Đầu năm 2019: Truyền thông trong nước phỏng vấn Phó TT Phạm Bình Minh

17 Tháng Giêng 201910:01 CH(Xem: 11920)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 11 JAN 2019


Đầu năm 2019: Truyền thông trong nước phỏng vấn Phó TT Phạm Bình Minh


Ông Phạm Bình Minh:


- Đa phương hóa để đứng vững trước các thách thức.


- Lập trường của chúng ta là phải tôn trọng luật pháp quốc tế, công ước 1982 quy định quyền của các nước có các vùng đặc quyền kinh tế không được xâm phạm.


image004


Trọng Thuấn


15/01/2019


Phó thủ tướng đề cao chiến lược ngoại giao đa phương và theo đuổi tự do thương mại của Việt Nam trước các thách thức như căng thẳng Mỹ - Trung và việc quân sự hóa trên Biển Đông.


Nếu không tăng cường được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, những lợi ích từ các hiệp định thương mại triển vọng như CPTPP có thể không được như trên giấy tờ.


Nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì trên Biển Đông, sẽ ảnh hưởng đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về mọi mặt như an ninh, tự do thương mại. Đó là những thông điệp của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi trả lời phỏng vấn báo giới ngày 15/1/2019 tại Hà Nội. Zing.vn trích đăng nội dung cuộc trao đổi.


image005

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Việt Linh.


Doanh nghiệp chưa tận dụng được các FTA


- Ngày 14/11, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, và hy vọng Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) cũng sớm được ký kết. Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thu hút đầu tư và mở rộng thương mại?


Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Đất nước ta thời gian qua đã đạt được những con số tăng trưởng hàng năm luôn cao, đặc biệt năm vừa rồi đạt 7.08%, mức cao nhất trong nhiều năm qua. Một trong nhiều nguyên nhân là nhờ đối ngoại, thương mại, đầu tư đã đóng góp hết sức tích cực vào phát triển kinh tế. Điều đó có nghĩa nền kinh tế của ta rất mở. Hiện nay tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam gấp đôi GDP, chứng tỏ nền kinh tế của ta rộng mở so với các nền kinh tế trên thế giới.


Chúng ta đã hết sức quan tâm đến tự do thương mại, đầu tư. Cho đến nay chúng ta đã có trên 16 hiệp định thương mại tự do song phương cũng như đa phương mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang thảo luận, ký kết. Các hiệp định đó đã tăng cường thương mại và đầu tư ở Việt Nam.


CPTPP là hiệp định tư do thế hệ mới, có cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam. Theo tính toán, CPTPP có thể mang lại tăng trưởng trên 1.3% cho GDP, hay xuất khẩu chúng ta có thể tăng trên 4%, kéo theo nhiều công ăn việc làm.


Đó là cơ hội, nhưng vẫn còn thách thức là phải tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dù là hiệp định CPTPP hay EVFTA, nếu tận dụng được mới có những lợi ích đó. Điều hết sức quan trọng là mở ra thị trường mới, khả năng cạnh tranh của chúng ta cũng sẽ tăng lên. Vì được thuế về 0% có nghĩa chúng ta cũng phải dành cho doanh nghiệp các nước thuế 0%. Thách thức và cơ hội luôn đan xen nhau. Trước đây, chúng ta đã có nhiều hiệp định thương mại, đặc biệt là hiệp định thương mại tự do đã có từ lâu trong ASEAN, với một thị trường trên 650 triệu dân, nhưng doanh nghiệp của ta chưa tranh thủ được.


Sang năm 2019, chúng ta phải thực hiện toàn bộ cam kết của ASEAN bao gồm cắt giảm thuế về 0%, cạnh tranh sẽ cao hơn. Kinh nghiệm là ngay từ đầu chúng ta phải tận dụng được các hiệp định thương mại thì mới có thể giành được thuận lợi.


image004

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn báo chí sáng ngày 15/1 tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.


- Việt Nam có chuẩn bị như thế nào khi cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung được dự kiến sẽ rất căng thẳng, có thể dẫn tới chiến tranh thương mại?


- Như tôi đã nói, nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế mở. Tác động kinh tế bên ngoài đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của Việt Nam. Nếu chiều hướng thuận sẽ tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển. Nếu tác động ngược sẽ gây cản trở. Hiện nay kinh tế chúng ta đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu khá sâu, chúng ta không mong muốn những căng thẳng thương mại có thể tác động tới các nước khác.


Hiện nay có nhiều đánh giá về tác động của xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc .Nếu tiếp tục như hiện nay hoặc nếu 2 nước này áp thuế bổ sung, GDP toàn cầu có thể bị thiệt hại tới 500 tỷ đô-la. Chúng ta đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tức các mặt hàng của chúng ta hiện nay đang ở trên toàn cầu, đương nhân nếu kinh tế, thương mại toàn cầu giảm, chúng ta cũng bị tác động. Phải làm sao để nền kinh tế chúng ta chống chọi được với những cú sốc bên ngoài, cần có những điều chỉnh, để chúng ta tiếp tục phát triển, nhưng vừa phải tìm cách ứng phó, chống chọi được không chỉ trước cạnh tranh Mỹ - Trung, mà còn cạnh tranh giữa các nước khác với nhau trong tương lai.


“Việc quân sự hóa các đảo đá khiến các nước lo ngại”


- Tình hình Biển Đông được đánh giá là phức tạp, trong đó có việc Trung Quốc gia tăng quân sự hóa các đảo. Phó Thủ tướng có thể cho biết quan điểm của Việt Nam?


- Biển Đông vẫn là vấn đề quan tâm hết sức lớn, không chỉ chúng ta, mà còn các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì tình hình Biển Đông dù bất kỳ vấn đề gì xảy ra sẽ tác động tới môi trường hòa bình - an ninh, tự do hàng hải, thương mại và giao lưu trong khu vực. Trong năm 2018, tình hình đã diễn biến hết sức phức tạp, do sự thay đổi nguyên trạng, do kết quả của mở rộng và quân sự hóa các đảo đá, làm các nước lo ngại rằng trong tương lai có thể xảy ra các sự kiện gây ảnh hưởng tới môi trường hòa bình, không chỉ ở khu vực mà còn ở Châu Á – Thái Bình Dương.


Quan điểm của chúng ta là Biển Đông là mối quan tâm chung, và không được tiến hành các hoạt động có thể dẫn đến sự cố hay gây xung đột. Vì chúng ta sẽ là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Lập trường của chúng ta là phải tôn trọng luật pháp quốc tế, công ước 1982 quy định quyền của các nước có các vùng đặc quyền kinh tế không được xâm phạm. Chúng ta vẫn tiếp tục thúc đẩy, hoan nghênh các sáng kiến nào đóng góp cho môi trường hòa bình trên Biển Đông.


image006

Ảnh vệ tinh ngày 28/3/2018 cho thấy hệ thống tên lửa của Trung Quốc xuất hiện trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Planet Labs Inc/Reuters.


Về quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc, trong năm 2018, vẫn tiếp tục phát triển. Các chuyến thăm giữa 2 nước vẫn diễn ra như bình thường. Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – một mặt tích cực trong quan hệ 2 nước. Tuy nhiên giữa 2 nước vẫn còn những vấn đề còn tồn tại – đó là vấn đề trên biển. Qua các trao đổi, chúng ta tiếp tục nêu các vấn đề, diễn biến trên Biển Đông, thông qua các cơ chế hợp tác sẵn có.


- Trung Quốc muốn cấm các nước tập trận và khai thác dầu khí trên Biển Đông trừ khi có sự đồng thuận của tất cả các bên trong COC. Trước những đòi hỏi kiểu như vậy của Trung Quốc, có thể có kỳ vọng các bên thỏa hiệp được với nhau hay không?


- Đối với Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC), chúng ta biết rằng giữa ASEAN và Trung Quốc đã có Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) từ năm 2002 cho đến nay, tức là đã gần 20 năm. Trong DOC có một điều khoản là phải tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông.


Việc ASEAN và Trung Quốc thương lượng để xây dựng COC không nằm ngoài tiến trình này, nhưng đang diễn ra chậm hơn mong muốn của các nước. Năm 2012 khi kỷ niệm 10 năm DOC, các nước trong ASEAN cũng đều mong muốn sớm ký kết một quy tắc ứng xử COC. Tuy nhiên đến 2018 mới bắt đầu đi vào thương lượng được các thành tố của COC. Đây là thương lượng nội bộ giữa ASEAN và Trung Quốc, chưa có văn bản nào công bố ra bên ngoài. COC cần phải đảm bảo các nguyên tắc, bao gồm thực hiện hiệu quả các ràng buộc về pháp lý. Chúng ta biết rằng DOC có quy định liên quan tới thay đổi hiện trạng Biển Đông, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả, dù mỗi năm đều có kiểm nghiệm đánh giá về thực hiện DOC. COC phải đảm bảo có tính chất pháp lý.


Kiên trì đa phương giữa làn sóng chủ nghĩa bảo hộ


- Phó Thủ tướng có thể đánh giá về các thành tựu nổi bật trong công tác đối ngoại năm 2018?


- Nhìn lại năm 2018, tình hình thế giới đã diễn biến hết sức bất thường. Một số nước, một số lãnh đạo quay lại với chủ nghĩa bảo hộ để xử lý các hoạt động đối ngoại, khiến nhiều nước cảm thấy sự bất ổn, nếu điều chỉnh không kịp sẽ nảy sinh vấn đề trong quan hệ quốc tế. Cũng đang có trào lưu nhìn nhận lại, rũ bỏ các cam kết đã có, các cơ chế đa phương, mà phần lớn các nước vẫn đang dựa vào.


Việt Nam chúng ta luôn mong muốn rằng xu thế và cơ chế đa phương sẽ phát triển, dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế đã được ký kết.


Tranh chấp xung đột vẫn đang xảy ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước vẫn triển khai một cách đầy đủ, quan tâm. Những chuyến thăm đến các nước vẫn được mở rộng. Trong năm 2018 có nhiều chuyến thăm của lãnh đạo chúng ta đến các nước quan trọng, và các nước đều mong muốn chào đón chúng ta đến thăm. Chúng ta vẫn tiếp tục mở rộng, nâng cấp quan hệ với một số nước, một điều không dễ dàng trong một năm có nhiều biến đổi phức tạp.


Một dấu ấn nữa là chúng ta tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương quan trọng. Điều này mang lại cho Việt Nam vai trò đặt ra các vấn đề quan tâm chung. Đặc biệt, giới doanh nghiệp đã tham gia rất đông. Nội dung do chúng ta cũng dẫn dắt, thể hiện được những mối quan tâm chung, đồng thời phù hợp với lợi ích của chúng ta.


image007

Nguyên thủ ASEAN và khu vực tham dự Hội nghị WEF ASEAN. Ảnh: Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).


- Phó Thủ tướng có thể đánh giá về công tác bảo hộ công dân trong thời gian qua?


- Trong tình hình đất nước chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng, nhu cầu của người Việt Nam đi ra nước ngoài tăng lên nhanh chóng, không chỉ đi lao động, mà do kinh tế chúng ta phát triển, số người có khả năng, điều kiện đi du lịch ngày càng tăng lên. Do đó công tác bảo hộ công dân của chúng ta ngày càng quan trọng, diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, những nơi có cơ quan đại diện.


Trong năm 2018, theo số liệu thống kê, số lượng bảo hộ công dân cho đến thời điểm hiện nay tăng 22% so với năm 2017, với con số trên 10.000 người dưới nhiều hình thức như thuyền viên, người lao động, du lịch. Và cũng xảy ra nhiều vụ việc như vụ đánh bom ở Ai Cập hay vụ việc du khách sang Đài Loan. Đại sứ quán của chúng ta ở đó đã tích cực hỗ trợ cho người Việt Nam bị ảnh hưởng. Tác động là hết sức tích cực, đảm bảo cho người dân chúng ta khi ra bên ngoài, trước tiên là tôn trọng luật pháp sở tại, và thứ hai là luôn được quyền bảo hộ công dân, được đối xử tốt.


Trong nhiều năm vừa qua, Bộ Ngoại giao đã có tổng đài mở 24/24. Nếu các bạn đi ra nước ngoài, nếu roaming (chuyển vùng quốc tế), đầu tiên bạn sẽ nhận được tin nhắn về số điện thoại của lãnh sự, sau đó mới thông báo về mạng roaming, cước dữ liệu. Điều đó cho thấy chúng ta chuyển được thông tin đó đến từng người dân, để bất cứ vấn đề gì họ đã có đường dây nóng.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16476)
"Một sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga"... "Lệnh này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước"..."Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối xin lỗi Nga".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17645)
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17054)
"Song song với ngoại giao, các mối quan hệ về kinh tế, quân sự cũng phát triển tốt, nổi bật là dự án khổng lồ nhằm thiết lập mạng lưới đường sắt tại Thái Lan, với chi phí lên đến hàng tỷ euro, do Trung Quốc xây dựng. Ngoài ra, Thái Lan cũng đã nêu lên khả năng mua tàu ngầm của Trung Quốc, với kinh phí gần một tỷ euro".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17395)
Les Echos dẫn lời ông Jean-Charles Brisard, chuyên gia tài chính của khủng bố, cho biết ước tính : « Dầu mỏ giờ đây bảo đảm 25% nguồn thu nhập của Daech, khoảng 600 triệu đô la mỗi năm ».
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16433)
"Hôm 26/11/2015, trước một triệu người tham dự thánh lễ tại thủ đô Kenya, Đức Giáo Hoàng đã dành thông điệp đầu tiên trong chuyến tông du Châu Phi để bênh vực thành phần dân chúng bị bạc đãi. Hai tuần sau loạt khủng bố ở Paris, và hàng loạt vụ khủng bố ở châu Phi, Ngài lên án một cách mạnh mẽ thành phần thanh niên « cuồng tín », nhân danh Chúa Trời thi hành những tội ác « man rợ », gieo rắc sợ hải và gây chia rẽ trong xã hội".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16653)
"Thổ Nhĩ Kỳ nói phi cơ của họ vừa bắn rơi một máy bay quân sự Nga gần biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16742)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” Nga và hỗ trợ cho khủng bố sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga tại vùng biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17586)
- "Cùng thời điểm điều B-52 bay ngang Biển Đông, điều khu trục hạm USS Lassen áp sát 12 hải lý bãi đá Subi, đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo đậu ở Subic, Tổng Thống Barack Obama gởi "Thông điệp chiến hạm" đến Châu á, viện trợ an ninh biển và nhắc nhở "Liên minh kinh tế TPP" đừng bỏ lỡ cơ hội".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18568)
"Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16923)
"Qua tìm hiểu các nhân chứng, bạn bè và lấy nguồn tin từ cảnh sát, các tờ báo như Times, Sun, Daily Mail tìm cách mô tả rằng người phụ nữ trẻ này, sinh tại Pháp trong gia đình di dân gốc Morocco, từng "uống bia rượu, có nhiều bạn trai" trước khi đi vào con đường Thánh Chiến Hồi giáo".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18514)
- Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. - Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP. - Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường VN và đề nghị không quân sự hóa ở Biển Đông.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18018)
Ngay đợt tấn công đầu tiên của cảnh sát vào căn hộ tại Saint-Denis vào lúc 4 giờ 20 sáng ngày 18/11/2014, một phụ nữ thánh chiến Hồi giáo cực đoan đã tự kích hoạt đai chất nổ đeo trên người và chết tại chỗ. Đây là trường hợp đầu tiên tại Châu Âu và khiến chính quyền lo ngại. "Trên thế giới, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công có phụ nữ tham gia và cho thấy cách giấu chất nổ của họ. Một số người giấu trong trang phục truyền thống rộng rãi, một số khác giấu trong túi xách hay trong áo ngực".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18067)
Manila 17 Nov 2015 - "Đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar (tiền thân của Pilar là chiến hạm tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.) TT Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ». - "Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng". - "AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz". - M
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16663)
"Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)".
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18270)
"Có dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến “thần kinh” phán đoán ý chí của nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục, Mỹ thậm chí có thể sẽ định kỳ cho máy bay quân sự đi vào vùng trời các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có “lợi ích chung rất lớn”, tranh chấp cần giới hạn trong phạm vi có thể kiểm soát".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17458)
"Trong cuộc tranh luận ngày 14/11/2015 tại bang Iowa giữa ba ứng cử viên của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử sơ bộ để ra tranh chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, loạt khủng bố đẫm máu Paris đã chiếm một vị trí quan trọng".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17574)
6 địa điểm bị tấn công: Nhà hát Bataclan : 82 người chết Stade de France (ngoại ô Paris) : 4 người chết Phố Charonne : 18 người chết Phố Alibert : Ít nhất 12 người chết Phố Fontaine au Roi : Ít nhất 5 người chết Đại lộ Voltaire : Một người chết
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16945)
- TÒA BẠCH ỐC: "Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã gọi điện thoại cho người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình để tán dương “nỗ lực không ngừng và sự hy sinh của bà trong nhiều năm tranh đấu cho một nước Myanmar bao gồm nhiều thành phần, hoà bình và dân chủ hơn”. - HỒNG THỦY: "Có thể con đường phía trước của bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD còn nhiều thử thách, chưa hết chông gai nhưng những gì đã và đang diễn ra trong mấy ngày qua đã cho thấy sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của sự công khai minh bạch trong thế giới thông tin internet và cả sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo đảng USDP cầm quyền".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17134)
"Theo dự liệu, ông Netanyahu sẽ yêu cầu được viện trợ 50 tỉ đô la cho thập niên bắt đầu từ năm 2017 để duy trì ưu thế quân sự đối với các nước láng giềng. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17987)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."