Bùi Tín: Nội chiến phe nhóm 'đồng chí thù địch'

18 Tháng Mười 20168:36 CH(Xem: 13406)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ   19  OCT  2016


Nội chiến phe nhóm 'đồng chí thù địch'


13.10.2016


image045

(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 28/1/2016.


Tình hình chính trị ở Việt Nam đang sôi động. Vụ cá chết và ngư dân ngắc ngoải ven biển miền Trung chưa nguôi thì vụ Formosa mới ở Cà Ná - Ninh Thuận phía Nam lại nóng lên. Vụ tư lệnh Quân khu II chết bí hiểm, rồi cán bộ cao cấp bắn nhau ở Yên Bái chưa yên thì lại nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh biệt tăm, thách thức Tổng Trọng từ hang hốc nào chưa ai biết, làm náo loạn cả triều đình đang nghiêng ngả.


Nhân vật trung tâm hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng có nhiều lý do để mất ngủ. Ông ra lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh trong nước và quốc tế nhưng còn nhiều trắc trở. Ông ra lệnh bắt gấp nhóm 4 cán bộ cấp cao trong ngành dầu khí vốn là bộ hạ của Trịnh Xuân Thanh, đứng đầu là Vũ Đức Thuận. Ông yêu cầu 8 ngành phải vào cuộc sớm, đó là Ban Bí thư Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân, và Tòa án Nhân dân tối cao.


Từ nơi bí mật, "đồng chí" Trịnh Xuân Thanh của ông đã sớm tuyên bố từ bỏ đảng, không chờ ông ra lệnh cho Ban Bí thư thi hành kỷ luật khai trừ, còn thách thức ông mở phiên tòa công khai đúng luật. Trịnh Xuân Thanh đã chọn các luật sư trong nước là Trần Vũ Hải và Lê Công Định, và sẵn sàng tiết lộ những sự thật bị che dấu mấy chục năm nay chung quanh các đề án viện trợ và đầu tư quốc tế ODA và FDI hàng trăm tỷ đô la đã bị xà xẻo, chia chác vụng trộm, các quà biếu cho Tổng Bí thư - như pho tượng vàng của Formosa Hà Tĩnh đưa biếu riêng ông Trọng… Quyết tâm của Tổng Trọng là phải triệt hạ những nhân vật trong ngành dầu khí đã kết thành nhóm, thành bè phái hàng 30 năm nay, hiện đã nhằm thẳng vào 2 nhân vật trọng yếu hơn là Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng, đều từng là thủ trưởng trực tiếp của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và phe nhóm.


Trong khi mở cuộc điều tra và xét xử các nhóm tham nhũng nói trên, ông Trọng và cận thần ráo riết bao vây nhóm bộ hạ và gia đình của Nguyễn Tấn Dũng, vốn là "đồng chí thù địch số một" của Tổng Trọng hàng chục năm nay. Các công ty, ngân hàng của con gái, con rể của ông Dũng, của các con, bà chị họ của ông Dũng cũng đang bị điều tra.

Tham vọng của ông Trọng rất lớn, nhưng không dễ gì thực hiện, vì các nhóm lợi ích chống lại ông không ít ỏi yếu kém. Nhìn quanh ông, ngay trong Bộ Chính trị, hoặc ngay 3 vị khác trong Tứ trụ, không ai mặn mà gì với ông. Gần ông nhất là nhà tuyên huấn Đinh Thế Huynh uy tín thấp, phe cánh non. Rồi Thủ tướng Phúc, nhưng ông này kém bản lĩnh lại mang tiếng là khôn ranh, láu cá, ít nhân cách, ưa hưởng lạc, có tài sản lớn bất minh, con cái hư hỏng nổi tiếng đất Quảng Nam. Bà Kim Ngân mới lên chức, chưa tự khẳng định, ăn nói có vẻ khinh dân cao ngạo, dạy đời, vụng về khi tiếp khách nước ngoài. Đáng lo nhất với ông là tướng Trần Đại Quang, có thực lực lớn, trong tay là cả ngành công an, cảnh sát, lại đang có tham vọng soán ngôi tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước như bên Tàu. Tướng Quang là ngôi sao đang lên, khôn ngoan, kín đáo, thâm hiểm, lại đang nắm chặt hơn 300 tướng Công an đang tại chức vốn là bộ hạ của ông ta, trong đó đáng kể nhất là tướng Tô Lâm, bộ trưởng Công An đương chức.


Chính do tình hình trên mà ngày 19/9 vừa qua, ông Trọng cho công bố quyết định của Bộ Chính trị cử tổng bí thư tham gia Thường vụ Đảng ủy Bộ Công an gồm 7 người (trong Đảng ủy Bộ Công an gồm 16 ủy viên). Rõ ràng Tổng Trọng lo rằng Bộ Công an có lực lượng vũ trang lớn khắp nơi có thể vuột ra khỏi tầm lãnh đạo của tổng bí thư nếu mình không có mặt thường trực trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của lực lượng này.


Đối với Quân đội Nhân dân, Điều lệ Đảng Cộng sản quy định tổng bí thư đồng thời là bí thư Quân ủy Trung ương. Trong điều lệ và quyết định vừa qua, không có quy định tổng bí thư kiêm luôn bí thư đảng ủy Công an. Chức này hiện thuộc tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an. Điều này cho thấy ông Trọng vẫn chưa yên tâm nắm trọn lực lượng này như mong muốn, còn là kẽ hở trong ý đồ thâu tóm quyền lực tuyệt đối, giữa cuộc nội chiến phe nhóm "các đồng chí thù địch", đang sinh tử sống mái với nhau.


Tổng Trọng vừa hé lộ mưu đồ hạ "nốc ao" Tướng Quang bằng cách ra lệnh cho Ban Bí thư quy định ngày sinh các quan chức đảng viên phải chiếu theo giấy khai sinh gốc và tài liệu khi vào đảng làm bằng. Ai cũng biết Tướng Quang đã ăn gian, sửa năm sinh từ 1950 thành 1956, tự trẻ hóa 6 năm, để ở lại Trung ương, vì đã quá tuổi 65 tại Đại hội XII, nhưng lại khai là mới 59 tuổi.


Điều đáng chú ý là cuộc nội chiến giữa các nhóm "đồng chí thù địch" càng mở rộng, thì nhân dân càng thích thú, nhận ra bộ mặt thật của chế độ toàn trị độc đảng, từ tin cậy mù quáng hồi xưa chuyển sang hoài nghi chê trách và đến nay lại chuyển sang thất vọng và khinh bỉ, xầm xì lên án ở mọi nơi, lên án công khai, chê trách, không còn sợ hãi như xưa. Nên họ dám xuống đường từ vài trăm đến vài nghìn, rồi vài chục nghìn như các giáo dân ở giáo phận Vinh - Xã Đoài, họ kéo nhau đến các phiên tòa công khai mà đóng cửa không cho công dân tham dự, đón mừng tặng hoa các chiến sỹ dân chủ ra tù.


Không ai làm mất uy tín của đảng bằng chính những người lãnh đạo cao nhất. Cuộc nội chiến sinh tử đang diễn ra ở thượng tầng lãnh đạo phơi bày cơ chế của đảng đang tan vỡ từng mảng nhỏ. Mỗi phe nhóm càng lo vơ vét quyền lực và lợi ích riêng tư, mặc cho cuộc sống gay go khổ cực của nhân dân, bỏ mặc nhân dân, thì nhân dân càng mất niềm tin, khinh bỉ họ như một bầy sâu mọt. Một nền "văn hóa khinh bỉ" đã hình thành ngày càng sâu đậm đối với lãnh đạo tha hóa. Đảng tự thủ tiêu tính chính đáng của mình, nhân dân dần dần cách ly, xa rời, khinh bỉ đảng. Vậy rồi đây đảng còn sống với ai ?


Nét mới khởi sắc của công luận là người dân thường, dù là nông dân, lao động, công dân, viên chức, tuổi trẻ, phụ nữ, giáo viên, luật sư, nhà kinh doanh lương thiện đều chung một ý nghĩ: chế độ này thối nát quá rồi, tận cùng tha hóa rồi, không thể chịu đựng thêm được nữa.


Phải mở ra con đường sống khác cho dân tộc, cho toàn dân, cho các thế hệ tương lai. Đây là luồng suy nghĩ chung sẽ cứu nguy cho đất nước này, không thể khác./


* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


image046

Bùi Tín


Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16431)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25660)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 17036)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 16003)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16547)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15730)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16416)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16345)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19466)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18685)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17501)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15821)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15942)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15561)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15603)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17892)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15506)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 20012)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19689)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.