Qatar chi 6,1 tỷ đô mua 36 chiếc F-15QA

03 Tháng Giêng 20187:39 CH(Xem: 13903)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU PHI  - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Qatar chi 6,1 tỷ đô mua 36 chiếc F-15QA


 25/12/2017


image029


Qatar đã bỏ ra 6,1 tỷ USD để mua 36 chiếc máy bay chiến đấu F-15QA, tương đương 170 triệu USD một chiếc.


Qatar chi 6,1 tỷ USD mua 36 chiến đấu cơ F-15QA


Nhà sản xuất vũ khí nổi tiếng của Mỹ Boeing vào giữa năm 2017 công bố việc bán 36 máy bay chiến đấu F-15QA đến Qatar. Số lượng máy bay này ít hơn một nửa so với ý định ban đầu của Doha là mua 72 chiếc máy bay F-15, nhưng nó cũng có lợi rất nhiều đối với Boeing.


F-15QA (phiên bản Qatar) được sản xuất trên cơ sở máy bay chiến đấu F-15SE Strike Eagle. Điều này sẽ giúp dây chuyền sản xuất dòng chiến đấu cơ F-15 của Boeing tiếp tục vận hành trong hơn 10 năm, giúp hãng này có thể kiếm thêm những hợp đồng béo bở khác, ngoài việc đã hưởng lợi rất nhiều từ mức giá trên trời 6,1 tỷ USD cho 36 chiếc F-15QA.


Với hợp đồng siêu khủng cho Qatar, Boeing tiếp tục rung đùi ăn các sản phẩm cũ trong 10 năm tới. F-15 trong một thời gian dài là máy bay chiến đấu hạng nặng chủ lực của Không quân Mỹ, hiện còn có hơn hai trăm chiếc thuộc phiên bản F-15C/D trong biên chế Không quân Hoa Kỳ.


Những chiếc máy bay thế hệ cũ này sau khi đại tu kéo dài tuổi thọ có thể được “tái sinh” một lần nữa và tăng thêm 50% thời gian sử dụng. Dự kiến chúng có thể nâng vòng đời lên tới 12.000 giờ, mà chỉ cần gia cố khung thân và thay thế một số thành phần, ví dụ như là lắp cánh mới.


Không quân Hoa Kỳ tương lai sẽ sử dụng máy bay chiến đấu F-35A để thay thế hoàn toàn các loại mô hình hiện có và Boeing đã bị thua thiệt dưới tay của Lockheed Martin trong cuộc cạnh tranh. Do đó, hợp đồng mua F-15QA của Qatar đúng là phao cứu sinh cho hãng này.


Ngoài ra, Boeing cũng tiếp tục đẩy mạnh việc bán F-15C/D thải loại được “nâng cấp” cho các nước thứ 3 để có thể kiếm thêm những mối lợi mới, trong đó, rất nhiều hợp đồng mua sắm có mục đích chủ yếu là các “hợp đổng chính trị”, mà Qatar cũng không phải ngoại lệ.


Một chuyên gia về Trung Đông đã từng nhận định rằng, các loại vũ khí mà các nước Ả rập mua về không được sử dụng, bởi vì tàu chiến, máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không…, là vũ khí để chiến đấu với một quân đội của nước khác, nhưng ngoài Iran ra, Trung Đông toàn là bạn bè của Mỹ.


Do đó, số vũ khí khổng lồ này mua về không được sử dụng và dần dần biến thành một đống kim loại phế thải, sau đó các nước này lại tiếp tục một vòng quay mua sắm vũ khí mới, giúp Hoa Kỳ ních đầy túi những đồng dollars thấm đẫm dầu mỏ Trung Đông.


image030

Qatar đã giúp hãng Boeing-Mỹ có công ăn việc làm thêm 10 năm nữa


Qatar chi bộn tiền mua ô bảo vệ của Mỹ


Chính phủ Hoa Kỳ và Qatar đã ký kết thỏa thuận này vào hồi tháng 6, khi họ ước tính tổng giá trị 72 máy bay mà họ mua ban đầu là 12 tỷ dollars Mỹ, nhưng thỏa thuận cuối cùng chỉ đạt 6,1 tỷ. Tuy nhiên, sau này Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vẫn có thể tiếp tục gợi ý cho Qatar tiếp tục mua thêm, nếu nước này cảm thấy hài lòng về sự hợp tác giữa hai bên.


Hiện nay, ngoài việc mua máy bay chiến đấu F-15QA của Mỹ, Qatar đang còn có hai hợp đồng rất lớn mua sắm các chiến đấu cơ của châu Âu là Rafale của Pháp và Typhoon của Anh. Việc Không quân Qatar sở hữu 3 loại máy bay chiến đấu của ba nước khác nhau đã mang lại những thách thức không nhỏ về hậu cần, kỹ thuật đối với Quân đội nước này.


Hơn nữa, sau khi công bố việc mua 24 chiếc Eurofighter Typhoon của Anh, Qatar lại mua F-15QA của Mỹ, điều này về lí thuyết sẽ giúp tăng cường sức mạnh của không quân nước này, nhưng về thực tế, không quân các quốc gia dầu mỏ Trung Đông đều sở hữu một phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ tầm cỡ thế giới, chả kém nước này chút nào.


Trong cuộc đụng độ với các quốc gia Ả rập khác hay Israel, chắc chắn Qatar sẽ không chiếm được lợi thế, còn nếu các vụ cuộc chiến xảy ra theo kiểu giữa giữa quân đội Saudi Arabia và phiến quân Houthis thì lực lượng không quân hùng hậu này lại chẳng có nhiều ý nghĩa.


Do đó, giới phân tích nhận định rằng, lý do để chính quyền Doha bỏ ra một số tiền lớn mua một số lượng lớn máy bay không quá hiện đại của Mỹ chính là trả tiền bảo vệ cho một số lượng lớn lính Mỹ đồn trú tại khu vực nước này và Trung Đông, để ngăn chặn các ý đồ gây chiến.


Liên tiếp trong mấy tháng giữa năm 2017, Qatar và hàng loạt nước Ả rập Trung Đông do Saudi Arabia, UAE… lãnh đạo, đột nhiên phát sinh mâu thuẫn rất lớn. Các nước này đã gia tăng bao vây, trừng phạt Doha, khiến đối đầu có nguy cơ biến thành xung đột quân sự.


Tình hình gia tăng căng thẳng và những động thái thân thiết giữa Mỹ và Saudi Arabia đã khiến chỉ 3 tuần sau đó, chính quyền Doha phải vung tiền để ký hợp đồng mua sắm lô máy bay chiến đấu F-15QA, nhằm đổi lấy cam kết của Mỹ ngăn chặn bàn tay của Saudi Arabia./


- Donald Trump 'ủng hộ cô lập Qatar'


- Mỹ ‘thống trị’ thị trường vũ khí toàn cầu

27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14777)
Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15112)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14689)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13930)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16425)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16003)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16554)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14001)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15049)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16215)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14675)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14464)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14553)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.