Hải Phòng: "Đối thoại kiểu thịt lợn"

25 Tháng Năm 20177:57 CH(Xem: 10332)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG  THỨ  SÁU  26  MAY 2017


Cái ác đã làm bá chủ     


Viết từ Sàigon 5/2017


image013

Hình ảnh một người phụ nữ ở chợ Lương Văn Can, Hải Phòng ngồi thẩn thờ trước gian hàng thịt lợn (tức thịt heo theo cách nói người miền Nam) bị tạt dầu nhớt và chất bẩn khi mang thịt lợn nhà ra chợ ngồi bán vì giá thịt lợn quá rẻ, buộc phải tự mổ bán để vớt vát chút vốn liếng.


Hình ảnh làm gợi nhớ hình ảnh Nguyễn Văn Thạnh bị an ninh giả dạng tạt đầy mắm thối và chất bẩn hay nhà của ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị tạt đầy chất bẩn… tất cả đều là đòn bẩn, cho dù kẻ giả danh hay kẻ ra mặt thực hiện. Và tất cả cũng đều cho thấy, cái ác đã bá chủ thiên hạ, người ta hành xử với nhau bằng tính ác và lòng thú hận giống như ăn một gói mì tôm hay ăn một ổ bánh mì mỗi sáng. Tại sao lại nên nông nổi như vậy?

Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiềm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.

Xã hội Việt Nam hiện tại, dù cố gắng che giấu kiểu gì thì cũng không thể che giấu được bản chất độc ác của người Việt Nam, sự độc ác này lan tỏa từ nhà cầm quyền đến người dân, từ những người không quyền thế cho đến những kẻ ăn trên ngồi trốc. Một sự độc ác được nhen nhóm và lưu cửu thông qua huyết hệ Cộng sản. Không thể nói khác đi được, vì!

Vì trong mỗi gia đình, mỗi xóm làng, mỗi cụm dân cư hiện nay, dấu vết của đấu tố của những năm 1950 vẫn chưa hề phai, thậm chí, khi cần, tự nó phát tác đầy đủ màu sắc của nó. Bởi tính khí của phần đông người Việt vẫn chưa bao giờ thoát khỏi tâm lý đám đông và tâm lý lệ thuộc. Nghĩa là người ta trở nên nhỏ bé và sợ hãi khi đứng đơn độc nhưng người ta dễ tạo thành cơn vĩ cuồng theo chiều hướng đám đông. Và sở dĩ tâm lý đám đông này vẫn chưa bao giờ dứt khỏi phần đông người Việt bởi lịch sử phát triển dân tộc học Việt Nam quá đặc biệt, nó trải qua ba thời kỳ: Bắc thuộc, Phong kiến và Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Miền Nam với chế độ tư bản, dân chủ chỉ là một vệt nhỏ kéo qua chưa đầy hai mươi năm rồi chết ngúm trong một ngày 30 tháng 4, trong một biến cố lịch sử nặng nề.

Thời kỳ Bắc thuộc, có thể nói ngắn gọn là người Việt thời bấy giờ chưa hoặc không có ý thức gì về dân chủ hay quốc gia, dân tộc gì cả, mãi cho đến thời phong kiến manh nha, khi mà Khúc Thừa Dụ, rồi đến Dương Đình Nghệ, đến Ngô Quyền tổ chức những cuộc chiến chống phương Bắc, dường như ý niệm dân tộc, quốc gia nhen nhóm hình thành nhưng chỉ giới hạn trong nhóm người xuất chúng này thôi.

Đến Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và xưng vương thì câu chuyện quốc gia, dân tộc lại manh nha lần nữa trong ý thức hệ phong kiến, quốc gia là của vua, dân tộc cũng là của vua. Và giai đoạn phong kiến này kéo dài mãi cho đến khi vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, tức Bảo Đại thoái vị, một giai đoạn lịch sử mới hình thành với nửa phía Nam manh nha dân chủ, nửa phía Bắc hình thành độc tài. Đến năm 1954, nửa phía Nam vĩ tuyến 17 chính thức dẫm chân lên nền dân chủ, nửa phía Bắc chính thức đi vào độc tài trên danh nghĩa “cách mạng toàn dân, cứu quốc”.

Và đến năm 1975, toàn cõi Việt Nam chính thức bước vào thời đại mới với đầy đủ bóng đêm độc tài, toàn trị, tha hóa, dối trá và hèn nhát. Cái bóng đêm đó phủ cho đến tận hôm nay, dường như càng lúc, bóng đen càng nhuộm đen tâm hồn con người, không có lối thoát nào cho dân tộc, khi mà tâm hồn Việt Nam trơ nên đen đúa, tàn độc, không những ác độc với đồng loại mà người ta ác độc với cả bản thân của họ.


  • Những cuộc ruồng bố, bắt người, giết người, cướp của một cách “chính danh” theo chiến dịch đấu tố,
  • rồi đến chiến dịch Mậu Thân 1968 với hàng triệu cái chết đau đớn,
  • chiến dịch 1975 gọi là giải phóng miền Nam, thêm hàng triệu cái chết thảm do vượt biên, chết trong trại cải tạo, chết do uất ức vỉ mất mọi thứ, chết do bị đàn áp…

Nói cho cùng, Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt tội ác. Mà động cơ mạnh nhất để giết người, cướp của (kể cả cấp độ vĩ mô và vi mô) ở đây thường là vật dục.


  • Để cướp nhà, cướp vợ của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, người ta sẵn sàng xuống tay,
  • để đạt được mục đích chiến tranh, chiếm lấy miền Nam, người ta sẵn sàng xả súng không nương tay,
  • để đạt được mục đích tận thu tài sản của người giàu, người ta sẵn sàng đấu tố một cách nhiệt tình nhất…

Cuối cùng, mãi hàng trăm năm nay, hết đi từ


  • hèn nhát, 
    sợ sệt 
    hay a dua đám đông,

người ta chuyển sang


  • hung tợn, 
    hèn nhát 
    và bầy đàn.
  • Và, cái ác không dừng ở chuyện đấu tố chính trị hay chuyện chiến tranh, 
    cái ác đi vào học đường với đầy đủ máu me của nó trong trừng trang văn, từng tiết dạy công dân giáo dục hay triết học Mác – Lê nin với tư duy vật dục làm kim chỉ Nam.

Để cho đến hôm nay, xã hội trở thành một tập hợp bầy đàn, những người có lương tri, còn lương tri cảm thấy lạc lỏng trong xã hội Việt Nam và những kẻ cơ hội lại tranh thủ tâm lý bầy đàn để thao túng, cát cứ.

Khi cái ác thực sự làm bá chủ, lòng nhân đạo, tình yêu thương hay đạo đức lại trở thành thứ xa xỉ, không thể dùng được trong xã hội. Con người bị cuốn cuồng trong cơn hỗn loạn và không tài nào rút chân ra khỏi nó được,


  • bởi nó “chính danh”, 
    bởi nó áp đặt và toàn trị, 
    bởi nó thao túng mọi ngóc ngách từ xó xỉnh cuộc đời đến xó xỉnh tâm hồn, trí tuệ.

Khi cái ác thực sự bá chủ,


  • cái ác trở thành sức mạnh và công cụ để nhà nước trấn áp nhân dân, 
    trấn áp những ai bất đồng chính kiến với nhà nước, với đảng, thay vì lắng nghe, phân tích và nói lẽ phải để đổi mới, tiến bộ, người ta dùng ngay công cụ của mình là hiện thân cái ác, dùng ngay những kẻ đầu trâu mặt ngựa để đối phó nhân dân.

Trường hợp Phan Sơn Hùng thách thức lương tâm, thách thức lẽ phải và thách thức đạo đức để ra tay uy hiếp, đánh đập một người phụ nữ, rồi sau đó lại tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức lương tri giang hồ, lương tri xã hội bằng những lives stream, nó cho thấy cái ác đã thực sự bá chủ và có chỗ ngồi trong hệ thống công quyền Việt Nam hiện nay.

Cũng như trường hợp một kẻ cũng là phụ nữ, nỡ ra tay tàn độc (trường hợp này nên gọi là tàn độc!) với một phụ nữ khác chỉ vì chị này mang thịt lợn nhà ra chợ bán với giá rẻ hơn giá lợn chợ. Trong khi đó, người nuôi lợn tối kị việc giết mổ lợn mang ra chợ bán, người ta có thể giết mổ để cúng tế, ăn thịt ngày Tết nhưng mang đi bán là điều kiêng kị. Dám chấp nhận vượt qua điều kiêng kị để lấy lại chút vốn là một bước cam chịu của người nông dân bởi quá khó khăn, thị trường lợn đã xuống đến mức người nông dân hết chịu đựng được nữa. Lẽ ra phải thông cảm cho người nghèo, thậm chí giúp đỡ cho người nghèo, đằng này lại dùng thủ đoạn bỉ ổi, đổ dầu nhớt và chất dơ vào thịt của người ta. Hành vi này là hành vi của kẻ máu lạnh, của cái ác đã được kết tụ thành sỏi trong tư duy và hành động.

Hay nói cách khác, khi cái ác bá chủ thiên hạ, dường như sự lương thiện là một điều gì đó rất không tưởng và lạc lỏng, người ta sẵn sàng mang cái ác ra để đối đãi với đồng loại, với thiên nhiên và xem điều đó như ăn cơm hay uống nước. /

12 Tháng Tư 2015(Xem: 15862)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23581)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14991)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15337)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17805)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15622)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22716)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14710)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14736)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15422)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17513)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19101)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20129)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.