Mỹ tính đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông: Chuyên gia biên giới nói gì?

19 Tháng Năm 201511:52 CH(Xem: 14178)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 20 MAY 2015
Mỹ tính đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông: Chuyên gia biên giới nói gì?
blank
VTC News

Nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nói về động thái Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến Biển Đông.

Theo Tiến sỹ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ, liên quan động thái Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến Biển Đông, đã có một số ý kiến nhận định, phân tích, phản ứng khác nhau khiến dư luận hết sức quan tâm với những cảm xúc khác nhau.
blank
Bản đồ các bãi đá, bãi cạn mà Trung Quốc đang xây dựng, cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Để có thể xem liệu những ý kiến đánh giá nào, những phản ứng nào trước thông tin này là khách quan, đúng đắn, có tinh thần xây dựng thì phải thật sự bình tĩnh theo dõi và xác minh một cách thận trọng.

Trước hết, phải xác minh kế hoạch dự kiến này của Bộ Quốc phòng Mỹ thực chất là gì? Lực lượng tàu chiến, máy bay sẽ được điều động đến biển Đông để làm nhiệm vụ gì, ở khu vực biển cụ thể nào trên biển Đông?

Biển chung của khu vực

Theo tôi, đây là một vấn đề khá nhạy cảm và rất phức tạp trong bối cảnh hiện nay của khu vực và quốc tế, nhất là những gì đang xảy ra trên biển Đông.

Vì thế mọi phản ứng trước bất kỳ động thái nào đó đều phải thật thận trọng, phải cân nhắc kỹ càng và phải có trách nhiệm trước cộng đồng, vì lợi ích chung của khu vực và quốc tế.
blank
Hình ảnh tài liệu về việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở các đảo ở biển Đông - Ảnh: Reuters

Biển Đông là vùng biển chung của các nước trong khu vực, không phải của riêng ai.

Ở giữa biển Đông lại có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc đánh chiếm hoàn toàn và một phần bằng vũ lực và họ đang đầu tư cải tạo, xây dựng, biến một số thực thể thành các đảo có diện tích lớn, trên đó có các đường băng sân bay hiện đại, căn cứ quân sự tấn công…; và có một số thực thể trong quần đảo Trường Sa đang do một số lực lượng khác chiếm đóng từ trước, tạo ra tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ rất phức tạp… với những toan tính khác nhau trên nhiều lĩnh vực.

Vì vậy, nếu Mỹ có kế hoạch đưa máy bay, tàu chiến vào các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mà không được phép của các quốc gia này là hoàn toàn sai trái, sẽ phải bị lên án, bất kể động cơ việc làm của Mỹ ra sao.

Còn nếu Mỹ đưa máy bay, tàu chiến đi ngang qua vùng đặc quyền kinh tế (vùng biển và vùng trời trên đó rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) thì không có vấn đề gì.

Vì trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác, có biển hay không có biển, đều “được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nêu ở điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm” (điều 58, UNCLOS 1982).

Tất nhiên khi thực hiện các quyền này, các quốc gia không được vi phạm quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, không lợi dụng các quyền tự do này để hoạt động phục vụ mục đích chiến tranh, đe dọa an ninh của quốc gia khác, đe dọa an ninh an toàn hàng hải, hàng không quốc tế…

Mỹ không thừa nhận cách làm của Trung Quốc

Có lẽ Mỹ đã hiểu rõ nội dung trên nên khi đề cập đến kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề xuất nhiều lựa chọn, trong đó có việc điều các phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo (Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết).
blank
Bãi Đá Vành Khăn (Mischeft), nơi Trung Quốc đang tiến hành nạo vét và xây dựng trái phép - Ảnh: AP

“Chúng tôi đang xem xét làm thế nào để thể hiện rõ tự do hàng hải tại một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới”, quan chức này nói, đồng thời cho biết mọi lựa chọn đều cần được Nhà Trắng thông qua.

Nếu như vậy thì rõ ràng đây không phải là kế hoạch “tuần tra” như có ý kiến nhận xét, mà chỉ là “chúng tôi xem xét làm thế nào để thể hiện rõ tự do hàng hải tại một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới”.

Về phạm vi hoạt động của kế hoạch này, theo thông tin ban đầu là “khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo”.

Nếu đúng như vậy thì có thể cho thấy Mỹ không thừa nhận quan điểm dùng các bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa để tạo ra hiệu lực trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán theo quy định của UNCLOS 1982, cho dù Trung Quốc hiện đang cố đầu tư cải tạo biến các bãi cạn này thành đảo.

Theo tôi, quan điểm này của Mỹ là có thể chấp nhận được. Bởi vì theo quy định của UNCLOS, các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị không có hiệu lực dùng làm cơ sở để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo quy định hiện hành, chỉ được phép có một vùng an toàn 500m xung quanh chúng.

Ngoài phạm vi an toàn này là vùng biển theo quy chế pháp lý riêng được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.

Từ những phân tích nói trên, theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi và xác định thông tin có liên quan đến kế hoạch này để có thái độ thích hợp./

Thứ Năm, 14/05/2015 | 11:52 GMT+7

Chuyên gia biên giới hàng đầu: Trung Quốc giương đông kích tây để chiếm trọn Biển Đông

13/05/2015

(VTC News) – Chuyên gia hàng đầu về biên giới của Việt Nam nói về mưu đồ thâm độc của Trung Quốc sau những chiêu bài giàn khoan hay âm mưu lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Những ngày qua, Trung Quốc liên tục có thay đổi trong tuyên bố đưa giàn khoan nước sâu mang tên Hưng Vượng xuống Biển Đông.

Ngoài ra, giới phân tích quốc tế cũng nói nhiều về việc Bắc Kinh mưu đồ từng bước xây dựng ‘vùng nhận dạng phòng không’ trên Biển Đông bằng cách bồi lấp, xây dựng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam và đưa giàn khoan, tàu thăm dò xuống Biển Đông.
blank
Giàn khoan Hưng Vượng của Trung Quốc

VTC News phỏng vấn chuyên gia hàng đầu về biên giới, từng nhiều năm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền: Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ.

- Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hạ đặt trái phép sâu trong vùng thềm lục địa Việt Nam. Năm nay, giàn khoan Hưng Vượng được Trung Quốc đưa xuống biển cũng vào tháng 5, nhưng vị trí của giàn khoan này hiện nay nằm ở biển Hoa Đông, theo ông trong thời gian tới giàn khoan này có di chuyển xuống Biển Đông hay không?

Đã có khá nhiều thông tin và bình luận liên quan đến sự xuất hiện giàn khoan Hưng Vượng. Cụ thể là, ngày 30/4, Trung Quốc công bố giàn khoan COSL Prospector (Hưng Vượng) đã  rời thành phố Yên Đài để kéo xuống Biển Đông.
blank
Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ. Ảnh: Tùng Đinh

Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty dịch vụ dầu mỏ Trung Quốc (COSL- China Oilfield Service Ltd) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ 2 Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.

Tuy nhiên,hiện nay, lại có thông tin nói rằng giàn khoan này đang ở biển Hoa Đông…

Để có phương án ứng xử thích hợp và hiệu quả, có lẽ chúng ta cần tiếp tục theo dõi,  kiểm tra thông tin xem giàn khoan này đang trên đường di chuyển hay đã trụ lại khu vực biển nào trong  biển Hoa Đông hay trong Biển Đông./
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16434)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25668)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 17038)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 16006)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16550)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15731)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16417)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16346)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19474)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18689)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17506)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15826)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15946)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15563)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15608)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17901)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15508)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 20014)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19690)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.