TT Philippines : Căn cứ TQ ở Biển Đông chỉ để chống Mỹ / Mỹ xem Duterte là khắc tinh của dân chủ

22 Tháng Hai 20186:23 CH(Xem: 14118)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á  - THỨ  SÁU 23  FEB  2018


TT Philippines : Căn cứ Trung Quốc ở Biển Đông chỉ để chống Mỹ


 image012

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đón tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại phủ tổng thống ở Manila, ngày 15/11/2017.REUTERS/Romeo Ranoco


Trước các thông tin dồn dập về việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không ngần ngại khẳng định rằng các tiền đồn mà Bắc Kinh đang rốt ráo xây dựng ở Trường Sa chỉ nhằm chống Mỹ mà thôi.


Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp Philippines-Trung Quốc tổ chức ở Manila, ngày 19/02/2018, với sự tham dự của ông Triệu Giám Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, tổng thống Duterte đã giảm nhẹ hẳn mức độ nghiêm trọng của các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.


Thậm chí, ông còn cho rằng các căn cứ quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông chỉ có mục tiêu phòng thủ trước nước Mỹ, chứ không phải nhằm đối phó với Philippines và các láng giềng Đông Nam Á.


Ông Duterte đồng thời phản bác những lời chỉ trích ông là “hèn nhát” trước Trung Quốc khi cho rằng ông sẽ không hy sinh mạng sống của người Philippines một cách vô ích, và “sẽ không bao giờ tham gia vào một cuộc chiến mà Philippines không thể thắng”.


Hãng tin Anh nhận định : Philippines và Trung Quốc từng căng thẳng với nhau trong nhiều năm trời vì các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, dưới thời ông Duterte, quan hệ hai bên đã cải thiện hẳn lên, với việc lãnh đạo Philippines ra sức chiêu dụ Bắc Kinh để tranh thủ các lợi ích thương mại và kinh tế.


Lập luận cho rằng Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông chỉ để chống Mỹ cũng được đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Sta. Romana, khai triển thêm cũng tại diễn đàn ở Manila, với nhận định cho rằng tương quan lực lượng Mỹ-Trung tại châu Á đang dịch chuyển, và cụ thể là ở Biển Đông : “Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu chống lại thế thống trị của hạm đội 7 Hoa Kỳ”.


Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cho rằng “Biển Đông chưa phải là ao nhà của Trung Quốc” vì tàu sân bay Mỹ chẳng hạn vẫn đi ngang qua đó, ý muốn nói đến chiếc USS Carl Vinson vừa ghé cảng Manila. Thế nhưng theo ông, rủi ro xẩy ra xung đột võ trang trong vùng đang gia tăng do thế đối đầu Mỹ-Trung hiện nay.


Ông đã dùng đến hình tượng hai con voi đấu nhau làm cỏ dưới đất bị đạp nát để cho rằng “Có ai muốn làm bãi cỏ đâu”.


Theo hãng tin Mỹ AP, đại sứ Romana đã ca ngợi lợi ích của chính sách xích lại gần Bắc Kinh của Manila, nêu lên ví dụ về việc Trung Quốc đã không còn phong tỏa bãi Cỏ Mây (Second Thoomas Shoal) ở Trường Sa, bên trên có một đơn vị thủy quân lục chiến Philippines thường trú, hay đã cho phép ngư dân Philippines đến đánh bắt tại bãi Scarborough Shoal mà Trung Quốc đã lấn chiếm vào năm 2012 sau khi xua đuổi tàu thuyền của Philippines./ (Trọng Nghĩa 20-02-2018)


Philippines : Manila lo ngại vì Mỹ xem Duterte là khắc tinh của dân chủ


image013Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm lực lượng hải quan tại Manila, ngày 06/02/2018.REUTERS/Romeo Ranoco


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không phải là con người « độc đoán » và rất lo âu về bản báo cáo của tình báo Mỹ, xem ông là một trong những nhà độc tài của Đông Nam Á. Trên đây là tuyên bố của phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, một tuần sau khi Cơ quan tình báo Mỹ DNI công bố bản dự báo tình hình dân chủ 2018 trên thế giới.


Hôm nay 21/02/2018, trong cuộc họp báo tại Manila, phát ngôn viên Harry Roque cho biết chính phủ Philippines « đọc kỹ » bản báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ và với « ít nhiều âu lo ».


Theo Reuters, bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ DNI xếp tổng thống Philippines cùng danh sách với thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, tập đoàn quân sự Thái Lan và cuộc khủng hoảng sắc tộc Rohingya ở Miến Điện là những « chướng ngại » cản trở dân chủ : Xu hướng cai trị độc đóan, nạn tham ô tràn lan và tệ nạn ưu quyền đặc lợi đe dọa nhân quyền và dân chủ trong năm 2018. Theo nhận định của giới tình báo Mỹ công bố hôm 13 tháng Hai, thì tổng thống Philippines có khả năng « đình chỉ bản Hiến pháp » và tuyên bố thành lập « chính quyền cách mạng ».


Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines khẳng định là « không có một chính phủ cách mạng hay tình trạng thiết quân luật ở Philippines », bởi vì tổng thống Duterte « tôn trọng luật pháp, Hiến Pháp và không phải là một bạo chúa ».


Dân Philippines muốn ghi đảng Cộng Sản vào danh sách « khủng bố »


Trong khi đó, không ít người dân Philippines ủng hộ quyết định của tổng thống Duterte ngưng hòa đàm với phe cộng sản nổi dậy. Theo Reuters, bản kiến nghị yêu cầu tư pháp xếp đảng Cộng sản Phi và lực lượng võ trang « Quân đội nhân dân mới » vào danh sách các tổ chức khủng bố, trong bối cảnh đối thoại tại Na Uy bế tắc. Theo tổng thống Duterte, phe cộng sản chỉ tìm cách « tranh thủ thời gian để chờ cơ hội lật đổ chính phủ ».


Bản kiến nghị gửi tòa án vào ngày hôm nay, đúng vào ngày tổng thống Philippines dùng cơm với một nhóm du kích về đầu hàng và mời họ đi thăm thủ đô Manila, các khu thương mại lần đầu. /Tú Anh 21-02-2018)
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 16263)
"Trong cử chỉ bày tỏ đoàn kết, cựu đối thủ trong đảng Dân Chủ Bernie Sanders đã tuyên bố bà Clinton chính thức là ứng viên của đảng Dân chủ".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 15447)
"Sau một cuộc gặp tay ba bên lề các hội nghị của khối ASEAN tại Vientiane (Lào), các ngoại trưởng John Kerry của Mỹ, Fumio Kishida của Nhật và Julie Bishop của Úc đã ra một bản tuyên bố chung, bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của ba nước trước các tranh chấp trên Biển Đông và "cực lực phản đối mọi hành động đơn phương cưỡng chế có nguy cơ làm thay đổi hiện trạng và khiến căng thẳng gia tăng".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 16216)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15817)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15614)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15777)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16456)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15465)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16146)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15311)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15825)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16609)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17823)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16855)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 15332)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14906)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15999)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 15315)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 16030)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.