Thủ tướng nghĩ sao về phát biểu của tướng Thanh?

02 Tháng Mười Một 201512:04 SA(Xem: 15229)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 02 NOV 2015

 

Thủ tướng nghĩ sao?

 

Nguyễn Văn Do. 26-10-2015

(theo Điểm tin Tuần qua)

 

Khi ta nhìn thấy một cụ già chống gậy đi đứng khó khăn có ai biết tại sao không? Đâu  phải tại cụ ấy già! Cơ sự này là tại sức hút trái đất, mắc mớ gì già phải khòm lưng chống gậy,  cái chính là sức hút trái đất đã kéo sự già nua gục xuống. Một cái nhà cũng vậy, cột kèo rui  mè cũ mục thì chính sức hút trái đất làm cho cái nhà ấy đổ sập.

 

Cũng tương tự, mỗi ngày qua  đi là mỗi ngày con người đi lần về cõi chết, ghê gớm như vậy đấy mà ai để ý đâu, bởi vì diễn biến ấy nó từ từ, nó hòa bình. Chung quanh ta có biết bao quy luật tự nhiên chi phối: sức hút  trái đất, điện và từ trường, lực bảo tồn năng lượng, lực yếu và mạnh trong lượng tử… Có ai gọi sức hút của trái đất là thế lực thù địch không?

 

Khi trong nhà tối thui, đèn  đuốc tắt ngấm, có ai bảo rằng, có nguy cơ nhà đã chệch hướng mặt trời mọc không? Nhà tối là  tại cúp điện, đơn giản thế! Thế lực thù địch nào ở đây? Sự thật là như vậy. Thế lực thù địch là  kẻ nào? Mỹ chăng? Nếu thế sao lại quan hệ ngoại giao toàn diện để làm chi? Là giới chức  Việt Nam Cộng hòa chăng? Họ đã già, chết gần hết rồi, cha anh tụi mình cũng chết gần hết  rồi, hai người lớn ấy cũng từng là máu mủ của nhau, chết sống với nhau là tại chủ nghĩa xã  hội và chủ nghĩa tự do. Hai loại dịch tả đó đem chôn đi! Chính hai thứ này khiến chúng ta tụt hậu.

 

Ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng trong buổi họp tổ ở quốc hội đã dành  cả tiếng đồng hồ để phát biểu. Cứ như theo lời phát biểu của ông thì “Biển Đông vẫn yên  tĩnh”, trong vòng 200 hải lý dân chúng vẫn đánh cá bình thường, tất cả là nhờ công của ông?!  Ông nói theo điệu “Bắc quán” (nhìn kiểu Bắc Kinh). Nghe rao là biết ngay điệu “Bắc quán”.  

 

Nhưng có đoạn ông nói thế nầy: “… nếu mà xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh thì không cẩn  thận ở Việt Nam di tản chẳng khác gì Syria, mà có khi những người có điều kiện lại bỏ nước. Tại sao lại di tản? Ai là người có điều kiện? Có lẽ ý của ông nhắc cuộc di tản sau năm  1975 của Việt Nam Cộng hòa, còn người có điều kiện bỏ nước ra đi chắc là ám chỉ Ba Dũng,  vì Ba Dũng có con rể giàu có bên Mỹ. Thủ tướng Dũng nghĩ sao?!

 

Năm 1975 khi “giải phóng miền Nam” xong đã có hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà  cửa làm thuyền nhân với bao oan khiên khổ đau! Nhà nước vì cái gọi là chủ nghĩa xã hội,  giam cầm người ta, xua đuổi người ta, cướp bóc người ta, cái sai rõ mồn một, trách ai? Dân  chúng vùng Syria, vùng Apganistan… phải ra đi vì IS và Taliban hà khắc, giết người không  gớm tay. IS và Taliban giành độc quyền yêu nước, độc quyền cai trị, độc quyền thay thế  thượng đế nên dân bỏ chạy. Năm 1975 dân Việt Nam bỏ chạy là vì cái gì, không phải là những độc quyền tương tự  sao?

 

 Nói đến đây là nhớ đến anh Sáu Dân (Võ văn Kiệt) có khi anh ấy phải lén cho người đi  “di lý” bọn “vượt biên” về thành phố rồi an ủi, rồi năn nỉ chờ cho ảnh ba năm, chừng nào anh  không ổn định được tình hình thì cứ đi, anh ấy có là thần thánh gì đâu mà ổn định với diễn  biến vô cùng không hòa bình ấy được! Anh ấy bỏ hết cao sang cho người khác để vác vá, quải  nớp cùng hàng trăm ngàn thanh niên “trí thức”, thanh niên “vô nghề nghiệp”, thanh niên “tệ  nạn” lên rừng làm thanh niên xung phong, đến khi tình thế tạm ổn, anh sáu Dân muốn kết nạp  một số ưu tú thì bị xét lý lịch.

 

Anh nói câu nầy: khi tôi theo cách mạng tôi chỉ có cái quần xà  lỏn, còn người ta ruộng nương cò bay thằng cánh, địa vị xã hội cao sang mà bỏ hết để theo  kháng chiến, bây giờ xét lý lịch là xét cái gì? Anh nói gì thì nói, chủ nghĩa lý lịch vẫn “sống  mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

 

Ngày anh Sáu Dân mất, trong đoàn đưa tang anh có ông Nguyễn Cao Kỳ, ông đội mũ  sụp, cố che giấu thân phận, đi xa xa phía sau, ông đeo kính đen nên không rõ ông có khóc  không, nhưng trong dáng đi có vẻ rất đau buồn. Tôi đến bây giờ cũng không hiểu nổi, hai  người ấy đâu phải từng là bạn bè thuở nhỏ, một người là chăn trâu, một người là con nhà  quyền thế, kẻ Bắc người Nam, làm sao mà họ nặng tình nhau thế! Với những người như vậy,  thử hỏi có loại “tầm cao tầm thấp” nào, có “cục lớn cục nhỏ” nào ru ngủ? Anh có cái ngang  tàng của dân Nam Bộ, cái lẫm liệt của hào kiệt phương Nam. Cỡ anh Sáu có sợ phải di tản  không, chắc là không, nhưng bọn bán nước, bọn thờ Tàu thì sợ là phải, dân Việt Nam “từ già  đến trẻ” đều ghét bọn xâm lược, ghét bọn cướp nước một, chứ ghét bọn bán nước tới mười.

 

Như tôi đã nhiều lần phân tích, diễn biến hòa bình là cực kì tốt đẹp, diễn biến lại là  quy luật của tự nhiên, chống diễn biến là việc làm vô ích, chỉ gây thêm khổ đau. Mỗi khi gặp  bế tắc thì phải cầu mong diễn biến, ngu dại gì mà chống lại. Đảng chỉ có 3 triệu người so với  cả nước gần 100 triệu người, thế mà Đảng giành hết quyền bính rồi dẫn dắt dân tộc vào chỗ  mông lung là CNXH làm cho nước nhà tụt hậu, rơi vào mối nguy bị mất nước, vô lý rành.

 

Đất nước hội nhập quốc tế, tích cực cải cách, tu chỉnh luật pháp, từng bước trả lại cho  dân cái quyền của dân, trả công đoàn cho công nhân, trả hội nông dân cho nông dân, chăm  lo phát triển kinh tế phồn thịnh… rồi ai cũng như ai, đâu có phân biệt cách mạng hay ngụy  quân, ngụy quyền gì đâu mà di tản. Cứ chống diễn biến hòa bình mới thực sự là nỗi lo, bởi vì  diễn biến là quy luật, chống hay không chống thì nó cũng xảy ra. Con người chỉ tác động vào  sự diễn biến ở chỗ hòa bình hay không hòa bình mà thôi. Can thiệp kiểu 1975 là can thiệp.

 

Đem hận thù ra hù dọa đồng chí mình, đem sổ lương hưu ra lung lạc anh em mình, với  mưu đồ rủ nhau rước voi về giầy mả tổ, thử hỏi có còn là con người nữa hay không? Lại nữa,  giữa nghị trường buông lời cạnh khóe đương kim thủ tướng một cách ngạo mạng là dựa vào  thế lực nào? Nếu không phải giặc Tàu thì còn ai nữa?

Ôi! Sợ tàu quá! Sợ phát run!

28 Tháng Năm 2013(Xem: 17547)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17533)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24812)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16590)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20625)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18679)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.