Một năm làm tổng thống, Trump tự tạo nên hiện thực của riêng mình

21 Tháng Giêng 201812:00 SA(Xem: 12315)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 22 JAN  2018


Một năm làm tổng thống, Trump tự tạo nên hiện thực của riêng mình


AP


image004

Các vị tổng thống khác cũng bóp méo sự thật — George W. Bush về nguyên cớ cho cuộc chiến tranh Iraq, Barack Obama về những lợi ích của "Obamacare" — nhưng ông Trump lại ở một tầm vóc khác.


"Chưa có năm đầu tiên nào như thế này," Tổng thống Donald Trump nói trước một cuộc tập hợp hồi tháng trước ở bang Florida.


Đích thực là vậy.


Những nhà báo kiểm chứng sự thật chưa từng thấy năm đầu của một tổng thống Mỹ nào giống như năm vừa qua. Những phát biểu sai trái và phóng đại vẫn không ngừng tuôn ra từ tài khoản Twitter, các bài phát biểu và các cuộc phỏng vấn của ông Trump, đại đa số những tuyên bố này nhằm thỏa mãn cái tôi của ông.


Các vị tổng thống khác cũng bóp méo sự thật — George W. Bush về nguyên cớ cho cuộc chiến tranh Iraq, Barack Obama về những lợi ích của "Obamacare" — nhưng ông Trump lại ở một tầm vóc khác.


Ông thường xuyên trình bày những hành động mà ông định thực hiện như là những thành tựu mà ông đã đạt được ("Obamacare" đã chết, tiền đổ vào NATO), và thổi phồng tầm quan trọng của những gì mà ông đã làm (gọi những cắt giảm thuế của ông là lớn nhất từ trước tới giờ và là thành tích không sánh nổi trong lịch sử — cả hai đều không đúng). Ông phóng đại những vấn đề mà ông thừa hưởng (đường sá và cầu cống trong tình trạng "hư hỏng và rối loạn," biên giới "mở toang hoang"), đề ra những mục tiêu tưởng tượng (6 phần trăm tăng trưởng kinh tế), và không học từ những sai lầm. Thay vào đó, ông lặp lại những phát biểu đó.


Hơn nữa, ông Trump thường bỏ qua cả bộ máy thu thập thông tin rộng lớn nằm dưới quyền của ông, mà thích tạo nên hiện thực của riêng mình qua những gì ông xem trên TV, hoặc nhận thức chủ quan.


Một số xu hướng và nét nổi bật trong những phát biểu của ông kể từ khi ông nhậm chức:


Nghệ thuật của những cái lớn nhất, tốt nhất


Ông Trump không cắt giảm thuế lớn. Ông cắt giảm thuế lớn nhất từ trước tới giờ. Ông không chiến thắng bầu cử. Ông chiến thắng bầu cử một cách "áp đảo." Ông không chỉ làm cho Bộ Cựu chiến binh vận hành tốt hơn. Ông đuổi thẳng "những kẻ tàn độc."


Thực tế là:


—Cuộc cải tổ thuế vào tháng 12 vừa rồi xếp sau cuộc cải tổ thuế của ông Ronald Reagan trong những năm đầu thập niên 80, những đợt cắt giảm thuế hậu Thế chiến thứ hai và ít nhất là một vài đợt cắt giảm thuế nữa.


—Chiến thắng bầu cử năm 2016 của ông xếp thứ 13 trong số 58 cuộc bầu cử tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ, theo một cuộc kiểm đếm của nhà khoa học chính trị John Pitney thuộc trường Đại học Claremont McKenna. Chiến thắng của ông không áp đảo. Tỉ lệ chiến thắng của ông trong Cử tri Đoàn chỉ dưới 57 phần trăm, thấp hơn so với cả hai tỉ lệ chiến thắng của ông Obama (61 phần trăm vào năm 2008 và 62 phần trăm vào năm 2012) và thấp hơn tất cả, ngoại trừ 2, trong số 10 cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất. Ngoài ra, ông cũng thua ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton về số phiếu phổ thông.


—Mặc dù ông tự hào rằng các nhân viên kém năng lực của Bộ Cựu chiến binh đang nhanh chóng bị loại bỏ — và về việc ban hành một đạo luật hồi giữa năm nhằm đẩy nhanh tiến trình đó — nhưng có nhiều nhân viên của Bộ Cựu chiến binh bị sa thải trong năm tài chính cuối cùng của ông Obama hơn là trong năm tài chính đầu tiên của ông Trump.


Những sứ mạng chưa hoàn thành


Ông Trump nhìn mọi thứ theo cách mà ông muốn và trình bày chúng như thể đó là hiện thực.


"Bạn biết đấy, ta có các nhà máy đang đổ vào nước ta trở lại. Bạn có bao giờ nghĩ sẽ nghe thấy điều này không?" "Tôi kêu gọi các đồng minh NATO của chúng ta làm nhiều hơn để củng cố liên minh thiết yếu của chúng ta và tạo điều kiện để các nước thành viên đóng góp đáng kể. Hàng tỉ và hàng tỉ đôla đang đổ vào vì sáng kiến đó." "Công ăn việc làm đang đổ vào đất nước chúng ta."


Thực tế là:


—Các nhà máy hiện không đổ vào Mỹ "trở lại" mà cũng không mọc lên số lượng lớn. Khi ông Trump đưa ra tuyên bố này, vào tháng 12, chi tiêu cho việc xây dựng các nhà máy đã giảm 14 phần trăm trong năm qua, tiếp tục đà giảm đều đặn kể từ giữa năm 2015. Còn về công ăn việc làm "đổ vào đất nước chúng ta," ông Trump hy vọng cuộc cải tổ thuế của ông sẽ làm cho điều đó xảy ra, nhưng giờ thì vẫn chưa. Trong năm đầu tiên ông Trump nắm quyền, nền kinh tế đã thêm vào khoảng 170.000 việc làm mới mỗi tháng. Mức này thấp hơn một chút so với mức trung bình 185.000 trong năm 2016.


image005

Một công nhân làm việc tại một nhà máy của tập đoàn Stihl ở Virginia Beach, bang Virginia, ngày 25 tháng 5, 2017.


Các nhà sản xuất có gia tăng tuyển dụng nhân công, thêm 196.000 việc làm trong năm 2017, nhưng họ từng thêm vào nhiều việc làm hơn vào năm 2011 và 2014.


—Tiền hiện không đổ vào NATO và nó sẽ không đổ vào đó. Ý của ông Trump là ông đang hối thúc các thành viên NATO gia tăng ngân sách quân sự của chính họ để Mỹ không phải gồng mình gánh vác. Các nước thành viên NATO đã nhất trí trong nhiệm kỳ của ông Obama sẽ tăng chi tiêu quân sự trong những năm tới. Liệu ông Trump có giúp tăng tốc điều đó hay không thì còn phải chờ xem.


Cảnh tượng u ám


Ông Trump làm cho tình trạng liên bang trông tươi sáng hơn dưới quyền của ông bằng cách làm cho quá khứ u ám hết mức có thể. Trước khi ông lên cầm quyền, Mỹ "để biên giới của chính chúng ta mở toang hoang. Ai cũng có thể vào được." Các lực lượng vũ trang của Mỹ gần như kiệt quệ. Luật y tế mà ông thừa hưởng và đã cố tìm cách bãi bỏ là một thảm họa "bảo hiểm cho rất ít người," và về cơ bản là "đã chết." Các vị tổng thống trước "khóa chặt nguồn năng lượng của Mỹ."


Thực ra:


—Biên giới của Mỹ không hề lỏng lẻo từ trước khi ông Trump nhậm chức. Số vụ bắt giữ những người vượt biên trái phép — thước đo tốt nhất để biết có bao nhiêu người cố tình vượt biên trái phép — đã ở mức thấp nhất trong 40 năm qua trước khi chính sách biên giới của ông Trump bắt đầu có tác dụng. Chính phủ dưới thời các tổng thống George W. Bush và Obama đã tăng gấp đôi số lượng nhân viên trong lực lượng Tuần tra Biên giới trong khoảng một thập niên qua. Ông Obama đã bị những người vận động cho vấn đề di trú dè bỉu với cái tên “deporter in chief” (sếp sòng chuyên trục xuất) vì ông đã tăng cường các vụ trục xuất trước khi nới tay đối với một số nhóm người nhất định vào cuối nhiệm kỳ của ông.


—Obamacare bảo hiểm cho khoảng 20 triệu người khi ông Trump mô tả con số này là "rất ít." Phần lớn những người được bảo hiểm là nhờ việc mở rộng Medicaid. Một yếu tố khác giúp mở rộng phạm vi bảo hiểm, những kế hoạch bảo hiểm được bán trong thị trường bảo hiểm cá nhân được trợ giá, đã thu hút khoảng 9 triệu người đăng ký cho năm 2018 dù giai đoạn đăng ký ngắn hơn rất nhiều, và ngân sách quảng cáo và các khoản chi trả của liên bang cho các công ty bảo hiểm bị cắt giảm. Luật thuế mới chấm dứt khoản tiền phạt Obamacare vì không có bảo hiểm, bắt đầu từ năm 2019. Điều này bãi bỏ một cấu phần chính trong luật của ông Obama, nhưng các phần thiết yếu khác của luật vẫn được giữ nguyên.


—Sản xuất năng lượng không bị kìm hãm dưới các chính quyền trước. Nó được khai mở, đặc biệt là dưới thời tổng thống Obama, chủ yếu là do những tiến bộ trong công nghệ cắt phá bằng thủy lực (fracking) giúp việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên khổng lồ trở nên rẻ hơn. Sản xuất dầu cũng tăng lên đáng kể, giúp giảm dầu nhập khẩu. Trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, Mỹ lần đầu tiên trong nhiều thập niên sử dụng năng lượng sản xuất trong nước nhiều hơn năng lượng nhập khẩu. Trước ông Obama, ông Bush không phải là đối thủ của ngành năng lượng.


Lời lẽ của Trump về sản xuất năng lượng của Mỹ là vậy, song một trong những hành động có hệ quả to lớn của ông trên cương vị tổng thống là cho phép Mỹ tiếp nhận một nguồn dầu khác của nước ngoài, với việc ông chấp thuận đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada.


Nghĩ sao nói vậy (và nói theo TV)


Ông Trump hình thành ấn tượng ngay tức thì về những gì ông xem trên TV hoặc nghe thấy và chia sẻ những quan điểm đó, giống những người bình thường trên mạng xã hội hoặc bên những ly cà phê. Sự khác biệt là lời của tổng thống có hàng triệu người nghe và có thể làm thay đổi thế giới.


—Ông Trump khiến quan hệ với Anh căng thẳng bằng việc tweet lại những video phát tán bởi một nhóm cực hữu ngoài luồng ở Anh mà họ nói là cho thấy sự cực đoan của người Hồi giáo. "Di dân Hồi giáo đánh đập cậu bé người Hà Lan chống nạng!" lời giới thiệu về một đoạn video nói, cho thấy một thanh niên tấn công một thanh niên khác chống nạng. Kẻ tấn công không phải là di dân người Hồi giáo. Người này là một công dân sinh ra ở Hà Lan, đã bị bắt và bị kết án về tội ác này. "Sự thật rất quan trọng," Đại sứ quán Hà Lan tại Washington nói trong một dòng tweet nhắm tới ông Trump.


—Tổng thống khiến nhiều người bối rối vào tháng 2 khi ông nói tại một cuộc tập hợp rằng nhập cư đang khiến bạo lực và chủ nghĩa cực đoan lan rộng ở Thụy Điển, nhắc tới "chuyện xảy ra đêm qua ở Thụy Điển." Chẳng có gì bất thường xảy ra ở Thụy Điển vào đêm trước, ngày 17 tháng 2, cả. Chỉ là ông Trump tình cờ xem một nhà phân tích nói về đề tài này trên đài Fox News.


Nhưng ông mau chóng tuyên bố phát biểu của ông không sai khi trả lời phỏng vấn tạp chí Time vào tháng sau: "Tôi nói thế đấy, mọi người phát điên lên. Thế là hôm sau có bạo loạn lớn ghê lắm, chết chóc, và các vấn đề."


Điều đó cũng không đúng. Hai ngày sau cuộc tập hợp của ông, bạo loạn nổ ra trong một khu dân nhập cư chiếm đa số sau khi cảnh sát bắt giữ một nghi phạm ma túy. Xe cộ bị đốt cháy và các cửa hàng bị cướp phá, nhưng không ai thiệt mạng. Những vụ tấn công ở Thụy Điển liên quan tới chủ nghĩa cực đoan vẫn hiếm; điều ngạc nhiên lớn nhất đối với nhiều người Thụy Điển là viên cảnh sát lại thấy cần thiết phải nổ súng.


image006

Một toa tàu của đoàn tàu Amtrak trượt khỏi đường ray và treo lơ lửng trên Quốc lộ 5, ngày 18 tháng 12, 2017, ở DuPont, bang Washington.


—Khi một đoàn tàu Amtrak lao khỏi đường ray ở bang Washington vào tháng 12, làm ba người chết và làm hàng chục người bị thương, ông Trump ngay lập tức quảng bá hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng của mình. Chỉ sau đó ông mới gửi lời chia buồn và cầu nguyện cho các nạn nhân và cảm ơn nhân viên cứu hộ. Dòng tweet mở màn của ông: "Vụ tai nạn xe lửa vừa xảy ra ở DuPont, WA cho thấy hơn bao giờ hết tại sao kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng sắp được đệ trình của chúng tôi phải được phê chuẩn nhanh chóng. Bảy ngàn tỉ đôla xài ở Trung Đông trong khi đường sá, cầu cống, đường hầm, đường ray của chúng ta (và nhiều hơn nữa) rệu rã! Không còn lâu nữa đâu!"


Dù ông Trump vội vàng kết luận chỉ trong vòng vài giờ sau vụ tai nạn, các nhà điều tra mất hàng tháng mới đi đến kết luận dựa trên các dữ kiện. Nhưng đây là những điều rõ ràng ngay lập tức: Đoàn tàu khi đó chạy chuyến đầu tiên khai trương một tuyến đường mới và nhanh, không phải là một tuyến đường rệu rã mà sẽ là một ưu tiên của một kế hoạch cơ sở hạ tầng quốc gia. Và chuyến tàu khi đó chạy với vận tốc cao gấp hai lần vận tốc giới hạn.


Quen, rồi không quen


Ông Trump tuyên bố biết rõ một số người nhất định, để rồi quay trược 180 độ nói rằng không biết gì. Việc ông có quen với họ hay không thay đổi theo hoàn cảnh chính trị.


Vì thế khi George Papadopoulos, một cố vấn trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhận tội hồi tháng 10 về những liên lạc với Nga. "Rất ít người biết tình nguyện viên trẻ tuổi, cấp thấp này," ông Trump tweet một lời hồi đáp. Sau khi bổ nhiệm Papadopoulos vào hội đồng cố vấn chính sách đối ngoại của ông vào tháng 3 năm 2016, ông Trump gọi anh ta là "một người xuất sắc" và tweet một bức hình về cuộc họp hội đồng với Papadopoulos ngồi ngang hàng với một số cố vấn của ông.


Steve Bannon bị đối xử như vậy mấy tháng trước khi bị sa thải khỏi vị trí chiến lược gia Nhà Trắng vào năm ngoái.


Ông Trump nói ông đã biết ông Bannon "từ nhiều năm qua" khi ông này trở thành giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump vào tháng 8 năm 2016. Khi vị trí chiến lược gia trưởng của ông Bannon bị lung lay vào tháng 4, ông Trump nói "Trước đây tôi đâu có biết ông ta" khi Bannon được bổ nhiệm là giám đốc điều hành chiến dịch.


Ông Trump và ông Bannon trước đó đã quen biết nhau năm năm khi ứng cử viên Đảng Cộng hòa Trump, một tháng sau khi nhận đề cử, cho ông Bannon làm giám đốc điều hành chiến dịch.


David Bossie, người từng là phó quản lý chiến dịch của ông Trump, nói với AP rằng ông đã giới thiệu hai người với nhau vào năm 2011 tại tòa nhà Trump Tower và họ đã trở nên thân quen với nhau, khi ông Trump xuất hiện nhiều lần trên chương trình radio Breitbart của ông Bannon. Ông Bannon phỏng vấn ông Trump ít nhất chín lần vào năm 2015 và 2016 và các thành viên trong gia đình và ban vận động của ông trong nhiều dịp khác. "Họ tin vào các chủ trương của nhau, đó là lý do tại sao họ thân nhau như vậy," ông Bossie nói./( VOA 21/01/2018)
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 16035)
"Trong cử chỉ bày tỏ đoàn kết, cựu đối thủ trong đảng Dân Chủ Bernie Sanders đã tuyên bố bà Clinton chính thức là ứng viên của đảng Dân chủ".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 15296)
"Sau một cuộc gặp tay ba bên lề các hội nghị của khối ASEAN tại Vientiane (Lào), các ngoại trưởng John Kerry của Mỹ, Fumio Kishida của Nhật và Julie Bishop của Úc đã ra một bản tuyên bố chung, bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của ba nước trước các tranh chấp trên Biển Đông và "cực lực phản đối mọi hành động đơn phương cưỡng chế có nguy cơ làm thay đổi hiện trạng và khiến căng thẳng gia tăng".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 16083)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15684)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15563)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15742)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16418)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15343)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16059)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15211)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15781)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16491)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17677)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16662)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 15123)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14858)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15795)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 15259)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15904)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.