Tham gia oanh kích Syria, Pháp tìm cách trở lại bàn cờ Trung Đông

17 Tháng Tư 20186:40 CH(Xem: 18715)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 18 APRIL 2018


Tham gia oanh kích Syria, Pháp tìm cách trở lại bàn cờ Trung Đông


Thanh Hà 16-04-2018

image034
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham gia một cuộc họp tại điện Elysée, Paris, 14/4/2018.Ảnh : Francois Guillot/Pool via Reuters

Mở chiến dịch oanh kích, để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho Syria mà trong đó, nước Pháp phải có tiếng nói. Paris để ngỏ cánh cửa đối thoại với Nga để giải quyết hồ sơ Syria. Đó là mục tiêu điện Elysée đang hướng tới.


Tổng thống Pháp chắn chắn là đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định cùng với hai đồng minh phương Tây là Anh và Mỹ mở chiến dịch oanh kích Syria. Trong cuộc trả lời phỏng tối ngày 15/04/2018 ông Emmanuel Macron nhấn mạnh : "Pháp không tuyên chiến với Syria" và hy vọng "thuyết phục được Nga cũng như Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngồi vào bàn đàm phán".


Về chiến dịch can thiệp tại Syria trong đêm 13 rạng sáng ngày 14/04/2018 theo tổng thống Pháp mọi việc đã "diễn ra tốt đẹp", "toàn bộ các tên lửa đã bắn trúng mục tiêu và phá hủy khả năng sản xuất vũ khí hóa học" của Syria. Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng "tình báo Pháp có bằng chứng chế độ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học" tại Douma cách nay 10 ngày. Ngoại trưởng Pháp, Jean Yves Le Drian trong buổi họp báo cách nay hai ngày cũng đưa ra giải thích tương tự và chiến dịch tấn công là "hành động chính đáng nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm nghiêm trọng luật pháp (...) ngăn chính quyền Damas lặp lại cuộc tàn sát bằng vũ khí hóa học và theo đuổi chiến lược gieo rắc sợ hãi nhắm vào người dân Syria". Paris đặc biệt nhấn mạnh là chiến dịch oanh kích cùng với hai đồng minh là Mỹ và Anh cuối tuần qua tuyệt đối không "nhắm vào các đồng minh của tổng thống Assad, cũng như thường dân Syria".


Theo giới phân tích, Pháp đang tính toán nhiều nước cờ. Thứ nhất sát cánh với Anh và Mỹ để tấn công vào kho vũ khí hóa học Syria. Nếu chiến dịch này đã thành công như điều đã được cả Paris lẫn Washington khẳng định, thí ít ra là phương Tây tạm xua tan được rủi ro khối lượng vũ khí hóa học đó có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố. Thứ hai, là Emmanuel Macron muốn nhắc nhở nước Nga về một lời hứa của Vladimir Putin tại điện Versailles hồi tháng 5/2017. Vài tuần lễ sau khi nhậm chức, tổng thống Macron đã tiếp đón trọng thể đồng sự Nga và đôi bên cùng cam kết là sẽ ra tay nếu chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học. Vậy đây là thời điểm để Matxcơva cứng rắn hơn với chính quyền Syria.


Mục tiêu thứ ba mà Paris hướng tới là giữ Mỹ ở lại Syria sau khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo gần như đã bị tiêu diệt tại Syria và Washington muốn rút quân khỏi khu vực. Theo quan điểm của Pháp, Daech vẫn còn hoạt động tại Syria và sự hiện diện của quân đội Mỹ là một yếu tố quan trọng để kềm hãm tham vọng của các bên liên quan, kể cả với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên trong NATO. Hiềm nỗi, chỉ vài giờ sau khi tổng thống Pháp thông báo đã thuyết phục được tổng thống Donald Trump từ bỏ ý định rút Mỹ ra khỏi hồ sơ Syria, thì Nhà Trắng đã lập tức bác bỏ tin này.


Sau cùng, Pháp đang muốn trở lại bàn cờ Trung Đông. Trên hồ sơ Syria, vai trò của Pháp đã bị lu mờ hẳn từ năm 2013, sau khi bị chính quyền Barack Obama vào giờ chót đã rút lại quyết định đánh Damas, trong lúc Paris tuyên bố đã sẵn sàng. Vai trò của Pháp lại càng mờ nhạt thêm kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria. Trong khi đó, Matxcơva và nhất là Iran thì lại ngày càng trở thành những điểm tựa chính của Damas và là những đối tác then chốt tại Trung Đông.


Vấn đề đặt ra là tất cả các tính toán nói trên của tổng thống Emmanuel Macron bao hàm nhiều rủi ro.


Một là Paris một lần nữa lại bị chỉ trích theo chân nước Mỹ trong lúc Paris muốn đóng vai trò trọng tài giữa Nga và Mỹ để giải quyết khủng hoảng Syria đã kéo dài. Cuối tháng Tư tổng thống Macron công du Hoa Kỳ, tháng Năm ông đến Matxcơva đáp lễ chuyến công du Paris của Vladimir Putin hồi tháng 5/2017. Nghiêng hẳn về phía Washington có thể đặt tổng thống Macron vào thế kẹt. Thêm vào đó, bản thân thân nước Pháp không mấy chia sẻ chính sách Trung Cận Đông của chủ nhân Nhà Trắng, từ quy chế của thành phố Jerusalem đến hồ sơ hạt nhân Iran.


Rủi ro thứ nhì được nhiều nhà phân tích nên lên là tổng thống Macron đang kỳ vọng vào khả năng giữ Mỹ ở lại trên hồ sơ Syria, thuyết phục Washington duy trì hiệp định hạt nhân với Iran. Nhưng liệu rằng trên cả hai hồ sơ này, Donald Trump có chiều lòng nước Pháp hay không ? Trước mắt Pháp đứng về phía Mỹ trên hồ sơ Syria trong lúc mà chiến lược của Washington đối với chế độ Damas còn mù mịt, còn về mặt trận ngoại giao thì các vòng hòa đàm tại Genève, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, hoàn toàn bế tắc./
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 18552)
"Chùa Giác Hoàng là một ngôi chùa lớn nằm giữa thủ đô nước Mỹ (tọa lạc tại số 5401 đường 16, NW, Washington, DC 20011) được thành lập từ năm 1976, chỉ một năm sau ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và được coi như một ngôi “chùa Quốc gia” với sư và Phật tử đều là những người tị nạn cộng sản".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 16583)
"Các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở Mỹ đã tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư hôm Chủ Nhật. Họ tranh cãi về chính sách đối nội Mỹ nhằm nêu rõ sự khác biệt giữa họ với nhau trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra. Thông tín viên Katherine Gypson của đài VOA tường thuật".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 17291)
"Bà Thái Anh Văn sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Bà lên thay cho ông Mã Anh Cửu, là người đã nắm quyền trong 8 năm và không được tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 16872)
Ứng viên Tổng thống Mỹ phải: “sinh ra đã là người Mỹ” – điều này chưa bao giờ bị thách thức tại tòa nhưng vẫn thường được giải thích rộng rãi là sinh ra là công dân Mỹ, tức sinh ra ở Mỹ và có một trong hai cha mẹ là công dân Mỹ
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18381)
"Ba ngày sau khi thông báo cho nổ thử thành công bom H, hôm nay 09/01/2016, Bình Nhưỡng cho công bố video phô trương một vụ bắn thử tên lửa đạn đạo mới từ tàu ngầm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18579)
"Ngồi bên cạnh bà Michelle Obama sẽ là Naveed Shah, một cựu binh sĩ Mỹ người Hồi giáo, đến Mỹ từ lúc nhỏ khi cha mẹ nhập cư từ Pakistan. Shah nhập ngũ vào năm 2006 và đã phục vụ tại Iraq".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 34286)
" ... môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại; nhưng những người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn không mấy tin tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy như thếnào?"
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 19215)
"Bắc Triều Tiên hôm qua loan báo thử nghiệm quả bom H đầu tiên, đã ba lần thử bom A vào các năm 2006, 2009, 2013, dẫn đến việc bị Liên Hiệp Quốc ra nhiều nghị quyết trừng phạt".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 18635)
"Theo hãng tin AFP, cựu Tổng thống Bill Clinton vào ngày thứ Hai, 04/01/2015, sẽ vận động ở bang New Hampshire để lần đầu tiên hỗ trợ cho vợ là nguyên Ngoại trưởng Hillary Clinton".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 27445)
Trong các số báo Văn Hóa trước, ban biên tập đã đưa ra chủ đề "Sử Việt và dạy Sử ở Xã hội Chủ nghĩa VN ra sao?" Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là vị khách được mời đóng góp vào chủ đề này. Dù đã trọng tuổi, nhưng với nhiệt tình và lòng yêu mến Lịch sử VN, ông đã gởi bài viết dưới đây (Kỳ 1) đến báo Văn Hóa. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 31050)
"Trong cuộc bảo vệ sự toàn vẹn - chủ quyền lãnh thổ lãnh hải sinh tử hiện nay đối với người láng giềng khổng lồ phương Bắc; nhận lời mời của Nhật báo Văn Hóa Online, Giáo sư Phạm Cao Dương đã gởi cho Văn Hóa bài viết về vấn đề hệ trọng này nhân ngày đầu năm Dương lịch 2016. Xin gởi đến quý bạn đọc vài hàng tiểu sử Giáo sư Phạm Cao Dương".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18919)
"theo nhận định của nhật báo Singapore The Straits Times, trong một bài đăng trên mạng ngày 30/12/2015, trên thực tế chuyến bay nói trên của phi cơ Úc không phải là một hành động thách thức Trung Quốc như người ta nghĩ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 23021)
"Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước Palestine chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18304)
"Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 17639)
"Ngày 31/12/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký văn kiện an ninh quốc gia coi Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh. Lần đầu tiên từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Matxcơva nêu đích danh Washington là đối thủ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 16370)
"Cư dân Texas nào đã hoàn tất khoá học bắt buộc về an toàn và có giấy phép mang súng giấu kín giờ đây có thể công khai mang súng ngắn để trong bao nơi công cộng".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16907)
"Tôi tin là Nhà nước Hồi giáo hiện giờ mạnh hơn cách nay 16 tháng. Họ đang kiểm soát một phần đất rộng lớn, không chỉ ở Iraq và Syria, mà điều quan trọng là họ đã có những tiến bộ lớn ở Afghanistan và như quí vị đã biết, họ muốn tấn công nước Mỹ".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16391)
"Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) ngày 29/12/2015 cho biết trên toàn thế giới có 110 nhà báo bị chết trong năm 2015. Con số này cao gần gấp đôi so với năm 2014 với 66 nhà báo bị sát hại. Tổ chức RSF yêu cầu « cần nhanh chóng bổ nhiệm một đại diện đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ các nhà báo ».
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19065)
"Khoảng 50.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản, hơn một nửa trong số đó ở Okinawa. Binh lính Mỹ đóng ở đó là để nhanh chóng phản ứng trước những mối đe dọa trong khu vực, cung cấp hỗ trợ thiên tai và bảo vệ những lợi ích của Mỹ và Nhật Bản".
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18057)
- "Giáo hoàng Francis kêu gọi giáo dân cần tỉnh táo hơn trong một thế giới bị ám ảnh bởi "chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa". Hôm thứ Sáu 25/12, ông sẽ đưa ra thông điệp Giáng sinh truyền thống từ ban công trung tâm của thánh đường nhìn ra quảng trường St Peter". - "Trong một xã hội mà người ta thường xuyên mê đắm bởi chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại, Chúa hài đồng kêu gọi chúng ta cần sống đơn giản, cân bằng, kiên định, có khả năng thấu cảm và làm những điều cần thiết".