Bắc Kinh lại cho báo chí đe dọa Úc vì “xen vào” hồ sơ Biển Đông

01 Tháng Giêng 201810:55 CH(Xem: 12899)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÚC - THỨ  HAI  01 JAN  2018


Bắc Kinh lại cho báo chí đe dọa Úc vì “xen vào” hồ sơ Biển Đông


Trọng Nghĩa 01-01-2018


 image026

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop (T) tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Canberra, ngày 07/02/2017© Reuters


Trong số báo cuối năm đề ngày 31/12/2017, nhật báo Trung Quốc Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo) tiếp tục gây sức ép đối với Úc, đe dọa rằng việc « xen vào » vấn đề Biển Đông sẽ chỉ làm cho tình thế chiến lược của Canberra thêm khó khăn.


Tờ báo Trung Quốc nổi tiếng với những luận điệu hung hăng này, đã đăng bài viết của một chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Hải Quân Trung Quốc tại Bắc Kinh. Theo nhà nghiên cứu này, trước đây, dưới thời hai thủ tướng Kevin Rudd và Julia Gillard, nước Úc đã có một lập trường tốt khi giữ thái độ «trung lập và cân bằng» trong vấn đề Biển Đông.


Tuy nhiên, chuyên gia Trung Quốc kể trên ghi nhận là trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Mỹ cho thực hiện các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, Úc đã thay đổi chính sách một cách đáng kể, với hệ quả là vừa đe dọa lợi ích quốc gia của Trung Quốc, vừa gây tổn hại cho lợi ích lâu dài của Úc, làm sâu đậm thêm những mâu thuẫn căn bản về mặt chiến lược của Canberra.


Và như thông lệ, Hoàn Cầu Thời Báo đã lớn tiếng hù dọa rằng «Trung Quốc sẽ không cho phép Úc muốn làm gì thì làm… và những hành động khiêu khích ở Biển Đông (của Canberra) có thể buộc Bắc Kinh áp dụng các biện pháp đối phó mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Úc.


Giọng điệu đe dọa của Hoàn Cầu Thời Báo không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng điểm đáng chú ý là tờ báo trực thuộc Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã gợi lên khả năng Bắc Kinh trả đũa Canberra về kinh tế.


Trên nhật báo Úc The Sydney Morning Herald vào hôm nay, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học Viện Quốc Phòng Úc, nhận định rằng bài báo thể hiện luận điệu chống Úc ngày càng tăng của chính quyền Trung Quốc nhắm vào dư luận Úc, đặc biệt là nhằm tranh thủ các đối tượng chủ trương nương theo thay vì chống lại đà vươn lên của Bắc Kinh.


Đối với giáo sư Thayer, quan điểm trong bài báo cho rằng Trung Quốc nên trừng phạt Úc về mặt kinh tế vì lập trường Biển Đông của Canberra là một tín hiệu «đặc biệt đáng lo ngại».


Theo chuyên gia Thayer, giọng điệu của «chuyên gia» được Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài, hoàn toàn phù hợp với đường lối nhất quán của tờ báo này, đang đả kích và đe dọa Úc, một phần là vì chính quyền Canberra đã chỉ trích Bắc Kinh xen vào chính trường nội bộ nước Úc.


Theo giáo sư Thayer, Hoàn Cầu Thời Báo «đóng vai trò một con chó dữ được dùng để đe dọa bất cứ quốc gia nào có quan điểm trái ngược với đường hướng tuyên truyền hiện tại của Trung Quốc»./
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14817)
Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15141)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14715)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13959)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16452)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16116)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16662)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14097)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15160)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16309)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14701)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14506)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14603)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.