Không chiến cũng chẳng hòa : Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

28 Tháng Giêng 201810:17 CH(Xem: 11737)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  HAI 29 JAN  2018


Không chiến cũng chẳng hòa : Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông


Thụy My 27-01-2018


 image024

Không ảnh ngày 11/05/2015 cho thấy Trung Quốc hối hả đào đắp đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa.REUTERS/Ritchie B. Tongo/Pool/File Photo


Tuần báo Anh The Economist dành chủ đề cho « Cuộc chiến sắp tới », với nhiều bài viết nói về sự cạnh tranh về công nghệ và địa chính trị đang làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Riêng trong bài « Sắc xám : Không chiến cũng chẳng hòa », tờ báo phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông.


Trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát


Một nhân tố chính trong chiến lược của Trung Quốc là « hiểu rõ kẻ thù ». Các tướng lãnh tại Học viện Khoa học Quân sự ở Bắc Kinh nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh với Hoa Kỳ trong thập niên 80, và kết luận rằng mặc dù Trung Quốc đã khai thác được các công nghệ mới nhằm « tin học hóa » chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát.


Thế nên các tướng Trung Quốc và Nga, rất ấn tượng với các cuộc tấn công chính xác của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, đã tìm cách giành thắng lợi về chính trị và lãnh thổ mà không phải vượt qua ngưỡng cửa của một cuộc chiến tranh công khai. Họ hình dung ra một « vùng xám » trong đó các cường quốc như Nga, Trung Quốc và Iran có thể tấn công và cưỡng bức mà không bị nguy cơ leo thang hay trừng trị. Ông Mark Geleotti, Viện Quan hệ Quốc tế ở Praha gọi cung cách này là « địa chính trị du kích ».


Điểm chính của vùng xám là đủ nhập nhằng để đối thủ không biết phải phản ứng thế nào. Nếu ít quá, có thể thất bại, còn nếu làm quá trớn, thì có nguy cơ phải chịu trách nhiệm về việc leo thang. Theo Hal Brands, Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, chiến thuật vùng xám « thường được che giấu trong các thủ thuật bóp méo thông tin, dối trá, bằng một cách khó thể quy trách nhiệm ». Chiến thuật này được tiến hành với một loạt công cụ, từ tấn công tin học cho đến tuyên truyền, nổi dậy, bắt bí về kinh tế, phá hoại, tài trợ cho các lực lượng ủy nhiệm và bành trướng quân sự.


Trung Quốc và « vùng xám đen » trên Biển Đông


Chiến lược vùng xám của Trung Quốc nhằm xác lập quyền kiểm soát Biển Đông và quyền tài phán đối với các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông thì diễn ra từ rất lâu, và màu xám càng đậm hơn theo với thời gian, khi sự tự tin và sức mạnh của Bắc Kinh tăng lên. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trưng ra bản đồ đường 9 đoạn tại Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi « chủ quyền không thể tranh cãi » trên 90% diện tích Biển Đông.


Chuyên gia James Holmes của Naval War College, Hoa Kỳ mô tả đây là « ngoại giao cây gậy nhỏ » (trái ngược với chiến lược « cây gậy lớn » thông qua lực lượng Hải quân quy ước). Trung Quốc huy động lực lượng tuần duyên và dân quân đông đảo, trang bị tận răng, trà trộn vào đội tàu đánh cá để đẩy các quốc gia ven biển ra khỏi vùng biển thuộc quyền lịch sử của họ.


Các nước láng giềng đành cắn răng chấp nhận sự áp bức của Bắc Kinh, trong khi Trung Quốc vẫn tránh được việc đối đầu trực diện với các chiến hạm Mỹ, vì không muốn xảy ra sự cố. Năm 2013, khi Trung Quốc dấn thêm một bước qua việc xây dựng các đảo nhân tạo tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Nhưng năm 2017, các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố đã cho thấy những kho chứa các giàn hỏa tiễn, thiết bị radar quân sự đã được thiết lập trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi ở Trường Sa, và sắp tới sẽ đến lượt các chiến đấu cơ.


Ngược với chiến tranh truyền thống, chiến lược vùng xám không tạo ra kết quả mang tính quyết định trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên cả Nga và Trung Quốc đều đã chứng tỏ rằng một cuộc chiến tranh hỗn hợp, nếu không bị đẩy đi quá xa, có thể đạt đến các kết quả lâu dài mà chẳng tốn kém gì cả.


Chuyên gia Brands cho rằng không có lý do gì mà Hoa Kỳ và các đồng minh lại không sử dụng chiến lược tương tự. Mỹ sở hữu các công cụ kinh tế và tài chính quan trọng, cùng với vũ khí tin học, các lực lượng đặc nhiệm tài giỏi, mạng lưới liên minh và quyền lực mềm vô địch. Tuy nhiên những lợi thế này dễ dàng bị lãng phí. Không có sự cam kết của Mỹ đối với trật tự thế giới và quyền lực cứng để tự vệ trước những thách thức, nguy hiểm sẽ tăng lên, và tương lai chiến tranh sẽ cận kề hơn là chúng ta nghĩ./
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17769)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 16003)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14813)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15250)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15522)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15338)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14307)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 16125)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 18148)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16471)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15675)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16890)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14450)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14387)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 16116)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17669)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15967)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".