Ông Mattis công du châu Á: Đến rồi lại đi

18 Tháng Mười 201811:57 CH(Xem: 12218)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 18 OCT 2018


Ông Mattis công du châu Á: Đến rồi lại đi


DANH ĐỨC


19.10.2018


TTCT - Hai chuyến thăm Việt Nam trong vòng 9 tháng là nhiều, ở một góc nhìn nào đó. Song, chưa hẳn lượng đã chuyển thành chất. Đã thế, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đang “vận động ngược” với Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ của ông, James Mattis, bằng một số phát biểu “độc” trên truyền hình.


image001

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch tại khách sạn Tân Sơn Nhất. Ảnh: Reuters.


Sứ giả, tự cổ chí kim, đều đến nơi đến với một thư ủy nhiệm (credentials) mà theo từ nguyên tiếng Latin (credo) hàm chứa một bảo lãnh “đáng tin”. Một ngày trước khi ông Mattis đến Việt Nam, trên đường đến Singapore dự ADMM+ (Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng), Tổng thống Trump đã chuyển cho cả thế giới một lá thư “bất ủy nhiệm” qua những mẩu tin đồng loặt đăng trên báo chí khắp thế giới:


“Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng hôm chủ nhật (14-10) rằng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có thể ra đi, cho rằng ông này là người theo phe Dân chủ...”.


Còn ngồi được bao lâu?


Quả thật rúng động khi đọc những dòng tin đó. Đúng là các báo đã tóm tắt chính xác những gì ông Trump phát biểu trong chương trình “60 phút” của truyền hình CBS. Fox News giật tít: “Bộ trưởng Mattis có lẽ sẽ rời nội các”. CBS News “độc mồm” hơn: “Trump úp mở Mattis có thể thôi chức”. CNN thì hàm ý quan hệ nhân/quả: “Trump: Mattis cứ như thể là người của phe Dân chủ, không biết chừng nào ông ấy sẽ thôi chức đây”.


Báo chí “đẩy đưa” câu chuyện kiểu đó là chuyện “tác nghiệp” xưa nay, song cội nguồn của tin “sét đánh” gồm hai tác nhân: người phỏng vấn (nhà báo nữ Lesley Stahl) và người trả lời phỏng vấn (ông Trump). Người phỏng vấn Leslie Stahl làm chương trình “60 phút” này từ năm... 1991.


Còn ông Trump, tuy có thể còn “mới” trong “trò chơi” chính trị, song lại được thừa nhận là rất già đời trong nghề truyền hình. Ông có một “ngón diễn” riêng là cúi đầu một chút và ngó lơ chỗ khác khi cần nói một điều khó nói. Trong cuộc phỏng vấn mà người hỏi “gài” ông với câu hỏi “đúng vậy không?”, ông Trump rất hay “ngó lơ”. Càng ngó lơ trong những câu hỏi về ông Mattis, không một lần nói “không”, song không khẳng định ngay là “có”.


Stahl: “Thế còn tướng Mattis? Ông ấy sắp ra đi?”. Trump: “Hừm, tôi không biết. Ông ấy chưa nói gì với tôi... tôi có...”. Stahl: “Ông có muốn ông ấy...”. Trump: “Mối quan hệ với ông ấy là rất tốt. Có thể là ông ấy đang định ra đi. Tướng Mattis được lắm. Bọn tôi hợp nhau. Ông ấy có thể ra đi. Tôi muốn nói xét từ một góc nhìn, ai cũng có thể thôi chức. Tất cả mọi người. Washington là vậy mà”.


Chương trình “60 phút” như chương trình tuần rồi, ghi hình từ thứ năm (11-10) đến chủ nhật mới phát. Tất nhiên, kịch bản cùng câu hỏi luôn được gửi trước cho người được phỏng vấn. Nên khó có thể nghĩ rằng ông Trump đã “vô tình” để cho “bị gài”.


Vô tình với ông Mattis thì đúng hơn. Động từ “có thể” trong mệnh đề “ông ấy có thể ra đi” (He may leave) là “có thể” trong ý nghĩa “được phép” trong quan hệ xin/cho phép, mà ông Mattis là người xin nghỉ, còn ông chủ Nhà Trắng là người cho phép.


Từ những tường thuật và bình luận đó, “hoang mang” cũng dễ thôi. Càng dễ tin hơn khi mới đầu tuần trước, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikky Haley, cũng đã đột ngột xin thôi việc. Tất nhiên, các nhà báo cùng trên đường tới Việt Nam với ông Mattis không bỏ lỡ cơ hội khai thác bài phỏng vấn Stahl với ông Trump trên CBS.


Câu hỏi mở màn cho phần hỏi/đáp giữa ông Mattis và các nhà báo là: “Tôi có thể bắt đầu với câu chuyện, như ông (Bộ trưởng Mattis) đã biết, cách đây chừng 12 tiếng, ông được nhắc tới trong cuộc phỏng vấn chương trình “60 phút” với tổng thống, khi nói về ông, ông ấy nói rằng ông có thể “ra đi”, theo lời ông ấy. Ông ấy còn nghĩ ông là một người theo phe Dân chủ. Tôi tự hỏi ông nghĩ gì về các bình luận cùa ông ấy?”.


Ông Mattis: “Chẳng nghĩ gì hết. Tôi ở trong êkíp của ông ấy. Chúng tôi chưa từng nói đến chuyện tôi ra đi. Như các bạn có thể thấy ngay tại đây, chúng ta đang trên đường đi (Việt Nam). Chúng tôi đang tiếp tục làm việc như bình thường”. Hỏi: “Ông có nói chuyện với ông ấy từ sau cuộc phỏng vấn không? Ông có nói chuyện với ông ấy về các bình luận của ông ấy không?”. Bộ trưởng Mattis: “Không... Thành thật mà nói, tôi không xem cuộc phỏng vấn... Chẳng có vấn đề gì cả”.


Ngày 16-10, chuyên san ngoại giao Foreign Policy, đứng đắn và nghiêm túc bậc nhất trong làng báo Mỹ, đăng một bài “như thiệt” đặt câu hỏi: “Ai sẽ thay thế Mattis?”. Lúc đó ông Mattis đã có mặt tại Việt Nam rồi.


Tránh giẫm chân nhau


Dẫu sao thì trước chuyến thăm của ông Mattis cũng đã dấy lên câu hỏi đại ý “có phải ông Mattis muốn mở rộng kiềm chế Bắc Kinh?”. Có những ý kiến khẳng định là có, như tờ Foreign Policy bình luận: “Mattis sẽ đến Việt Nam trong tuần này, chuyến thăm thứ nhì trong năm nay, một điều hiếm thấy vào lúc Mỹ đang cố gắng đối phó với sự quyết đoán quân sự của Trung Quốc”.


Có ý kiến không dừng ở chỗ khẳng định là có, mà còn bày tỏ một thái độ như trên tờ Bưu Điện Hoa Nam tiếng Anh (SCMP) phát hành ở Hong Kong: “Thông điệp của Mỹ: Đến lúc chọn phe trên Biển Đông”.


Tuy nhiên, trong khi cánh báo chí bình luận hơi nhiều, bản thân chính ông Mattis nói với truyền thông trên đường tới Việt Nam là Mỹ không định chống ai: “Chúng tôi đang hợp tác khi có thể với Trung Quốc. Các bạn thấy điều đó trong vấn đề CHDCND Triều Tiên... Và rõ ràng là chúng tôi không có nhằm kiềm chế Trung Quốc...


Chúng tôi là hai cường quốc, hai cường quốc Thái Bình Dương, hai cường quốc kinh tế. Sẽ có lúc chúng tôi giẫm lên ngón chân nhau. Vì vậy, chúng tôi sẽ phải tìm cách quản lý hiệu quả mối quan hệ đó. Và quan hệ quân sự cũng là để tạo cân bằng trong quan hệ song phương”.


Ông Mattis phủ định từ ngữ “kiềm chế”, song không vì thế mà quên chuyện ông thừa nhận có tình trạng “giẫm lên ngón chân nhau” (tức là rất đau đấy!). Ông nhắc: “Chúng tôi vẫn rất quan tâm đến việc quân sự hóa tiếp diễn với các thực thể trên Biển Đông. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy trong một số trường hợp, một hành vi “ăn thịt người khác” về kinh tế với đống nợ chồng chất nơi các nước mà nếu phân tích tài chính, phải nói rằng các nước đó sẽ khó mà trả nợ...”.


Một nhà ngoại giao Việt Nam, hai ngày trước khi ông Mattis đến, có một bài viết có đoạn :”... Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trên phạm vi khu vực và toàn cầu đang ngày một rõ nét và có thể đưa quan hệ quốc tế đến chỗ chia rẽ, phân cực như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước kia...


Không khó để nhận ra nhiều nước bắt đầu toan tính, tìm bước đi, lối thoát cho mình nhằm tránh rơi vào thế kẹt trong bối cảnh cuộc đối đầu, cạnh tranh địa-chiến lược Mỹ-Trung và "bóng ma" cuộc chiến tranh lạnh mới 2.0 với các vòng xoáy bất ổn, chia rẽ và phân cực đang ngày một hiện rõ”, đúng với chủ trương “ba không”: không liên minh quân sự, không có quân nước ngoài đóng, và không cùng một nước này đánh một nước khác.


Quan hệ song phương


Cũng trong cuộc tiếp xúc với báo chí tháp tùng, ông Mattis tiết lộ: “Đây sẽ là lần gặp thứ năm của tôi với người đồng cấp của tôi, ông (Ngô Xuân) Lịch của Việt Nam. Đây là mối quan hệ đối tác quốc phòng đang phát triển trên nhiều phương diện”.


Cụ thể, sáng 5-10, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Shriver - đi tiền trạm - đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) để gặp giám đốc bệnh viện và hai bên “đánh giá cao công tác đào tạo, huấn luyện cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 mà Việt Nam mới đưa sang Nam Sudan đợt 1 vừa qua; đồng thời lên kế hoạch chuẩn bị cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 sẽ lên đường vào năm 2020” và “thỏa thuận hợp tác nhiều vấn đề quan hệ trong lĩnh vực quân y giữa hai nước như: đào tạo ngoại ngữ, trao đổi kỹ thuật công nghệ, xúc tiến các hoạt động từ thiện...”.


Trước đó, vào tháng 8, VOA đưa tin Việt Nam có các hợp đồng mua thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá 94,7 triệu USD. Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 2-8, khi được hỏi về tin Việt Nam mua vũ khí của Mỹ trị giá gần 100 triệu USD, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ:


“Chính sách quốc phòng của Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hòa bình của đất nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác quốc phòng với các nước là nhằm thực hiện chính sách trên”.


Ông Mattis đến rồi đi, cũng như các người tiền nhiệm của ông, với nhiều mong mỏi kiên trì. Có thể ông Mattis đến để hé lộ đề xuất nào đó ông sẽ đưa ra ở hội nghị ADMM+. Nhưng câu trả lời “3 không” có lẽ vẫn là không đổi: không liên minh quân sự, không có quân nước ngoài đóng và không cùng một nước này đánh một nước khác.


Trong một diễn biến khác, cuối tuần này tàu hộ vệ 015-Trần Hưng Đạo, sau khi thăm Nhật Bản và Hàn Quốc (tham gia duyệt binh chiến hạm tại khu vực đảo Jeju), sẽ tới thăm căn cứ Trạm Giang (Trung Quốc) rồi tham dự cuộc diễn tập chung giữa hải quân ASEAN và Trung Quốc từ ngày 21 đến 28-10.2018.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 21582)
"Trung tá Harold M Cabunoc, Trưởng bộ phận đối ngoại của Lực lượng vũ trang Philippines cũng đã nêu rõ trong một tuyên bố chính thức phát hành hôm nay (23/4) rằng: “Chúng tôi bác bỏ thông tin máy bay quân sự của chúng tôi đã bị một tàu khu trục Trung Quốc bắn khi đang bay tới đảo Pagasa (tên Philippines gọi đảo Thị Tứ – PV) đón một bệnh nhân. Chuyện nổ súng ở khu vực biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông – PV) là một vấn đề nghiêm trọng, không thể là đề tài cho những tin đồn ác ý được”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 20807)
"Các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Phi họp tại Indonesia hôm nay 22/04/2015 đưa ra lời kêu gọi về một trật tự thế giới mới, mở cửa cho nền kinh tế các quốc gia mới trỗi dậy và chấm dứt « các ý tưởng lỗi thời » của các định chế tài chính quốc tế cũ."
19 Tháng Tư 2015(Xem: 20365)
"Hàng trăm người có thể đã chết đuối sau khi một chiếc tàu chở 700 người di cư bị lật tại biển Địa Trung Hải, theo cơ quan tuần duyên của Ý."
19 Tháng Tư 2015(Xem: 21017)
"Khoảng 1.000 người qui tụ tại địa điểm trước đây là toà nhà liên bang của thành phố Oklahoma để đánh dấu 20 năm vụ khủng bố bằng bom gây tử vong cho 168 người. Buổi lễ mở đầu với 168 giây mặc niệm. Những người sống sót và thân nhân của những người chết đọc tên từng nạn nhân trong nước mắt."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 20104)
"Theo AFP, thỏa thuận đạt được hôm qua (16-4) giữa chủ tịch Ủy ban tài chính thượng viện Orrin Hatch, thượng nghị sĩ Đảng dân chủ Ron Wyden và Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ Paul Ryan."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 21247)
"Du khách viếng thăm Capitol đã sững sờ khi nhìn thấy chiếc máy bay, được gọi là gyrocopter (trực thăng cánh quạt tự xoay), đậu xuống bãi cỏ cách tòa nhà vài trăm mét. Cảnh sát ngay lập tức phong tỏa một phần khu vực Đồi Capitol trong khi chó nghiệp vụ và robot kiểm tra xem có chất nổ trên máy bay trực thăng không."
12 Tháng Tư 2015(Xem: 21129)
"Phát biểu ngày hôm qua của bà Nancy Pelosi, lãnh tụ khối thiểu số Hạ viện, có nghĩa là cả hai nhân vật lãnh đạo của phe Dân chủ ở lưỡng viện quốc hội bày tỏ sự chống đối đối với dự luật dành cho tổng thống nhiều quyền hạn hơn để xúc tiến thương mại." "12 nước đang thương thuyết để ký kết hiệp định TPP là Hoa Kỳ, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Mexico, Malaysia, Nhật Bản, Chile, Canada, Brunei và Australia."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 20740)
"Nhìn rộng ra, Ấn Độ Dương là tuyến hàng hải lớn kết nối Trung Đông, Đông Bắc Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Đại dương này có 4 cửa ngõ chính đối với hoạt động giao thương toàn cầu, đó là kênh đào Suez (Ai Cập), eo biển Bab-el-Mandeb (nằm giữa Djibouti và Yemen), eo biển Hormuz (giáp ranh giữa Iran và Oman) và eo biển Malacca (giữa Indonesia và Malaysia).""Riêng với Trung Quốc, 90% lượng dầu nhập khẩu là từ các nước Trung Đông, châu Phi và đều phải qua vùng biển này; hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc cũng đi qua đây."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 20771)
Theo Tuổi Trẻ: Trang Business Insider dẫn một nguồn tin đáng tin cậy xác nhận cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ công bố tham gia cuộc chạy đua ghế tổng thống 2016 vào cuối tuần này.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 20836)
"Ấn Độ nói 23 nước đã tìm cách di tản công dân của họ ra khỏi Yemen đang có chiến tranh sau khi New Delhi tiến hành một chiến dịch lớn đưa công dân Ấn Độ ra khỏi nước này bằng cả đường không và đường biển".
07 Tháng Tư 2015(Xem: 20608)
"Chiến dịch tập trận chung Mỹ- Philippines mang tên Balikatan- Vai Kề Vai được mở ra từ ngày 20 đến 30/04/2015. Hoa Kỳ huy động hơn 6.500 lính, tham gia vào đợt tập trận chung năm nay với hơn 5 000 quân của Philippines". "Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói cuộc diễn tập này không khác những cuộc diễn tập mà "những nước lớn " khác thường xuyên thực hiện, và không nhắm mục tiêu vào bất kỳ nước nào".
07 Tháng Tư 2015(Xem: 19945)
"Sau buổi tiếp xúc với thủ tướng Việt Nam tại Hà Nội, ông Medvedev tuyên bố : « Đôi bên đã đồng ý trên hầu hết các yếu tố », văn bản đúc kết tiến trình gia nhập Liên minh Kinh tế Á -Âu của Việt Nam « đã bước vào giao đoạn cuối ».
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23027)
Theo RFI: "Cựu Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thời Tổng thống Richard Nixon Henry Kissinger thường bị đánh giá là thân Trung Quốc. Suy nghĩ này một lần nữa có thể được kiểm chứng qua đề nghị mới nhất hôm 28/03/2015 của ông liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bị cho là đã « tiếp tay » cho Bắc Kinh trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông".
05 Tháng Tư 2015(Xem: 20192)
"Phiến quân al-Qaida đã chiếm một căn cứ quân sự then chốt tại thành phố Mukalla ở miền nam hôm thứ sáu, sau khi củng cố các vị trí của họ trong thành phố và chiếm được hải cảng. Cư dân ở Aden cho biết phiến quân Houthi hôm thứ sáu đã rút khỏi một dinh thự của Tổng thống Yemen được quốc tế hậu thuẫn Abd Rabbo Mansour Hadi".
02 Tháng Tư 2015(Xem: 26434)
"Đào một con kênh dài chừng 100km đi ngang qua eo đất Kra cho phép rút ngắn được khoảng 48 giờ so với hành trình bình thường là các thương thuyền hay tàu dầu phải đi qua eo biển Malacca. Một vài nghiên cứu cho thấy điều đó cho phép tiết kiệm mỗi năm khoảng 50 tỷ đô-la, nhưng trên thực tế mọi thứ không rõ ràng lắm, vì nhiều nghiên cứu khác đặt vấn đề khả năng sinh lợi của dự án".
02 Tháng Tư 2015(Xem: 21020)
Bản tin trên trang mạng tiếng Anh của tờ Tuổi Trẻ dẫn lời bà Nancy Pelosi, nói với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng “cả các thành viên Đảng Dân chủ lẫn thành viên Đảng Cộng hoà Mỹ đều ủng hộ chính sách của chính phủ Tổng thống Obama, củng cố các quan hệ với Việt Nam và đẩy mạnh quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.”
31 Tháng Ba 2015(Xem: 20335)
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, biên đội tàu hải quân nước này đã hoàn thành nhiệm vụ sơ tán công dân ở Yemen. Cụ thể, sáng sớm 30/3 (giờ Trung Quốc), tàu Lâm Nghi đã đưa 122 công dân Trung Quốc và 2 nhân viên nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp Trung Quốc ở Yemen đến cảng Djibouti.