Đồng bằng Cửu Long-Nam Bộ báo động đỏ

29 Tháng Ba 20186:20 CH(Xem: 17555)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 30 MAR 2018


Đồng bằng Cửu Long-Nam Bộ  báo động đỏ


image003
Bản đồ đồng bằng Cữu Long và hệ thống thủy điện thượng nguồn. Văn Hóa minh họa.

Hàng trăm thuỷ điện thượng nguồn Mekong đe dọa ĐBSCL


image004
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 468 thủy điện trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng, gia tăng nguy cơ gây sạt lở và xói mòn ở hạ lưu.

Sông Cửu Long, bên lở bên bồi là quy luật bình thường của tự nhiên, tạo cân bằng tương đối cho hai bên bờ. Thế nhưng từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở diễn ra nhanh hơn bồi tụ và vô cùng phức tạp, tác động không hề nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).


"Một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở ở ĐBSCL là do các nước trên thượng nguồn sông Mekong gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy điện, gây ra hệ lụy tiêu cực đối với hạ lưu", ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) nhận định với báo chí.


Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng. Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mekong, là nơi hứng chịu những hệ lụy gây ra bởi hoạt động của các đập thủy điện phía thượng nguồn.


Những năm gần đây, thủy điện trên dòng chính sông Mekong đua nhau mọc lên. Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp sự phản đối từ phía cácn ước thuộc tiểu vùng sông Mekong.


image005
“Nhìn chung, tất cả các thủy điện trên lưu vực sông Mekong đều có ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL nước ta nhưng những thủy điện trên dòng chính luôn có ảnh hưởng nhiều hơn cả,” PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, trả lời Zing.vn.

"Bản chất ĐBSCL được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong," TS. Lê Anh Tuấn lo ngại.


Trong một báo cáo của Ủy ban Sông Mekong, nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào: Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng, xâm nhập trên sông xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8 km. Và với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10-18 km.


Theo ước tính của CGIRA, Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, đến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy điện lớn nhỏ. Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông Mekong sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3.


Việc xây dựng và lên kế hoạch xây dựng hàng chục con đập trên dòng Mekong mang lại một số lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây ra vô vàn hệ lụy cho khoảng 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu.


image006
Dự kiến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 468 đập thủy điện lớn nhỏ.

Điều khiến các chuyên gia lo ngại lượng cát thô nằm trong phù sa sẽ không còn về đồng bằng sông Cửu Long nữa.


"Phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm, sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều”, TS Lê Anh Tuấn nói.


Cùng chung mối lo ngại vói ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia về tài nguyên nước Nguyễn Thị Phương Lâm cho biết: “Các đập thượng nguồn ở Trung Quốc đã giữ lại 30% phù sa, đập xây trên dòng chính của Lào và Campuchia sẽ chặn khoảng 5% nữa. Ít nhất 50% đất canh tác ở ĐBSCL sẽ bị tác động do mất phù sa và dinh dưỡng từ các công trình thủy điện.”


image007


Sinh kế người dân ĐBSCL bị đe dọa


Sông Mekong bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng và Vân Nam trước khi đi vào Myanmar, Thái Lan, Campuchia Lào và đổ ra biển tại Việt Nam. Theo tính toán, tổng lượng dòng chảy các sông suối vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-850 tỉ m3/năm, trong đó sông Mekong đóng góp là 475 tỉ m3, tương đương với 53-57% tổng lượng dòng chảy toàn lãnh thổ.
Con sông này có vị trí quan trọng không chỉ đối với ĐBSCL mà đối với phát triển nhiều vùng khác như Tây Nguyên và những vùng lãnh thổ Việt Nam nằm trong lưu vực.


Tuy nhiên thời gian trở lại đây, nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng ảnh hưởng đến kế sinh nhai của bà con vùng ĐBSCL. 


Sự mất mát lương thực do tác động của chuỗi các đập thủy điện sẽ rất cao và tăng dần theo thời gian. Khả năng “tan rã” quá trình kiến tạo đồng bằng khiến vùng châu thổ có thể không còn là vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia, ông Lê Anh Tuấn nhận định.


Trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, thủy điện trên Mekong còn mở đường cho xâm nhập mặn lấn sâu vào ĐBSCL trong mùa khô, nông dân sẽ phải vất vả hơn.


image008
Hạn mặn đe dọa vùng ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh

Ngoài ra, phù sa bị giữ lại phía thượng nguồn sẽ dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.


Tính toán sơ bộ, tác động tích lũy của dự án thủy điện trên dòng chính cùng với các bậc thang thủy điện dòng chính sông Mekong có thể làm giảm từ 6-10% nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho ĐBSCL. Theo đó, năng suất cây trồng được dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha. 


“Các dự án phát triển thủy điện làm ngưỡng đói nghèo gia tăng,” TS. Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế cảnh báo. “Sản lượng đánh bắt cá ở hành lang sông Mê Kông sẽ giảm khoảng 1,57 tỉ USD”.  


“Lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm và ít cá to. Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Theo đó xuất khẩu cá da trơn có giá trị hàng tỉ đô la của Việt Nam bị đe dọa, do cá da trơn phụ thuộc nguồn thức ăn là cá trắng di cư,” TS. Naruepon Sukumasvin thông tin thêm.  


Cuộc sống của gần 20 triệu cư dân ĐBSCL sống nương nhờ nông nghiệp, nương nhờ đánh bắt cá đang bị đe dọa bởi những đập thủy điện được xây dựng ngày một nhiều phía thượng nguồn.  


Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu Châu thổ sông Mekong có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích toàn quốc và 5% diện tích lưu vực sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và là địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./ (theo Zing 29/03/2018)
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 16007)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15206)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15487)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15729)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14876)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16718)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15341)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15306)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15373)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15513)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15884)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15239)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 15091)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15705)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 16161)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18794)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18572)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16975)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".