tấn công khủng bố đầu tuần này tại New York do một di dân gốc Bangladesh thực hiện, chính quyền của Tổng thống Trump đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc vận động này bằng cách thu thập dữ liệu để củng cố lập luận rằng hệ thống di trú hiện hành không những có nhiều kẽ hở, mà còn nguy hiểm và gây hại cho người lao động Mỹ.


Tuần này, các giới chức Tòa Bạch Ốc cho AP biết dữ liệu cho thấy cần phải thay đổi hệ thống di trú ngay lập tức.


Vấn đề di trú dự kiến sẽ được nhấn mạnh trong bài phát biểu về Tình trạng Liên bang của Tổng thống vào ngày 30/1 tới đây.


Tòa Bạch Ốc cũng lên kế hoạch cho các bài diễn văn khác của Tổng thống và thúc đẩy nhấn mạnh vấn đề này trên mạng lưới truyền thông bảo thủ.


Chính quyền Trump bắt đầu chiến dịch này từ thứ năm, đăng lên truyền thông xã hội, nhấn mạnh các số liệu như dữ kiện Bộ An ninh Nội địa cho thấy gần 9,3 triệu trong số gần 13 triệu di dân tới Mỹ từ 2005 tới 2016 là diện bảo lãnh thân nhân. Trong thập niên qua, cứ 15 di dân chỉ có 1 người nhập cư Mỹ nhờ kỹ năng.


image020Lực lượng thực thi di trú Mỹ bắt một di dân bất hợp pháp ở Los Angeles.


Trong khuôn khổ chiến dịch thu hút đồng thuận từ công chúng, sắp tới, hành pháp Mỹ dự định sẽ công bố báo cáo nêu bật số di dân phạm tội tại Mỹ đang bị giam giữ trong các nhà tù, đánh giá những hồ sơ tòa án tồn đọng về di trú và những trì trệ trong tiến trình xét duyệt các đơn xin tị nạn, cùng phúc trình về điều mà chính quyền Trump gọi là sự liên hệ giữa di dân và khủng bố.


Những người chỉ trích từng chất vấn về việc trước đây chính quyền dựa vào những số liệu đôi khi gây ngộ nhận.


Đề nghị gạt bỏ chương trình di trú diện bảo lãnh thân nhân là một thay đổi quan trọng nhất đối với hệ thống di trú Mỹ trong 30 năm nay.


Đề nghị này có thể xóa bỏ các diện bảo lãnh ‘ăn theo’ như anh chị em, ba mẹ, hay con cái trên 21 tuổi, luật sư Khanh Phạm từ Texas, người có chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, cho VOA Việt ngữ biết.


Thay vào đó, dân nhập cư Mỹ được đánh giá, tuyển chọn theo một hệ thống thang điểm dựa trên khả năng học vấn và chuyên môn. Bbiện pháp này ngày càng được các nước ứng dụng nhiều hơn, kể cả Anh quốc.


Công luận: Ủng hộ vs Phản đối


Công chúng Mỹ hiện chia rẽ sâu sắc về các kiểu cải cách mà Tổng thống Trump đang cổ súy.


Cuộc thăm dò của đại học Quinnipiac hồi tháng 8 cho thấy 48% cử tri phản đối đề xuất mà Tổng thống Trump ủng hộ: cắt giảm số di dân bất hợp pháp trong tương lai xuống còn phân nửa và ưu tiên cho các di dân có kỹ năng nghề nghiệp hơn là những người có bà con thân nhân ở Mỹ. 44% những người được hỏi ủng hộ ý kiến này.


Tòa Bạch Ốc hy vọng Quốc hội bắt tay vào vấn đề di trú vào đầu năm 2018.


Ông Trump đã đề ra những tiêu chí tổng quát về những gì ông trông đợi trong dự luật cải cách di trú để đổi lấy việc cấp quy chế hợp pháp cho hơn 700 ngàn di dân được cha mẹ mang sang Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ. Các nội dung ông Trump mong muốn cải cách bao gồm xây tường biên giới chặn di dân lậu, tăng cường thực thi luật nghiêm hơn, và tiến tới hệ thống di trú dựa trên thang điểm xứng đáng.


image018


Người biểu tình chống lại các biện pháp liên bang nhắm vào các thành phố 'chứa chấp' di dân bất hợp pháp.


Liên đoàn Cải cách Di trú Mỹ, FAIR, tổ chức vận động hạ bớt tỷ lệ dân nhập cư, vừa khởi sự chiến dịch vận động trên truyền thông cảnh báo về điều mà họ gọi là mối nguy của chương trình nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân và chương trình xổ số visa định cư Mỹ. Trong 1 tháng rưỡi qua, tổ chức này đã chi gần 1 triệu đô la cho chiến dịch vận động của mình.


Tuy nhiên, ông Guillermo Cantor, giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Di trú Mỹ, cho rằng chính quyền Trump phớt lờ những lợi ích của hệ thống di dân theo diện bảo lãnh thân nhân.


Ông nói nghiên cứu cho thấy các thân nhân được bảo lãnh mang tới Mỹ kỹ năng, sự hỗ trợ cùng các lợi ích khác chẳng hạn như phụ giúp trông trẻ.


“Xã hội này được thành lập trên các giá trị gia đình,” ông Cantor lập luận rằng chuyện đoàn tụ với cha mẹ, anh chị em, đối với nhiều người đã trở thành thường trú nhân hay công dân Mỹ, là hết sức hệ trọng.


Luật sư Khanh Phạm nói dù những đề nghị của ông Trump chưa thành luật nhưng các nỗ lực vận động giới lập pháp chớ xóa bỏ chương trình định cư ‘ăn theo’ nên bắt đầu từ bây giờ, từ cách gửi gắm nguyện vọng qua những tiếng nói đại diện cho dân tại Quốc hội, vốn là cách vận hành lâu nay của hệ thống dân chủ Mỹ.


Nguồn: AP, VOA Interview


image021


Trà Mi-VOA
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17692)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15800)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14776)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15041)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15449)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15118)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14093)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15902)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17920)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16231)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15544)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16757)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14316)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14246)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15950)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17464)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15846)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".