Bộ ảnh lịch sử từ ngày 6/1 đến 21/1/2021 tại Washington DC.

22 Tháng Giêng 20217:48 SA(Xem: 6312)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH NHÂN VĂN - THỨ SÁU 22 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bộ ảnh lịch sử từ ngày 6/1 đến 21/1/2021 tại Washington DC.


(tập hợp từ nhiều nguồn)


image014Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Pence trong buổi ra mắt tranh cử nhiệm kỳ 2.


image016Tổng thống Donald Trump đang Tweet điện thoại của ông trong một cuộc họp với các thống đốc, tại tòa Bạch Ốc, Washington DC, Mỹ ngày 18/06/2020. AP - Alex Brandon


image018TT Donald Trump phát biểu trước những người biểu tình phản đối việc công nhận Joe Biden đắc cử tổng thống ở Quốc Hội lưỡng viện ngày 06/01/2021 tại Washington. © AP Photo / Evan Vucci


image020Tổng thống Donald Trump phát biểu tại cuộc bạo loạn ở Quốc Hội chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 tại Washington D.C ngày 6.1.2021. Reuters


image021Tổng thống Donald Trump tại tòa Bạch Ốc hôm 12/01/2021.


image022TT Trump chào những ủng hội viên trên đường phố.


image023image025TT Trump cuối cùng cũng đã nhận thua sau hai tháng thách thức kết quả bầu cử.


image027Tổng thống Trump từng thoát hiểm trong phiên tòa luận tội ông ở Quốc hội hồi đầu năm 2020.


image029Tổng thống Trump phát biểu tại W. DC. ca ngợi các ủng hộ viên.


image031image033Cô đơn trong tòa Bạch Ốc


image035Vị trí tòa Bạch Ốc và các "hỏa điểm" gây bạo loạn ở W. DC.

image037

Tweet của TT Trump

image038

Will Sommer

@willsommer

Jan 6


Plenty of QAnon supporters amid chaos at Congress. The rabbit denotes QAnon slogan “follow the white rabbit.”

image039image040

Vào tháng 10/2017, một người vô danh đã đăng một loạt dòng trạng thái trên mạng (message board) 4chan. Ký nick là "Q" người này nhận là có quyền vào cấp độ bảo mật cao của chính phủ Mỹ, cấp "Q clearance".


Các tin bài đó trở thành hiện tượng “rải thính Q” (Q drops, Q breadcrumbs), dùng mật mã, ký hiệu kèm nhiều khẩu hiệu phò Trump.


Kể từ đó, thuyết này lan tỏa rộng tới mức Twitter phải chặn lại.


Nhưng phái ủng hộ thuyết âm mưu Q không giảm đi, và rất có thể là vì từ 2017, lưu lượng thông tin trên Facebook, Twitter, Reddit và YouTube bùng nổ. (BBC 7/1/2021)


image041Joe Biden là ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ đầu tiên thắng ở Georgia kể từ 1992.


image042image044Joe Biden đi tranh cử khắp nơi.


image045Ứng cử viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Kamala Harris


image047Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng Tổng thống Donald Trump phải bị luận tôi.


image048Đảng Dân chủ dự kiến sẽ đưa ra điều khoản luận tội Tổng thống Trump tại Hạ viện vào thứ Hai 18/1/2021. Reuters


image049image051Phó Tổng thống Pence gõ búa quyết định ngày 20/1/2021 là ngày lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden, bên cạnh là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.


image053Hạ viện thông qua nghị quyết hôm 13/1/2021 để đàn hặc luận tội Tổng thống Trump.


image055Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi và bản luận tội theo thủ tục phế truất tổng thống Donald Trump được thông qua và sẽ được chuyển lên Thượng Viện, Đồi Capitol, Washington, Mỹ, ngày 13/01/2021. AP - Alex Brandon. Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên hai lần bị luận tội truất phế. Hôm 13/01/2021, đa số dân biểu thuộc cả hai đảng tại Hạ Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu buộc tội ông đã kích động bạo lực liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Quốc Hội trên đồi Capitol ở thủ đô Washington D.C. ngày 06/01. (RFI 14/1/2021)


image057Nguồn hình ảnh, Getty Images Lãnh đạo phe đa số thuộc đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell.

 

image058Lãnh đạo nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Mitch McConnell phát biểu với báo chí ngày 08/12/2020 tại Điện Capitol, Washington DC (Hoa Kỳ). AP - Kevin Dietsch


Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Quốc hội Mỹ


image060Ngày 06/01/2021, hàng nghìn người biểu tình ủng hộ Donald Trump đã xâm nhập tòa nhà Quốc Hội, đồi Capitol, một địa điểm mang tính biểu tượng cao của nền dân chủ Mỹ.


Ngày 06/01/2021 chắc chắn sẽ hằn sâu trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh dòng người biểu tình tràn vào chiếm Điện Capitol trước sự bất lực của cảnh sát thật sự gây sốc. Trong vòng vài giờ, nước Mỹ như có « đảo chính », nền dân chủ Mỹ gần như bị chao đảo.


«Dẫu sao đây cũng là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử chính trị Mỹ. Biến cố này sẽ được lưu giữ như là một vết sẹo dài khủng khiếp cho nền dân chủ Mỹ, và sẽ có những hậu quả hiển nhiên. Nước Mỹ sẽ không thể nào hành xử như trước trên trường quốc tế, không thể « dạy đời » nước này nước nọ, và nhất là sẽ không thể có một vị thế như trước đây. Chỉ có điều Trump "gieo gió" nhưng chính Biden, người sắp trở thành tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải "gặt bão" ». Soufian Alsabbagh, chuyên gia về chính sách đối nội Mỹ trên đài truyền hình quốc tế France 24. (RFI 14/1/2021)


image062Ủng hộ viên của ông Trump tìm cách phá vỡ hàng rào cảnh sát tại Điện Capitol hôm 6/1/2021.


image064image065image066image067image068image069Cảnh sát bảo vệ điện Capital.


image070Ủng hộ viên TT Trump tràn vào Capital.


image072Biểu tình bên ngoài Capital ủng hộ TT Trump.


image074Biểu tình bên ngoài Capital ủng hộ TT Trump.


image076Cờ của nhóm QAnon được trưng bày tại các cuộc biểu tình Stop the Steal. Rất nhiều người có mặt ở Capital là tín đồ của QAnon.


image077Hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng hoà (góc phải và góc trái) tại cuộc biểu tình dẫn tới bạo động tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ, hôm 6/1/2021.

Lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chính quyền miền Nam Việt Nam trước năm 1975 xuất hiện trong cuộc bạo loạn gây chết tróc tại Điện Capitol hôm 6/1, và điều này đã khiến nhiều người gốc Việt “lên án” cũng như cảm thấy “xấu hổ” vì hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng hoà có mặt trong đó. (VOA 14/1/2021)


image079Phe Cộng đồng người Việt mang theo cờ Vàng ủng hộ Joe Biden ở W. DC.


image081Cảnh sát bắt đầu phong tỏa an ninh quanh điện Capital từ ngày 16/1/2021.


image083Vệ binh Quốc gia được điều động đến W. DC.


image085Ủng hộ viên TT Trump tràn ngập thủ đô Hoa thịnh Đốn.


image086image087image088image090image091image092image093Bạo loạn tràn vào bên trong điện Capital.


image094Năm người chết trong cuộc tấn công Quốc hội Mỹ hôm thứ Tư.


image095Người đàn ông trong hình dưới đây được xác định là Jake Angeli, một ủng hộ viên nổi tiếng của thuyết âm mưu QAnon. Ông ta tự gọi mình là một pháp sư QAnon. (theo BBC)


image097Người ủng hộ TT Trump mang cờ 'Trump là tổng thống của tôi' trong Điện Capitol, trụ sở QH Mỹ hôm 06/01/2021.


image099Một ủng hội viên tT Trump tràn vào văn phòng Chủ tịch Quốc Hội Nancy Pelosy.


image101Gác chân lên bàn giấy Namcy Pelocy thoải mái khoái trá.


image102image104"Người gác chân lên bàn" khoe chộp được văn thư của bà Nancy Pelosy.


Nổi tiếng thứ hai là người đàn ông đã ngồi chễm chệ và gác chân lên bàn trong văn phòng của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện. Richard Barnett, 60 tuổi, đã ra đầu thú chính quyền ở Arkansas vào hôm 08/01 sau khi đã trở về nhà.


Ông cũng bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản công vì đã lấy đi một tấm biển gỗ đánh dấu lối vào văn phòng của bà Pelosi. Đối với Barnett bà Pelosi không phải là chủ tịch Hạ Viện của những người như ông. Cảnh sát đang điều tra xem ai đã lấy đị một chiếc máy tính xách tay trên bàn của bà Pelosi.


image106Những người ủng hộ ông Trump giương tấm biển QAnon trong các cuộc tập hợp hồi hè năm ngoái.


image107Bà Babbitt (phải) chụp trong một cuộc diễu hành trên thuyền ủng hộ Tổng thống Trump, bà mặc một chiếc áo có phù hiệu QAnon.


image109Bà Babbitt đã đến DC từ California để tham dự cuộc biểu tình.


Ashli Babbitt, nữ quân nhân theo QAnon


Gương mặt đầu tiên được Le Monde nhắc đến lại là một người không thấy trên thông báo tìm kiếm của FBI: Ashli Babbitt, một nữ cựu quân nhân, ủng hộ Donald Trump vô điều kiện, trở thành tín đồ của các thuyết âm mưu của QAnon, người duy nhất bị bắn chết trong vụ tấn công vào Điện Capitol.


Trong một đoạn video được tờ báo Mỹ Washington Post công bố, người phụ nữ này được nhìn thấy giữa đám đông đang cố gắng xông vào khu văn phòng của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi. Đám đông xô đẩy, phá cửa sổ, đánh đuổi các cảnh sát bảo vệ ở cửa. Ashli Babbitt cố gắng chui qua một cửa sổ sát đất. Một cảnh sát nổ súng. Babbitt trúng đạn bị thương nặng và qua đời tại bệnh viện.


Ashli Babbitt nằm trong số năm người bị thiệt mạng trong vụ bạo loạn, trong đó có một cảnh sát bảo vệ Điện Capitol. Theo báo chí Mỹ, Brian Sicknick – tên người cảnh sát – đã chết vì thương tích quá nặng sau khi bị một kẻ bạo loạn dùng bình chữa cháy đánh vào người khi anh cố gắng ngăn chặn đám đông tràn vào.


Đối với Le Monde, căn cứ vào trang phục của những người gây bạo loạn, có thể thấy sự hiện diện đáng kể của nhiều phần tử thuộc các nhóm bán quân sự và Tân Quốc Xã, điển hình là trường hợp của Packer với chiếc áo mang hành chữ “Trại Auschwitz – Lao động mang lại tự do”, gợi đến phương châm được ghi ở lối vào trại hủy diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã.


Le Monde đặc biệt tìm hiểu về ba người mà hình ảnh được loan truyền khắp thế giới dưới các biệt danh như “người đàn ông đội sừng”, “người gác chân lên bàn” và “người đàn ông với chiếc bục phát biểu”. (RFI 14/1/2021)


image111Trong số những gương mặt có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội, người ta thấy Tim Gionet, biệt danh 'Baked Alaska', xuất hiện trong Điện Capitol.


image113Là một ủng hộ viên của ông Trump, ông Gionet nổi tiếng là một người chuyên 'chọc ngoáy', khiêu khích người khác trên internet.


 “Người đàn ông đội sừng”


Theo tờ báo Pháp, nổi tiếng nhất trong bộ ba này có lẽ là Jacob Anthony Chansley, 32 tuổi, còn được gọi là Jake Angeli hoặc Pháp sư QAnon. Đến từ bang Arizona, nơi các mạng lưới theo thuyết âm mưu của QAnon đã được triển khai, anh ta là người đội chiếc mũ lông có sừng, để ngực trần, xăm trổ, với khuôn mặt được vẽ bằng màu cờ Mỹ với kẻ sọc và ngôi sao.


Sự xuất hiện và các phát biểu của Jake Angeli đã thu hút báo chí trước vụ tấn công. Trên một video, anh ta đưa ra những nhận xét đầy tính âm mưu về các chủ ngân hàng trung ương, những người đã xuyên thủng dãy Alps của Thụy Sĩ "như một miếng pho mát Thụy Sĩ" để nô dịch hóa thế giới từ các căn cứ dưới lòng đất.


Bị FBI truy nã, anh đã bị bắt hôm thứ Bảy 09/01 về tội xâm nhập trụ sở Quốc Hội một cách bất hợp pháp. (RFI 14/1/2021)


image115Nick Ochs đăng ảnh tự chụp mình bên trong tòa nhà với dòng chữ "Xin chào từ Capitol, [cười vang]". BBC chưa xác định được người đứng bên trái ông trong ảnh dưới đây là ai.


image117Nguồn hình ảnh, Win McNamee/Getty Images Một người biểu tình hét lên "Tự do" bên trong phòng Thượng viện sau khi Điện Capitol bị một đám đông ủng hộ Donald Trump đột nhập hôm 6/1/2021.


image118Những gương mặt đáng chú ý trong vụ xâm nhập vào trụ sở Quốc Hội Mỹ tại Washington, ngày 06/01/2021, với Jake Angeli "người đội sừng" (G). AP - Manuel Balce Ceneta.


Theo báo chí Mỹ vào hôm qua, 13/01/2021, thêm một “nhân vật cần chú ý” trong số hàng trăm người xông vào gây loạn tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 06/01 vừa qua đã bị bắt. Ông Robert Keith Packer, cư ngụ tại bang Virginia là người có mặt trên một bức ảnh chụp một nhóm người bên trong Điện Capitol mặc áo in dòng chữ “Camp Auschwitz”, bị cho là cổ vũ cho phong trào Tân Quốc Xã. (RFI 14/1/2021)


image120image122Các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ vỗ tay tại phiên họp lưỡng viện chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống 2020.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


image124Cảnh sát bắt giữ những người phá phách gây bạo loạn trong điện Capital.


image125Khoảng 21.000 Vệ binh quốc gia có vũ trang đã được triển khai tới thủ đô Washington. Con số này có thể tăng lên 25.000 binh sĩ trong lễ nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/2021. REUTERS


image12712 Jan 2021 - Vệ binh Quốc gia bảo vệ điện Capital. REUTERS


image12914 Jan 2021 - Hàng rào sắt phong tỏa điện Capital ngăn cản xâm nhập bất hợp pháp. REUTERS - Joshua Roberts.


image131Một hàng rào được dựng lên để bảo vệ trụ sở Quốc Hội Mỹ ở Washington, trước ngày tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. Ảnh chụp ngày 14/01/2021. REUTERS - JOSHUA ROBERTS.


thông tín viên Anne Corpet tường trình :


Buổi sáng trong tuần ở Washington luôn kẹt xe, nhưng hôm nay tất cả hoàn toàn im lặng. Các ngả đường chính trong thành phố đều cấm lưu thông. Những khối bê-tông đặt giữa các đại lộ, những rào chắn bằng kim loại được dựng lên xung quanh Nhà Trắng và Quốc Hội. Vệ binh Quốc gia xếp hàng, vài đeo súng, cách khán đài danh dự nơi lễ nhậm chức diễn ra hàng trăm mét. (RFI 16/1/2021)


image133Vệ binh quốc gia canh gác ở thủ đô Washington D.C  15/1/2021. AFP


image134Nhân viên chuẩn bị thu dọn đồ đạc tại khu West Wing của Nhà Trắng, Washington (Hoa Kỳ) ngày 15/01/2021. AP - Gerald Herbert


image136Vệ binh Quốc gia rải rác ở khu vực gần tòa Bạch Ốc và Điện Capitol. Đường phố vắng teo. REUTERS


image138image140Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày cuối cùng 20/1/2021 cùng với Đệ nhất phu nhân Melania Trump chào từ giã W. DC, bước lên Air Force One về Florida.


image141Điện Capital trang hoàng cho ngày lễ nhậm chức tổng thống của ứng viên Joe Biden 19/1/2021.


image143Bà Jill Biden cầm quyển kinh thánh khi ông Joe Biden tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ ngày 20/1/2021 tại Điện Capitol. Ảnh: Reuters.


image145President Joseph. R Biden Jr. emphasized the importance of unity in his first speech as president of the United States.CreditCredit...Chang W. Lee/The New York Times

 

image147Tổng thống Joe Biden, và Đệ nhất Phu nhân Jill Biden và thân nhân trong gia đình đi bộ đến Tòa Bạch Ốc ngày 20/1/2021.


image149Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden và gia đình trên lan can tòa Bạch Ốc hôm 20/1/2021.


image151Giáo sư Jill Biden sẽ là người đầu tiên vừa tiếp tục theo đuổi sự nghiệp riêng của mình, vừa gánh vác các nghĩa vụ của một Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Ảnh: EPA


image15321/1/2021, ngày làm việc đầu tiên của Tổng Thống Joe Biden tại phòng bầu dục tòa Bạch Ốc. Ông Joe Biden đã ký các sắc lệnh hành pháp đầu tiên trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2021-2024.image155

16 Tháng Tư 2014(Xem: 15964)
Thăm các điểm du lịch nghệ thuật tạo hình của quý Cùng khám phá những địa điểm du lịch kì lạ khiến nhiều du khách “ngượng chín mặt”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 27730)
Bảo tàng Anh (British Museum) trưng bày 150 tác phẩm nghệ thuật gợi tình từ Nhật Bản tại một trong những triển lãm táo bạo nhất của Bảo tàng này từ trước tới nay. Vẫn được gọi là Shunga, những bức tranh này cho thấy một góc cạnh của tình dục khác hẳn với nghệ thuật châu Ấu cùng thời kỳ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 12797)
Hình ảnh Lễ Khai Mạc Hội Chợ Tết Sinh Viên 08-2-2014 tại Orange County Fair & Event, Costa Mesa, Nam Californi
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12602)
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12191)
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11854)
Cư dân vui mừng sau khi nhận lãnh phẩm vật cứu trợ tại thị trấn Iloilo, miền trung Philippines, ngày 11/11/2013. Một bà mẹ bật khóc sau khi lên được máy bay trực thăng của quân đội Philippines tại thị trấn Guiuan, ngày 11/11/2013. Trẻ em Philippines cầm bảng kêu gọi sự giúp đỡ dọc theo con đường cao tốc tại thị trấn Tabogon trong tỉnh Cebu, miền Trung Philippines, ngày 11/11/2013.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 16924)
Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 12710)
Thánh lễ lễ kết thúc quá trình điều tra cấp giáo phận về án phong chân phước cho cố Hồng y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928 -2002) đã diễn ra ngày 4 tháng 7 năm 2013 ở Rome.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 14083)
11 Tháng Tám 2013(Xem: 13289)
Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney đang diễn ra tại Australia - thu hút hơn nửa triệu du khách tới chiêm ngưỡng những bức tranh vĩ đại trên nền kiến trúc – mở ra thể loại tuyệt sắc giữa nghệ thuật và khoa học ánh sáng điện tử của nhân loại thế kỷ 21.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 21289)
Những Gánh Hàng Rong trên đường phố Saigon năm xưa Tân Nhân sưu tầm
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12420)
18 Tháng Tư 2013(Xem: 11833)