Tranh dân gian trong Tết cổ truyền Việt Nam

09 Tháng Hai 20207:25 SA(Xem: 5250)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH NHÂN VĂN - THỨ  HAI 10 FEB 2020


Tranh dân gian trong Tết cổ truyền Việt Nam


28/01/2020


image019

Đám cưới chuột. Tranh dân gian Đông Hồ. Wikipedia


Thu Hằng


Ngoài « Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh », Tết xưa còn có tranh dân gian được trang trí trong nhà và cũng để cầu chúc « Phúc-Lộc-Thọ », « Vinh hoa-Phú quý »… Tranh dân gian là một thú chơi ngày Tết rất thịnh hành thời xưa.


Tranh khắc gỗ dân gian xuất hiện sau khi kỹ thuật in mộc bản ra đời. Tuy nhiên, bằng chứng cổ nhất, được giáo sư Philippe Papin nêu lên (1), là những bức tranh trong đền Độc Lôi (xã Nam Giang, tỉnh Nghệ An), được vẽ trong thế kỷ XVIII và hiện được bảo quản ở Hà Nội. Thế kỷ XVII-XVIII cũng là giai đoạn thịnh hành của nghề in mộc bản và tranh dân gian, từ thành thị đến nông thôn.


Thời các làng tranh dân gian nhộn nhịp dịp Tết


Trong những thập niên cuối thời kỳ hưng thịnh của tranh dân gian Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, Viện Viễn Đông Bác Cổ (Ecole française d’Extrême-Orient), đã sưu tập rất nhiều ván khắc và tranh dân gian (2) ; tất cả được giới thiệu trong cuốn Tranh dân gian Việt Nam (Imagerie populaire vietnamienne, 1960).


Tranh dân gian còn được gọi nôm na là tranh Tết vì thường được in và bán vào dịp Tết âm lịch cho khắp nơi ở chợ quê. Tết xưa, Tết nay khác nhau như nào qua những bức tranh dân gian và hoạt động in tranh được miêu tả trong sách của Maurice Durand ? Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt, tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, Khoa Lịch sử và Văn bản học, Viện Khảo cứu Cao cấp Pháp (Ecole pratique des Hautes Etudes, EPHE), dịch giả cuốn Tranh dân gian Việt Nam, nhận xét :


« Tết xưa, hay nói chính xác hơn là trước năm 1960, có nghĩa là thời điểm cuốn Tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand ra đời, có vẻ như là chúng ta cảm nhận được các hoạt động Tết cổ truyền rất là sôi nổi, tức là các làng tranh truyền thống nhộn nhịp, sôi nổi làm tranh trước đó một vài tháng để có thể bán cho mọi người vào dịp Tết. Và hoạt động buôn bán diễn ra rất nhộn nhịp. Đó là hoạt động kinh tế gần như là chính của các làng truyền thống. Các gia đình, từ thành thị đến nông thôn, gỡ những tranh năm cũ và dán tranh mới lên tường, những tranh trang trí trên bàn thờ tổ tiên, hoặc là tranh trừ tà trong nhà hoặc trước cổng để xua đuổi tà ma và hy vọng một năm mới an lành.


Nhưng mà xã hội hiện đại bây giờ, tôi thấy hội họa rất là phát triển và những bức họa nổi tiếng rất đắt tiền được treo trong nhà nhưng mà treo hết năm này qua năm khác mà không có sự đổi thay vào dịp Tết, vào dịp Năm mới. Hoặc là người ta có thể bày biện những loại hoa quả theo ý muốn, thậm chí có những loại hoa quả rất là lạ và đắt tiền, những loại hoa quả rất lai tạp, chứ không như những loại quả truyền thống như chúng ta thường thấy ở nông thôn Việt Nam xưa. Sự sắp xếp, trưng bày cũng không theo một trật tự hay một ý nghĩa nhất định mà cứ tùy thích làm ».


image020

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, dịch giả cuốn Imagerie populaire vietnamien (Tranh dân gian Việt Nam) của Maurice Durand tại phòng thu của RFI, ngày 23/01/2020. RFI / Thu Hằng


Bốn làng tranh truyền thống


Như nhiều nghề thủ công khác, làm tranh dân gian cũng thường theo truyền thống « cha truyền con nối ». Mỗi nhà còn có bí quyết, kinh nghiệm riêng để tạo nét đặc trưng, từ cách xử lý giấy, hình vẽ, mầu sắc đến cách in từng lớp mầu. Trong thời kỳ hưng thịnh, tranh dân gian được được bán từ cửa hiệu đến hàng rong trên phố, và được mọi tầng lớp xã hội ưa chuộng vì thể hiện đời sống thường nhật của người Việt. Giá trị của tranh dân gian được nhà nghiên cứu Maurice Durand phân tích rất rõ trong cuốn sách, theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp :


« Ông phân tích rất chi tiết giá trị của tranh dân gian Việt Nam nói chung, thể hiện qua các loại tranh, như tranh chúc tụng, tranh biểu tượng cầu chúc, tranh cầu phúc, bùa trừ tà, tranh về tín ngưỡng tôn giáo, tranh giải trí châm biếm, tranh minh họa các tác phẩm văn học… Nhưng ở ông, không có sự phân biệt các dòng tranh cụ thể như chúng ta thường thấy hiện nay ».


Tranh dân gian có bốn dòng chính : Tranh Đông Hồ của Bắc Ninh, tranh Hàng Trống ở Hà Nội, tranh Kim Hoàng của Hà Tây và tranh làng Sình của Huế.


« Dòng tranh Đông Hồ là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh trên giấy điệp và số lần in phụ thuộc vào số lượng màu của tranh. Đề tài khá là phong phú, thể hiện mọi mặt của đời sống xã hội và nhất là đời sống nông thôn thời xưa của Việt Nam.


Tranh Hàng Trống chủ yếu là tranh thờ, đặc biệt khai thác các chủ đề về tín ngưỡng với những gam mầu rất nổi trội. Tranh Kim Hoàng thì kết hợp nhiều kỹ thuật nhưng điểm khác biệt là chất liệu giấy. Họ sử dụng các loại giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc là giấy Tàu vàng. Còn tranh làng Sình ở Huế là loại tranh thờ, tranh cầu phúc, được làm với kỹ thuật khá thô sơ và với họa tiết khá đơn giản ».


Tiếc là đến nay, tranh Kim Hoàng bị thất truyền từ lâu, tranh Hàng Trống chỉ còn một người giữ lại, làng tranh Đông Hồ cũng chỉ còn vài nghệ nhân. Có lẽ cuốn sách Tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand, cũng như kho tranh và ván khắc được lưu ở Viện Viễn Đông Bác Cổ Paris, phần nào giúp những người tâm huyết khôi phục nghề truyền thống này ở Việt Nam ?


image021

Tranh lợn, biểu tượng của sự phồn thịnh, trích từ cuốn Tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand, NXB Văn hóa-Văn nghệ TP HCM, 2017. Ảnh do dịch giả cung cấp. RFI / Thu Hằng


Khôi phục nghệ thuật dân gian Việt Nam


Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp cho biết, trong lần xuất bản đầu tiên, do kỹ thuật in ấn còn hạn chế trong thập niên 1960, cuốn Tranh dân gian Việt Nam chỉ được in đen-trắng, cách sắp xếp tranh cũng khá lộn xộn. Nhưng đến năm 2011, giáo sư Philippe Papin và ông Marcus Durand là con trai của tác giả đã tiến hành biên soạn lại và tái bản bộ sách (3) : 


« Công việc chụp lại tranh và in mầu được thực hiện bởi con trai duy nhất của tác giả là ông Marcus Durand. Công việc này diễn ra khá lâu và khá tỉ mỉ, và như ông Marcus Durand đã miêu tả trong một số bài phát biểu, tức là nó kéo dài khá nhiều thời gian với việc phủ mầu cho một số bức tranh. Có một số bức tranh mà bản gốc đã là mầu rồi, giờ chỉ chụp lại và in lại bằng mầu. Thời xưa, kỹ thuật chưa cho phép in tranh mầu mà chỉ in đen trắng nên lấy lại những bản gốc mà Maurice Durand đã sưu tập lại thời đó để in lại bằng mầu, rất là đẹp.


Và sự sắp xếp, biên soạn lại là do giáo sư Philippe Papin đã thực hiện rất tỉ mỉ, công phu và đã sửa chữa những lỗi có trong ấn bản đầu tiên và sắp xếp theo những chủ đề rất rõ ràng và dễ theo dõi cho độc giả.


Ấn bản mới này hoàn hảo hơn nhiều so với ấn bản đầu tiên nhờ sự sắp xếp lại hợp lý hơn và tất cả các bức tranh được chụp lại với kỹ thuật và chất lượng cao, được đánh số, sắp xếp lại và văn bản cũng được biên tập, chú thích lại.


Ấn bản này gồm 473 bức tranh, có những bức tranh giống nhau về chủ đề nhưng khác nhau về mầu sắc và họa tiết. Đó là một bản có cả tranh mầu và tranh đen trắng và được xếp theo năm chủ đề chính : Cuộc sống thường nhật và nhịp độ thiên nhiên ; Tranh tôn giáo, tín ngưỡng ; Tranh minh họa lịch sử ; Tranh minh họa văn học Việt Nam ; Tranh minh họa văn học Trung Quốc ».


Năm 2017, cuốn Tranh dân gian Việt Nam được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2018. Cuốn Tranh dân gian Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng sách Quốc gia trao tặng giải B năm 2019. Giải A được trao cho hai bộ sách tập thể rất lớn gồm hàng chục tập, trong đó có một bộ về lịch sử Nam Bộ do giáo sư Phan Huy Lê chủ biên lúc sinh thời.


« Việc dịch thuật cuốn sách này cũng vấp phải khá nhiều khó khăn vì cuốn sách này được sử dụng bốn ngôn ngữ khác nhau, tiếng Pháp, tiếng Việt, chữ Hán và chữ Nôm. Và đề tài của cuốn sách cũng rất phong phú, nên khi dịch, tôi phải tham vấn rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè, tùy theo từng chuyên môn để dịch cho chính xác.


Và nhóm chúng tôi có trao đổi với nhau để thống nhất về thuật ngữ, thống nhất về ý nghĩa của từng bản dịch một, ví dụ như một số bản dịch có cả nguyên bản chữ Hán và có bản tiếng Pháp, thì chúng tôi phải kết hợp cả hai bản làm sao cho thống nhất về ý nghĩa. Sau đó, khi lên trang, thì bản Việt ngữ phải làm sao cho nó ngắn gọn, súc tích nhưng mà phải đầy đủ ý để khớp với tranh vẽ của trang đó, không được tràn sang trang khác. Rồi chữ Nôm và chữ Hán, chữ Pháp, chữ Việt vào cùng một phông, cho nên bị nhảy chữ và một số chữ Nôm, chữ Hán bị biến thành một chữ khác, mà đôi khi mình không thể nào kiểm tra hết được ».


Cuốn sách dày 452 trang là một công trình công phu, trình bày rất đẹp mắt, từ chất lượng giấy đến mầu sắc. Một dấu hiệu đáng mừng cho thấy tranh dân gian vẫn còn thu hút độc giả hiện nay vì toàn bộ số lượng sách được phát hành lần thứ nhất đã bán hết. Lần tái bản sắp tới được dự kiến vào khoảng quý I năm 2020.


image022

Đám cưới chuột, trong mục Cuộc sống thường nhật và nhịp độ thiên nhiên, trích từ cuốn Tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand, NXB Văn hóa-Văn nghệ TP HCM, 2017. Ảnh do dịch giả cung cấp. RFI / Thu Hằng


(1) Papin Philippe, La diversité de l’imagerie vietnamienne et les figures de la vie ordinaire (Sự đa dạng của tranh dân gian Việt Nam và muôn mặt đời thường). In : Arts asiatiques, tome 66, 2011, pp. 83-98.


(2) Thông tin do tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp cung cấp trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 23/01/2020.


(3) Cuốn Imagerie populaire vietnamienne, tái bản năm 2011 được Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương của Pháp trao giải vào tháng 05/2011.

15 Tháng Chín 2014(Xem: 11362)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21677)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11575)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12805)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11811)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12440)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13144)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12407)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 13002)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13685)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12242)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11612)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19415)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10473)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9992)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11471)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12515)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12151)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11254)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.