Nguyễn Nhã:Ý nghĩa Tết đối với người Việt Nam

27 Tháng Hai 20187:22 CH(Xem: 5922)
VĂN HÓA ONLINE - TÁC GIẢ TÁC PHẨM  - THỨ  TƯ 28  FEB  2018

 Ý nghĩa Tết đối với người Việt Nam và vấn đề cần giải quyết về Tết và lễ hội hiện nay như thế nào?

image054
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

Ý nghĩa Tết đối với người Việt Nam

Tết Nguyên Đán hay Tết mở đầu năm mới Âm Lịch là Tết truyền thống của Việt Nam. Tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa, song đã Việt hoá trở thành phong tục Tết Việt.

Một là đối với người Việt thường nói là Ăn Tết, về quê ănTết, nên việc ăn hay mâm cỗ Tết là quan trọng. Món ăn trong ngày Tết trước hết phải là bánh chưng hay bánh tét. Bánh chưng rất có ý nghĩa vừa thể hiện văn hóa lúa nước (lúa gạo chứ không phải lúa mì), vừa có hình vuông, tượng trưng cho Đất  cùng với bánh Dày , hình tròn ,khác với văn hóa Trung Hoa, tượng trưng cho Trời thể hiện lòng hiếu thảo, dâng lên cha mẹ , tổ tiên công lao như Trời Đất. Theo truyền thuyết bánh chưng bánh Dày  do hoàng tử Lang Liêu làm trong cuộc thi món ngon vật lạ , được Vua Hùng Vương Thứ 6 chấm giải nhất và truyền ngôi cho Lang Liêu trở thành Hùng Vương thứ 7.

 Ngoài món truyền thống có ý nghĩa trên mà Trung Hoa không có còn nhiều món ăn trong dịp Tết, thường là món ăn để được lâu vì ngày Tết trước đây không họp chợ như , giò , nem, ninh , mọc và dĩ nhiện mỗi miền có khác đôi chút. Riêng ở Hà Nội ngày Mùng Ba Tết tiễn ông bà ông vải , dđều có món bún thang.

Hai là Tết  là mở đầu vận hội mới cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, trong đó có làng xã , quốc gia, dân tộc, nên người ta chuẩn bị cũng như chúc nhau cái gì cũng mới, vạn sự như ý… và luôn để đánh dấu ngày Tết người ta thường trồng Cây nêu; Việt Nam dùng cây tre , thể hiện bản sắc cương nhu của người Việt có thể nhu , cúi rạp trước gió bão song có thể cương cứng, dùng gậy, chông đánh giặc thù.

Ba là Tết là dịp chơi tết  trong gia đình như đánh chắn, tổ tôm.. hoạc trong cộng đồng , làng xã với các trò chơi dân gian như Tổ tôm điếm, hát bài chòi, đánh cờ người hay đánh đu, đánh phất…

Bốn  là Tết Việt không những là lễ hội gia đình trong đó có chúc Tết, mừng tuổi.. . mà trong cộng đồng, làng xã có lễ hội Tết..

Qua hàng ngàn năm nay, nhất là gần đây trong thời chiến tranh cũng như thời hội nhập với Thế giới, giới trẻ không quan tâm đến giữ gìn bản sắc Việt, làm theo ý mình, thỏa mãn những đòi hỏi của mình, khiến nguy cơ mất nước, trở thành thuộc quốc lớn hơn bao giờ hết.Tiền nhân chúng ta đã cố gắng giữ gìn bản sắc Việt nhất là phong tục tập quán từ ăn , mặc, ở , lễ hội như Tết đã  cố làm khác, nhất là với nguy cơ bị Hán hóa. Từ thời Pháp thuộc, nhất là ở Miền Nam thường đồng hành khẩn hoang với người Minh Hương nên ít phân biệt “Ta Tầu”. Đến nay, các đèn lồng Trung Quốc đang tràn ngập,các bát nước tương ở các nhà hàng thay các bát nước mắm, các linh vật sư tử thay thế các linh vật truyền thống như con nghê ( con chó) ở các đình chùa hay các đại gia…Và ngay về kinh tế như đường Đồng Khởi ở TP.HCM người ta nói hầu hết rơi vào tay người Trung Quốc.

 Do nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau, song thói quen do lương thấp năng xuất làm việc không cao , thói quen thích hưởng thụ, hoang phí vô độ, ăn chơi  nhất là dịp Tết, nên có người muốn bỏ Tết Ta , nên nhập vào Tết Tây.

 Nếu không tìm hiểu gốc gác của vấn đề, nếu bỏ Tết  Ta mà đồng lương vẫn thấp,  thấp vào hạng nhất thế giới và nhất trong lịch sử nước nhà và không giáo dục bỏ những cái xấu của người Việt, tôi bảo đảm bỏ tết ta năng xuất vẫn không tăng được, vẫn hoang phí…

 Nếu ta quan tâm đến tính tích cực , phát huy tác dụng thì dịp tết là cú hích về kinh tê và bảo tồn gia trị văn hóa truyền thống Việt.

 Như tôi đã từng phát biểu nên xây dựng thương hiệu quốc gia cho ẩm thực du lịch Việt vi nó có giá trị nổi tiếng trên thế giới với các  món ăn Việt vàgiá trị kinh tế, xuất  khẩu hiện nay chủ yêu là thực phẩm từ gạo , cà phê , hạt diều, cá , tôm…cùng những bãi biển, vịnh, thành phố cảng, hang động vào lọai đẹp nhất thế giới…

 Dịp Tết ta được nghỉ nhiều có thể phát triển du lịch cả về ẩm thục với các đặc sản từng địa phương rất phong phú , đa dạng…

Vấn đề cần giải quyết về Tết và lễ hội hiện nay như thế nào?

Về quê ăn Tết là chuyện đương nhiên, là theo truyền thống Việt. Còn việc vật lộn với xe cộ để về quê là do nhiều nguyên nhân.

 Một là chưa có kế hoạch phát triển đô thị tốt. Có nước đã phát triển 70% đến  90 % người đô thị, còn Việt Nam vẫn còn 70  đến 80% là nông thôn. Làm thế nào khắp nơi dược đô thị hóa, người tại dịa phương nào cũng có thể sinh sống ở đô thị của họ , không cần phải đi xa, chỉ có một số ít trường hợp đặc biệt mà thôi.

Hai là tại các  thành phố  lớn chưa có qui hoạch tốt từ hạ tầng cơ sở dường xá  đến các phương tiện chuyên chở, bến xe phù hợp…

Ba là việc quản lý một đô thị nhất là đô thị lớn. hiện đại  cần chuyên môn cao, cần phải được đào tạo. Hiện nay một số trung tâm nghiên cứu  &phát triển đô thị cũng không được chính quyền hỗ trợ cho đi học hỏi , nghiên cứu cách quản lý những dô thị lớn nổi tiếng trên thê giới.

 Bốn là chưa mời được các nhà quản lý giỏi đô thị quốc  tế làm cố vấn hay trực tiếp chỉ đạo việc phát triển đô thị ở Việt Nam…

 Theo tôi gỉai quyết các bài toán trên là quan trọng chứ đâu cần đi tìm ý nghĩa Tết nào nữa.

Còn về lễ hội luôn có phần lễ trước, phần hội sau. Lễ thì luôn có phần tâm linh phải được đặt nặng, các bậc trưởng thượng luôn được tôn trọng, cầm cân nẩy mực.

 Nhà  nước nên quản lý chặt không để bát nháo, buôn thần bán thánh, chỉ lo làm ăn chộp dựt là chính mà phải lấy vui làm lãi  mà phải tự hào về nét đẹp văn hóa  quê hương và để tăng năng xuất làm việc tốt sau lễ hội.

 Mỗi lễ hội nên có hội thảo khoa học để phát huy cái hay, ý nghĩa của lễ hội, giảm thiểu những tệ nạn của lễ hội. Từ đó các phương tiện truyền thông và các trường học tại các địa phương phải vào cuộc tuyên truyền và giáo dục cho người dân nhất là các thế hệ trẻ thấy hết những ý nghĩa , giá trị quý giá của lệ hội nhất là cái đẹp của quê hương mình của Dân tộc mình.
09 Tháng Ba 2022(Xem: 4289)
18 Tháng Bảy 2019(Xem: 5181)