Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ?

06 Tháng Sáu 201812:00 SA(Xem: 12647)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ TƯ 06 JUNE 2018


Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ?


RFI 04-06-2018


image018Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu nhôm và thép.REUTERS


Biểu thuế quan mới nhắm vào mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực từ ngày 01/06/2018. Trong bài viết « Chiến tranh thương mại : sự thảm bại của các biện pháp bảo hộ mậu dịch trước đây của Hoa Kỳ » đăng trên website của mình, đài truyền hình France 24 cho rằng, sự việc này làm nhớ lại đạo luật Hawley-Smoot năm 1930 đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại lớn sau cùng trên thế giới.


« Chúng tôi tin rằng việc thông qua các biện pháp bảo hộ mậu dịch sẽ là một sai lầm. Các biện pháp này có thể dẫn đến việc tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ […] và làm giảm mức sống của người dân ». Chính bằng những lời lẽ này, một tập thể gồm 1.028 nhà kinh tế đã bắt đầu lá thư ngỏ gởi đến tổng thống Mỹ Herbert Hoover năm 1930, nhằm cảnh báo ông về việc áp đặt thuế quan đánh vào nhiều loại sản phẩm.


Giờ đây, 88 năm sau, khoảng 12 kinh tế gia Mỹ đã dùng lại chính bức thư này, chỉ khác nhau vài từ, nhằm báo động tổng thống Donald Trump về những mối nguy hiểm trong việc đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu. Đối với họ, nước Mỹ ngày nay có nguy cơ chịu cùng số phận như năm 1930 chỉ vì các loại thuế quan.


Thép năm 2018, nông nghiệp 1929


Trong cả hai trường hợp, bức thư ngỏ đã bị chính quyền phớt lờ bởi vì Washington đã quyết định áp thuế đối với châu Âu, Canada và Mêhicô ngay từ 01/06/2018. Nếu như năm 2018 này, không ai có thể dự đoán được lối thoát nào cho cuộc chiến thương mại tới đây, thì lịch sử đã cho chúng ta thấy hậu quả của các biện pháp bảo hộ mậu dịch năm 1930.


Các biện pháp đó đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ và đó là một trong những lý do mà Hoa Kỳ đã « làm mọi cách để đề cao tự do mậu dịch sau Đệ Nhị Thế Chiến », theo như nhận định của Marc-William Palen, chuyên gia kinh tế trường đại học Exeter, Anh Quốc, trong một bài viết đăng trên trang mạng của đài truyền hình Mỹ NBC.


Vào mùa xuân năm 1929, kinh tế Mỹ dường như phát triển tốt. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao như mong đợi và công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh đó, một lĩnh vực duy nhất có những dấu hiệu suy yếu : đó là nông nghiệp. Herbert Hoover, vừa đắc cử tổng thống, đã dùng lại một ý tưởng mà giới vận động hành lang của các nhà sản xuất nông nghiệp đưa ra : các chủ trang trại Mỹ gặp khó khăn do cạnh tranh quốc tế. Ông đã đề nghị đánh thuế các mặt hàng nông sản nhập khẩu.


Thế nhưng Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ đã nắm lấy chủ đề này và quyết định mở rộng phạm vi đánh thuế, vượt ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Dưới sự thúc đẩy của hai nghị sĩ đảng Cộng Hòa – Willis Hawley và Reed Smoot -, cả Thượng và Hạ Viện đều thông qua một danh sách gần 900 mặt hàng phải chịu thuế (trong đó có cả cá vàng).


Sau nhiều tháng bàn thảo, đạo luật được gọi là Hawley-Smoot đã được thông qua đầu năm 1930 vào lúc cuộc khủng hoảng chứng khoán năm 1929 bắt đầu có những tác động đầu tiên đối với nền kinh tế Mỹ. Dự báo của các kinh tế gia đã được nhanh chóng kiểm chứng ; trước đó trong bức thư cảnh báo Herbert Hoover, họ đã đề cập đến những tác động tai hại của chính sách bảo hộ này.


Nông nghiệp Mỹ không hưởng được lợi lộc gì từ việc nâng thuế nhập khẩu và các đối tác thương mại đã gia tăng các biện pháp trả đũa. Cơn sốt bảo hộ mậu dịch mà thế giới hứng chịu đã dẫn đến sự sụt giảm thê thảm thương mại toàn cầu, trao đổi thương mại quốc tế giảm hơn 40%.


Mối nguy hiểm chủ nghĩa dân tộc


Tác động của đạo luật Hawley-Smoot vẫn còn gây tranh luận cho đến ngày nay. Đối với một số người, đạo luật làm tăng tăng giá sản phẩm nhập khẩu, làm cho cuộc khủng hoảng năm 1929 thêm trầm trọng. Theo một số người khác, thì cũng như nạn đầu cơ tài chứng khoán, chính sách bảo hộ này là một trong những nguyên nhân chính của cuộc Đại Suy Thoái.


Sau cùng, một số sử gia thậm chí còn đánh giá rằng đạo luật này đã góp phần làm trỗi dậy chủ nghĩa phát xít ở Đức. France 24 trích dẫn một nhận định trên tờ Financial Times cho rằng qua việc tạo thuận lợi cho chủ nghĩa biệt lập và làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn, các biện pháp bảo hộ này đã làm « gia tăng thêm tình trạng đói nghèo trên thế giới, và tình trạng này là một nguyên nhân quan trọng gây ra Đệ Nhị Thế Chiến ».


Quan điểm này cũng được tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ. Ông đã dẫn lại phát biểu của tướng De Gaulle để lên án quyết định của Donald Trump áp dụng « tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế. Và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa dẫn đến chiến tranh. Đó chính là điều đã xẩy ra trong năm 1930 ».


Liệu tình hình hồi đó có thể so sánh được với tình hình hiện nay hay không, như nhiều chuyên gia kinh tế nhắc đến, những người đã ký phiên bản mới của bức thư năm 1930 ? Điểm giống nhau chủ yếu là những động cơ đã thúc đẩy Herbert Hoover và Donald Trump thông qua các biểu thuế quan này. Theo tờ Wall Street Journal, cả hai vị tổng thống « đã hành động trước hết vì những tính toán chính trị mà không thật sự suy tính đến lợi ích kinh tế của những biện pháp đó ».


Nhật báo Mỹ nhắc lại rằng Herbert Hoover đã tìm cách thỏa mãn giới vận động hành lang ngành nông nghiệp và để có được sự ủng hộ của các nghị sĩ bảo thủ tại Quốc Hội, còn Donald Trump thì nhắm đến việc làm hài lòng cử tri Mỹ ở những bang công nghiệp phía Bắc, có truyền thống ủng hộ đảng Dân Chủ, và có thể ngả theo phe Cộng Hòa trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2018 tới đây.


Trong cả hai trường hợp, Hoa Kỳ luôn là quốc gia khởi chiến. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã làm dấy lên làn sóng lên án mạnh mẽ từ các đối tác thương mại, và những đối tác này sẵn sàng áp đặt thuế quan của họ đối với các sản phẩm thuộc các bang phía Bắc Hoa Kỳ.


Tuy vậy, cũng có không ít các khác biệt đáng kể. Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay không giống như cuối thập niên 1920 ; vào lúc đó, đầu cơ chứng khoán đã lên đến đỉnh điểm. Một cuộc chiến thương mại có thể sẽ không có cùng tác động làm gia tăng cuộc khủng hoảng mà đạo luật Hawley-Smoot gây ra. Ngược lại, thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ từ năm 1930. Do vậy, một sự ngưng trệ trong trao đổi thế giới do thuế quan gây ra có thể sẽ tác động mạnh hơn vào tăng trưởng trên thế giới./
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27251)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 27131)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trong trại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (xin xác nhận).
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30804)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20649)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 22073)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27393)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21368)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23543)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27414)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 21137)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23870)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22430)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23604)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21467)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21447)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21638)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21317)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 22039)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."