Chiến lược của TT Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng

30 Tháng Giêng 20186:15 CH(Xem: 13584)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 30 JAN  2018


Chiến lược của TT Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng


image026

Tổng thống Donald Trump bước ra cửa cửa Air Force One vẫy tay chào mọi người khi ông đáp xuống phi trường Đà Nẵng ngày 10/11/2017. AP


Phạm Doãn Tình


28/01/18


 (GDVN) - Trong khi lo ngại của các đồng minh, đối tác của Mỹ ở châu Á chưa hoàn toàn được xóa bỏ, chiến lược an ninh mới của Mỹ ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn.


Định vị Biển Đông trong chính sách toàn cầu của Mỹ


Hoa Kỳ tuy không phải là một bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông nhưng lợi ích của Washington trong khu vực này là không hề nhỏ.


Trước hết, Biển Đông là tuyến đường thương mại rất quan trọng, được coi là yết hầu của tuyến đường vận chuyển trên biển của thế giới, khi có tới 50% lượng hàng hóa của thế giới đi qua Biển Đông.


Hoa Kỳ là nước có khối lượng thương mại lớn nhất thế giới và các hoạt động thương mại của nước này chủ yếu diễn ra trên các tuyến đường biển (chiếm tới 90% lượng hàng hóa).


Trong các hoạt động thương mại của Hoa Kỳ, có 45% (khoảng 1000 tỷ USD hàng năm) lượng hàng hóa phải đi qua Biển Đông.


image026

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Indonesia tuần qua, ảnh: Tân Hoa Xã.



Quan trọng hơn, về mặt địa chính trị - địa quân sự, Biển Đông còn có vị trí cực kỳ quan trọng về chiến lược. 


Dựa theo cách phân chia của Hải quân Hoa Kỳ về chiến lược biển toàn cầu, thì các tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới hiện nay được chia thành 8 nhóm eo biển mang tính liên khu vực nối liền nhau.


Trong 8 nhóm eo biển này, có nhóm eo biển ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm eo biển Bashi, eo biển Malacca, eo biển Sunda, những eo biển này đều nằm ở Biển Đông và vùng tiếp giáp Biển Đông.


Vì vậy, nếu Trung Quốc độc chiếm được Biển Đông thì về cơ bản sẽ kiểm soát được các quần đảo và bán đảo ở Đông Nam Á, đồng thời sẽ chi phối tây Thái Bình Dương và kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải chiến lược giữa Đông Á và Trung Đông.


Do đó, Hoa Kỳ sẽ khó mà có thể chấp nhận thực tế việc Trung Quốc tiến tới hoàn thành tham vọng độc chiếm Biển Đông.


Năm 2017 chứng kiến bước tiến mới của Trung Quốc


Năm 2017 vừa qua, mặc dù bề ngoài tưởng chừng như Biển Đông có vẻ yên ả nhưng thực tế Bắc Kinh đã âm thầm đẩy mạnh việc cải tạo bất hợp pháp các thực thể địa lý ở khu vực này để dần hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.


Theo báo cáo của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ, trong năm 2017, Trung Quốc đã xây dựng được nhiều công trình dân sự và quân sự có tổng diện tích 29 héc ta trên quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc địa lý ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông.


Các công trình này bao gồm: trạm ra đa cao tần, kho chứa đạn, hầm chứa máy bay và tên lửa, các tòa nhà hành chính, các vị trí neo đậu chiến hạm… trên các đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn thuộc Trường Sa và trên đảo Tri Tôn, đảo Cây và đảo Bắc thuộc Hoàng Sa. [1]


image027

3 tàu đổ bộ Trung Quốc tập trận thực hành chiến thuật chiếm đảo, ảnh: Asia Times.


Các chuyên gia nhận định, mục đích Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng các công trình bất hợp pháp trên các thực thể địa lý ở Biển Đông là nhằm tiến tới thiết lập đầy đủ các căn cứ không quân và hải quân trên những hòn đảo nhân tạo phi pháp này hòng kiểm soát toàn diện Biển Đông.


Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ này trong năm 2018.


Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông đang rõ ràng hơn trước


Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chiến lược an ninh mới của Hoa Kỳ xác định Trung Quốc và Nga là 2 đối thủ địa chính trị có thể đe dọa vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ hiện nay.


Ông Donald Trump đã chú trọng tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với các thách thức đang đặt ra bằng cách đề xuất tăng chi ngân sách quốc phòng trong năm 2017 lên 618,7 tỷ USD và Quốc hội Mỹ đã duyệt chi cho năm 2018 lên đến 700 tỷ USD. [2]


Riêng ở Biển Đông, Tổng thống Donald Trump đã cho phép Lầu Năm Góc, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương được “tiền trảm hậu tấu”, tiến hành các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải mà không cần xin phép trước.


Do đó, trong năm 2017, Hải quân Mỹ đã tiến hành tổng cộng 6 cuộc tuần tra vào các ngày 19/2, 24/5, 2/6, 6/7, 10/8 và 10/10, tăng gấp đôi số cuộc tuần tra so với toàn bộ nhiệm kỳ cuối của cựu Tổng thống Barack Obama.


Dưới thời vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, Hải quân Hoa Kỳ đã ngừng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến 2015 và chỉ tiến hành 3 cuộc tuần tra vào năm 2016.


Bước sang năm 2018, Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc tuần tra vào ngày 20/1, khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Hopper đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ Philippines năm 2012.


Sau khi ban hành chiến lược an ninh mới của Mỹ với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã có chuyến công du 2 nước Đông Nam Á.


image028

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam tuần qua, ảnh: Asia Maritimes Review


Tuần qua ông chủ Lầu Năm Góc đã đến thăm Indonesia và Việt Nam.


Tại Jakarta, tướng Mattis đã ca ngợi Indonesia là “điểm tựa hàng hải của Ấn Độ - Thái Bình Dương”, đồng thời công khai thừa nhận tên gọi Biển Bắc Natuna mà Jakarta đề xuất.


Tại Hà Nội, Bộ trưởng James Mattis đã thảo luận chủ đề tự do hàng hải ở Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước và đề xuất thực hiện chuyến thăm của tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson của Hoa Kỳ đến cảng Đà Nẵng vào tháng 3 tới.


Các nước đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ra lo ngại về chính sách Nước Mỹ trên hết của ông Donald Trump kể từ khi vị tỉ phú này lên nắm quyền.


Tuy nhiên quan sát các chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump, chúng tôi nhận thấy mục tiêu cuối cùng của chúng cũng là để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc thay thế Mỹ.


Do đó ông Donald Trump buộc phải củng cố lại nội lực cho nước Mỹ và tái cấu trúc chính sách an ninh toàn cầu, trong đó Biển Đông vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng,


Bởi Biển Đông đang bị Trung Quốc xem như sân sau, bàn đạp vươn lên vị thế bá chủ toàn cầu và trực tiếp thách thức nước Mỹ.


Mỹ sẽ vẫn trung lập trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhưng sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thách thức bất kỳ yêu sách hàng hải nào quá đáng và không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


Mỹ là một lực lượng quan trọng bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông.


Tài liệu tham khảo: 


[1]http://www.straitstimes.com/opinion/the-calm-over-south-china-sea-dispute-may-be-short-lived


[2]https://www.nytimes.com/2017/09/18/us/politics/senate-pentagon-spending-bill.html


[3] http://baoquocte.vn/philippines-my-bat-dau-tap-tran-chung-48760.html


Phạm Doãn Tình

11 Tháng Tư 2017(Xem: 14067)
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13740)
Sau khi nhận được thông báo từ Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình không có phản ứng nào tỏ ra quan tâm, sau đó bình thản ra về.
09 Tháng Tư 2017(Xem: 14170)
Pháp (IFRI), thì bản Hiến Pháp mới giúp quân đội củng cố quyền lực và tiếp tục lãnh đạo đất nước về lâu dài.
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13741)
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của ông Tập Cận Bình đến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay.
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13252)
Câu trả lời đã rõ. Hầu hết các vấn đề dự kiến đã được đặt lên bàn, nhưng giống như một sự làm quen hơn là để giải quyết...
28 Tháng Ba 2017(Xem: 14994)
Ba thuyền cá Việt Nam với 43 thuyền viên vừa bị bắt vì hoạt động trái phép ở Quần đảo Solomon trong khi số ngư dân Việt bị nước ngoài bắt gia tăng. Tình trạng ngư dân Việt Nam đi đánh bắt xa bờ đang gia tăng, chủ yếu vì nguồn cá trong vùng biển Việt Nam ngày càng ít ỏi.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 14441)
“Một Vành đai, Một Con đường” là sáng kiến của Trung Quốc muốn đầu tư 4 ngàn tỷ đô la vào các dự án hải cảng, cầu đường và đường sắt ở hải ngoại, và Bắc Kinh đang thúc đẩy các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tham gia vào sáng kiến của mình.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 13731)
Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ ngày 23/03/2017, tư lệnh NATO Curtis Scarparroti cho rằng Matxcơva tìm cách gia tăng ảnh hưởng để trở thành một « tác nhân thế giới ». Trong chiều hướng này, Nga đã hỗ trợ cho Taliban ở Afghanistan và thậm chí « tiếp tế » cho Taliban chống lại Kabul và quân đội NATO. Tướng Curtis Scarparroti không cho biết chi tiết.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 13597)
Các chiến dịch quân sự Nga tại Cận Đông hay tại Ukraina không phải là những mục tiêu tự thân mà chỉ là những công cụ để buộc phương Tây phải hành động, phải đến bắt chuyện với ông ấy, để xác định vùng ảnh hưởng, mà không gian hậu Xô Viết để lại cho nước Nga...
26 Tháng Ba 2017(Xem: 14150)
Bà Hoa xuân Oanh nói thêm: “Hoa Kỳ cũng có những khu ADIZ riêng. Tôi nghĩ nếu việc này là đúng, thì họ nên tôn trọng các quyền liên quan đến khu nhận dạng phòng không của Trung Quốc”
23 Tháng Ba 2017(Xem: 13562)
Hoa Kỳ cấm mang lap top và các thiết bị điện tử khổ lớn lên cabin máy bay vì thông tin tình báo cho hay khủng bố có thể đặt bom. Các nguồn ở Mỹ nói với hãng truyền thông ABC rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tìm cách mang chất nổ lên máy bay bằng cách giấu trong thiết bị điện tử. Những thiết bị điện tử lớn vẫn được cho phép trong hành lý ký gửi.
21 Tháng Ba 2017(Xem: 14153)
Trong một tuyên bố, Tillerson đã thể hiện quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng "trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải và hàng không". Đây là một cách để duy trì nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông...
19 Tháng Ba 2017(Xem: 13816)
Reuters ngày 17/03/2017 đưa tin, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trước Trung Quốc, Pháp sẽ điều một trong những chiến hạm hiện đại nhất là Mistral để dẫn đầu các cuộc tập trận trên bộ và trên biển ở đảo Tinian, tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận có sự tham dự của quân đội Nhật, Hoa Kỳ, và hai trực thăng quân sự của Anh.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 13886)
Một công tố viên nổi bật của Hoa Kỳ nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sa thải ông hôm 11/3, sau khi ông từ chối từ chức như yêu cầu của Bộ Tư pháp đối với ông và 45 công tố viên khác.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 13621)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa chỉ định chính trị gia dày dạn kinh nghiệm Enrique Manalo vào vị trí quyền Bộ trưởng Ngoại giao thay thế cho ông Perfecto Yasay.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 13474)
Vì sao chính quyền chọn 6 nước để cấm công dân của họ đặt chân lên nước Mỹ ? Ngoại trưởng Rex Tillerson giải thích : Iran, Syria, Soudan là ba nước ủng hộ khủng bố, ba nước còn lại gồm Libya, Somalia và Yemen, trở thành quốc gia vô luật pháp và biến thành nơi ẩn trú của khủng bố.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 15347)
Sàigon - Trong số cả trăm tấm poster cầm tay của những người biểu tình chung quanh tượng Đức Mẹ Ave Maria trước cửa Vương cung Thánh đường hôm Chủ nhật 5 tháng 3, 2017, có khá nhiều tấm poster viết tay hàng chữ: "Việt không giết Việt". Các poster này xuất hiện trên mạng xã hội hiện đang tạo nhiều phản ứng và bình luận trong cộng đồng Việt hải ngoại. Người thì cho tác giả là ông Đào Minh Quân tự xưng là thủ tướng, người thì cho là của "dư luận viên" dựng lên nhằm tạo phản cảm nội dung cuộc biểu tình. Điểm đáng chú ý là các biểu tình viên cầm biểu ngữ này đứng lẫn lộn trong nhóm biểu tình một cách êm ả, không có ai phản ứng hay "cãi cọ".