Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ?

06 Tháng Sáu 201812:00 SA(Xem: 12629)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ TƯ 06 JUNE 2018


Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ?


RFI 04-06-2018


image018Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu nhôm và thép.REUTERS


Biểu thuế quan mới nhắm vào mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực từ ngày 01/06/2018. Trong bài viết « Chiến tranh thương mại : sự thảm bại của các biện pháp bảo hộ mậu dịch trước đây của Hoa Kỳ » đăng trên website của mình, đài truyền hình France 24 cho rằng, sự việc này làm nhớ lại đạo luật Hawley-Smoot năm 1930 đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại lớn sau cùng trên thế giới.


« Chúng tôi tin rằng việc thông qua các biện pháp bảo hộ mậu dịch sẽ là một sai lầm. Các biện pháp này có thể dẫn đến việc tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ […] và làm giảm mức sống của người dân ». Chính bằng những lời lẽ này, một tập thể gồm 1.028 nhà kinh tế đã bắt đầu lá thư ngỏ gởi đến tổng thống Mỹ Herbert Hoover năm 1930, nhằm cảnh báo ông về việc áp đặt thuế quan đánh vào nhiều loại sản phẩm.


Giờ đây, 88 năm sau, khoảng 12 kinh tế gia Mỹ đã dùng lại chính bức thư này, chỉ khác nhau vài từ, nhằm báo động tổng thống Donald Trump về những mối nguy hiểm trong việc đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu. Đối với họ, nước Mỹ ngày nay có nguy cơ chịu cùng số phận như năm 1930 chỉ vì các loại thuế quan.


Thép năm 2018, nông nghiệp 1929


Trong cả hai trường hợp, bức thư ngỏ đã bị chính quyền phớt lờ bởi vì Washington đã quyết định áp thuế đối với châu Âu, Canada và Mêhicô ngay từ 01/06/2018. Nếu như năm 2018 này, không ai có thể dự đoán được lối thoát nào cho cuộc chiến thương mại tới đây, thì lịch sử đã cho chúng ta thấy hậu quả của các biện pháp bảo hộ mậu dịch năm 1930.


Các biện pháp đó đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ và đó là một trong những lý do mà Hoa Kỳ đã « làm mọi cách để đề cao tự do mậu dịch sau Đệ Nhị Thế Chiến », theo như nhận định của Marc-William Palen, chuyên gia kinh tế trường đại học Exeter, Anh Quốc, trong một bài viết đăng trên trang mạng của đài truyền hình Mỹ NBC.


Vào mùa xuân năm 1929, kinh tế Mỹ dường như phát triển tốt. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao như mong đợi và công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh đó, một lĩnh vực duy nhất có những dấu hiệu suy yếu : đó là nông nghiệp. Herbert Hoover, vừa đắc cử tổng thống, đã dùng lại một ý tưởng mà giới vận động hành lang của các nhà sản xuất nông nghiệp đưa ra : các chủ trang trại Mỹ gặp khó khăn do cạnh tranh quốc tế. Ông đã đề nghị đánh thuế các mặt hàng nông sản nhập khẩu.


Thế nhưng Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ đã nắm lấy chủ đề này và quyết định mở rộng phạm vi đánh thuế, vượt ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Dưới sự thúc đẩy của hai nghị sĩ đảng Cộng Hòa – Willis Hawley và Reed Smoot -, cả Thượng và Hạ Viện đều thông qua một danh sách gần 900 mặt hàng phải chịu thuế (trong đó có cả cá vàng).


Sau nhiều tháng bàn thảo, đạo luật được gọi là Hawley-Smoot đã được thông qua đầu năm 1930 vào lúc cuộc khủng hoảng chứng khoán năm 1929 bắt đầu có những tác động đầu tiên đối với nền kinh tế Mỹ. Dự báo của các kinh tế gia đã được nhanh chóng kiểm chứng ; trước đó trong bức thư cảnh báo Herbert Hoover, họ đã đề cập đến những tác động tai hại của chính sách bảo hộ này.


Nông nghiệp Mỹ không hưởng được lợi lộc gì từ việc nâng thuế nhập khẩu và các đối tác thương mại đã gia tăng các biện pháp trả đũa. Cơn sốt bảo hộ mậu dịch mà thế giới hứng chịu đã dẫn đến sự sụt giảm thê thảm thương mại toàn cầu, trao đổi thương mại quốc tế giảm hơn 40%.


Mối nguy hiểm chủ nghĩa dân tộc


Tác động của đạo luật Hawley-Smoot vẫn còn gây tranh luận cho đến ngày nay. Đối với một số người, đạo luật làm tăng tăng giá sản phẩm nhập khẩu, làm cho cuộc khủng hoảng năm 1929 thêm trầm trọng. Theo một số người khác, thì cũng như nạn đầu cơ tài chứng khoán, chính sách bảo hộ này là một trong những nguyên nhân chính của cuộc Đại Suy Thoái.


Sau cùng, một số sử gia thậm chí còn đánh giá rằng đạo luật này đã góp phần làm trỗi dậy chủ nghĩa phát xít ở Đức. France 24 trích dẫn một nhận định trên tờ Financial Times cho rằng qua việc tạo thuận lợi cho chủ nghĩa biệt lập và làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn, các biện pháp bảo hộ này đã làm « gia tăng thêm tình trạng đói nghèo trên thế giới, và tình trạng này là một nguyên nhân quan trọng gây ra Đệ Nhị Thế Chiến ».


Quan điểm này cũng được tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ. Ông đã dẫn lại phát biểu của tướng De Gaulle để lên án quyết định của Donald Trump áp dụng « tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế. Và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa dẫn đến chiến tranh. Đó chính là điều đã xẩy ra trong năm 1930 ».


Liệu tình hình hồi đó có thể so sánh được với tình hình hiện nay hay không, như nhiều chuyên gia kinh tế nhắc đến, những người đã ký phiên bản mới của bức thư năm 1930 ? Điểm giống nhau chủ yếu là những động cơ đã thúc đẩy Herbert Hoover và Donald Trump thông qua các biểu thuế quan này. Theo tờ Wall Street Journal, cả hai vị tổng thống « đã hành động trước hết vì những tính toán chính trị mà không thật sự suy tính đến lợi ích kinh tế của những biện pháp đó ».


Nhật báo Mỹ nhắc lại rằng Herbert Hoover đã tìm cách thỏa mãn giới vận động hành lang ngành nông nghiệp và để có được sự ủng hộ của các nghị sĩ bảo thủ tại Quốc Hội, còn Donald Trump thì nhắm đến việc làm hài lòng cử tri Mỹ ở những bang công nghiệp phía Bắc, có truyền thống ủng hộ đảng Dân Chủ, và có thể ngả theo phe Cộng Hòa trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2018 tới đây.


Trong cả hai trường hợp, Hoa Kỳ luôn là quốc gia khởi chiến. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã làm dấy lên làn sóng lên án mạnh mẽ từ các đối tác thương mại, và những đối tác này sẵn sàng áp đặt thuế quan của họ đối với các sản phẩm thuộc các bang phía Bắc Hoa Kỳ.


Tuy vậy, cũng có không ít các khác biệt đáng kể. Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay không giống như cuối thập niên 1920 ; vào lúc đó, đầu cơ chứng khoán đã lên đến đỉnh điểm. Một cuộc chiến thương mại có thể sẽ không có cùng tác động làm gia tăng cuộc khủng hoảng mà đạo luật Hawley-Smoot gây ra. Ngược lại, thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ từ năm 1930. Do vậy, một sự ngưng trệ trong trao đổi thế giới do thuế quan gây ra có thể sẽ tác động mạnh hơn vào tăng trưởng trên thế giới./
29 Tháng Ba 2015(Xem: 20516)
"Hải quân Ả rập Xê út đã di tản mấy mươi nhà ngoại giao nước ngoài ra khỏi Yemen, kể cả nhân viên ngoại giao của Ả rập Xê út. Đài truyền hình nhà nước Ả rập Xê út cho biết các nhà ngoại giao được chở từ thành phố cảng Aden ở miền nam Yemen tới cảng Jeddah của Ả rập Xê út ven Hồng Hải".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 22614)
Khoảng 100 nhân sự của các lực lượng đặc biệt Mỹ trước đó đồn trú tại căn cứ không quân al-Anad ở miền nam, nơi quân đội Mỹ cho cất cánh những chiếc máy bay không người lái nhằm tấn công các mục tiêu của al-Qaida bên trong Yemen.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 21101)
Mâu thuẫn xung quanh dự án xây dựng căn cứ không quân Mỹ mới tại Okinawa từ nhiều năm nay có thêm một diễn tiến mới với việc Tỉnh trưởng Okinawa cho biết đã ra lệnh ngừng các hoạt động xây dựng tại Nago. Trong khi đó, chính phủ Nhật vẫn giữ lập trường ủng hộ kế hoạch này. Quyết định của Tỉnh trưởng Okinawa khiến quan hệ hai bên thêm căng thẳng.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19974)
"Trao đổi với BBC, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nói rằng việc hai nước thắt chặt quan hệ an ninh là ‘một bước tiến về phía trước’ của mối quan hệ đối tác toàn diện mà hai nước đã có từ năm 1999. Ông Thayer đã tham dự buổi thảo luận tại Viện Lowy về quan hệ quốc tế ở Sydney với sự tham gia của Thủ tướng Dũng".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 20214)
"Hàng trăm người Tunisia đã tuần hành qua thủ đô Tunis hôm thứ Sáu không chỉ để kỷ niệm 59 năm đất nước độc lập khỏi Pháp mà còn phản đối chủ nghĩa khủng bố, hai ngày sau khi xảy ra vụ tấn công chết người nhắm vào viện bảo tàng quốc gia của Tunisia".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19819)
"Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tuyên bố dù vẫn còn các quan ngại về chính sách an ninh của nhau, nhưng cách tốt nhất để giải tỏa các vấn đề này là thông qua đối thoại... Các giới chức Nhật đã thảo luận với Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Sinh, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và sắp tới đây sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo-Indonesia."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 23433)
"Tờ Lenta của Nga dẫn thông tin từ cổng thông tin trực tuyến Telex ngày 19/3 cho biết, một chiếc tàu trực thăng Mistral cùng tàu hộ tống Aconite đã rời cảng Toulon của Pháp hướng tới Biển Đông".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19327)
"Trong một bức thư đề ngày 19/03/2015, gởi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bốn Thượng nghị sĩ đã nêu bật hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa để giải thích yêu cầu trên".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 21148)
"Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20888)
BBC: "Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Úc, ông Dũng nói rằng có một nhu cầu thiết yếu phải soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông". VOA: "Quan hệ kinh tế giữa Australia và Việt Nam cũng đang trên đà gia tăng. Kim ngạch mậu dịch hai chiều đã lên tới mức 6 tỉ đô la năm 2014, và trong số các nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng trưởng mậu dịch cao nhất với Australia".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20601)
Các giới chức Yemen loan báo có ít nhất 6 người thiệt mạng vì đụng độ giữa các lực lượng đối nghịch, phe ủng hộ Tổng thống được quốc tế công nhận và phe ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 2011.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 22078)
Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,”
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20576)
"...chuyến thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng đến Australia không phải hoàn toàn suôn sẻ. Các lãnh đạo của cộng đồng người Việt ở Australia nói với hãng truyền thông SBS rằng "ông Dũng không được hoan nghênh tại Úc," và họ tổ chức biểu tình phản đối ở Sydney và Canberra".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20657)
Tại hội nghị lần thứ 9 cấp bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội ASEAN do Malaysia chủ trì tại Langkawi, 10 nước thành viên công bố một bản thông cáo chung nhấn mạnh đến quyết tâm đương đầu với hai thách thức về an ninh khu vực.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20949)
Bài báo dẫn lời Quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là để “cung cấp điểm tiếp tế cho tàu sân bay neo đậu”, đồng thời dự đoán Trung Quốc sẽ lập ra cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20642)
“Chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng diệt chủng này. Nếu không trong tương lai chúng ta sẽ phải than thở tại sao mình đã không làm gì, tại sao chúng ta lại để cho thảm họa khủng khiếp đó xảy ra?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20327)
Các cuộc tụ tập hôm Chủ nhật phần lớn diễn ra yên tĩnh trong không khí vui vẻ, không có mấy bạo động đã từng làm lu mờ làn sóng biểu tình rầm rộ năm 2013, khi người dân Brazil biểu tình phản đối khoản chi tiêu tổ chức cúp bóng đá thế giới 2014. Vào khoảng gần buổi trưa, hàng ngàn người mặc các bộ áo màu cờ Brazil: xanh lam, xanh lá cây và vàng tụ tập dọc theo bãi biển Copacabana của Rio de Janeiro, hát quốc ca và hô to khẩu hiệu đòi bà bãi nhiệm bà Dilama./
15 Tháng Ba 2015(Xem: 21961)
Nhân dịp đánh dấu năm thứ hai làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo hôm thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đài truyền hình Televista của Mexico dẫn lời nói rằng thời gian làm giáo hoàng của ngài sẽ ngắn thôi, có thể không quá 5 năm. Nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo La Mã nói không phải ngài không thích làm giáo hoàng, nhưng ngài nhớ sự tự do, trong đó có việc đi đến tiệm bánh pizza mà không bị chú ý.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 20162)
Cảnh sát trang bị bằng dùi cui tại Letpadan đã giải tán khoảng 200 người biểu tình, chủ yếu là sinh viên và các tăng sĩ có thiện cảm với người biểu tình. Một số lãnh tụ sinh viên đã bị bắt giữ, tạm ngưng cuộc giằng co đã kéo dài gần 1 tuần lễ.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 21174)
Crimea bị chính thức sáp nhập vào Nga hồi 18/3 năm ngoái sau khi nhiều tay súng không rõ danh tính giành quyền kiểm soát bán đảo này, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Putin nói trên sóng truyền hình rằng ông đã ra lệnh bắt đầu kế hoạch "đưa Crimea về với Nga" sau cuộc họp kéo dài suốt đêm vào ngày 22/2 năm 2014.