6 “Lỗ đen” VN bảo vệ tài nguyên, chủ quyền hải đảo Biển Đông rộng 3,5 triệu km2

09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 15603)

Nga thử xong tàu ngầm đầu tiên cho VN

BBC - thứ hai, 29 tháng 7, 2013

 image016

Thủ tướng Việt Nam thị sát tàu ngầm Hà Nội

Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng.

Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.

Tàu này đã qua cả hai công đoạn thử nghiệm trong nhà máy và kiểm tra cấp nhà nước, Interfax-AVN dẫn nguồn quan chức trong ngành đóng tàu Nga cho hay.

Theo nguồn tin này, tàu ngầm đã có hơn 100 ngày thử vận hành trên biển, trong đó hơn 12 ngày là ngầm dưới nước.

Tàu cũng đã thực hiện 65 lần lặn.

Hồi tháng Năm, chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka thứ hai cũng đã được Nhà máy đóng tàu Admiralty tại St Petersburg hạ thủy cho chạy thử.

Năm 2009, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký hợp đồng mua bán sáu tàu thủy hạng Kilo.

Interfax nói Nga sẽ giao hàng cho Việt Nam hai chiếc trong năm nay.

 

Tàu ngầm Kilo

Tàu ngầm Kilo sử dụng cả diesel và điện, Nga gọi là lớp Varshanskya Dự án 636, là tàu ngầm thế hệ thứ ba.

Đây là loại tàu ngầm hiện đại, trên có hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong việc trinh sát và tuần tra, nên được mệnh danh là "lỗ đen".

Thủy thủ đoàn tàu ngầm của Việt Nam cũng đang được gấp rút đào tạo ở Nga./

 

Nga thử tàu ngầm thứ ba cho VN

BBC - thứ hai, 2 tháng 9, 2013

 image017

Nga dự định giao hai tàu ngầm cho Việt Nam vào cuối năm nay

Xưởng đóng tàu Admiralty của Nga vừa hạ thủy, chuẩn bị thử nghiệm chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba cho Việt Nam, theo hãng Interfax.

Cho tới nay, xưởng này đã hạ thủy ba chiếc, thử xong một chiếc đầu tiên và chiếc thứ hai còn đang được tiếp tục chạy thử.

Ba tàu ngầm này thuộc sáu chiếc mà Việt Nam ký hợp đồng mua từ Nga hồi năm 2009.

Chúng sẽ được gọi tên lần lượt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Hai chiếc đầu tiên có thể sẽ về Việt Nam từ Nga qua ngả châu Phi vào cuối năm nay.

Ba chiếc cuối cùng dự kiến sẽ mang tên Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu, theo một số nguồn tin. Chiếc Khánh Hòa, tàu ngầm số 4 của Việt Nam, mới được đưa vào lắp đặt.

Mới đây, hôm 30/8 Chính phủ Nga đã thông qua dự thảo thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Việt Nam về hợp tác quân sự.

Dự thảo này đã được trình lên Bộ Quốc phòng Liên bang Nga trước đó.

Đài Tiếng nói nước Nga cho hay, theo dự thảo thỏa thuận, hai nước Việt Nam và Nga tập trung hợp tác theo hướng trao đổi thông tin về các vấn đề quân sự và chính trị, an ninh quốc tế; tăng cường tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác chống khủng bố và kiểm soát vũ khí, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển

Nga và Việt Nam cũng cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân sự, quân y, quân sử; địa hình, thủy văn.

 

Tàu ngầm tự chế

Trong một diễn biến liên quan, một doanh nhân Việt Nam tuyên bố đã chế tạo được tàu ngầm mini đầu tiên ở trong nước.

 image018

Chủ nhân tàu Trường Sa I nói sẽ chạy thử vào tháng 11

Ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân ở tỉnh Thái Bình, đặt tên cho chiếc tàu nặng 9,2 tấn và lượng choán nước 12 tấn là Trường Sa I.

Báo chí trong nước nói tàu này làm bằng thép, được trang bị hai động cơ 90 mã lực và sử dụng công nghệ AIP 'do chính Việt Nam sản xuất'.

AIP (Air-independent propulsion) là công nghệ cho phép tàu ngầm không sử dụng hạt nhân hoạt động mà không cần tiếp cận nguồn khí oxygen bên ngoài bằng cách ngoi lên khỏi mặt nước hay dùng ống dẫn.

Trường Sa I được nói có thời gian lặn tối đa có thể đạt 15 giờ nếu được tiếp thêm nguyên liệu và tốc độ thiết kế là 25 hải lý/giờ.

Hiện ông Nguyễn Quốc Hòa đang xây dựng bể thử nghiệm để chạy thử tàu Trường Sa I vào tháng 11 tới, cho dù có nhiều ý kiến hoài nghi từ bên ngoài.

Việt Nam đã có hai tàu ngầm mini lớp Yugo mua từ Bắc Triều Tiên năm 1997, chủ yếu để phục vụ công tác huấn luyện.

 

'Tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền'

BBC - thứ năm, 7 tháng 11, 2013

Ngày 7/11/2013, Việt Nam và Nga ký kết bàn giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên mà Nga sản xuất cho Việt Nam.

Tàu ngầm mang tên Hà Nội, số hiệu HQ182, sẽ lên đường đi Việt Nam vào khoảng giữa tháng 11 và theo kế hoạch sẽ tới nơi vào tháng 1/2014.

Đây là tàu ngầm lớp Project Varshavyanka thuộc loại hiện đại của Nga, sử dụng cả năng lượng điện và diesel, được trang bị vũ khí tối tân như hệ thống tên lửa chống hạm Club.

Tàu Kilo có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong việc trinh sát và tuần tra, nên được mệnh danh là "lỗ đen".

BBC đã hỏi một trong các chuyên gia hàng đầu về quốc phòng và thương mại quân sự của Nga, ông Konstantin Makienko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, về sự kiện lớn này.

Ông Makienko: Việc chuyển giao tàu ngầm có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là vì hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm này là hợp đồng thuộc loại khổng lồ.

Cho tới thời điểm này thì hải quân Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, nhưng sau khi có tàu ngầm và cả các chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam đã nhận hàng thì hải quân Việt Nam đã có thể chuyển dịch xa bờ, vượt ra ngoài các ranh giới tác chiến ngày trước.

Điều thứ hai là Việt Nam chưa bao giờ có trong tay tàu ngầm, chưa bao giờ vận hành tàu ngầm, bởi vậy có thể nói gần như nay quân đội Việt Nam đã có một lực lượng vũ trang mới, phức tạp hơn về mặt tổ chức, đòi hỏi cao hơn về mặt tài chính nhưng hùng mạnh hơn gấp bội về mặt quân sự.

Tôi muốn nhắc lại rằng quyết định mua một lần sáu tàu ngầm là một quyết định lớn, các quốc gia thông thường chỉ mua hai chiếc hay bốn chiếc, hợp đồng sáu chiếc là hợp đồng ít khi xảy ra. Trước đây tôi nhớ chỉ có hải quân Trung Quốc là từng đặt mua tám chiếc tàu ngầm một lúc.

"Một khi Việt Nam muốn bảo vệ tài nguyên và chủ quyền, nhất là biển đảo, thì không thể không có tàu ngầm. Bởi vậy tôi cho rằng đây là một quyết định chín chắn của chính phủ Việt Nam."

Ông Konstantin Makienko

BBC: Thưa ông, liệu tàu ngầm hạng Kilo có phải là loại ưu việt trên thị trường hiện nay không, so với những mặt hàng mà nhà sản xuất ở các nước khác có thể cung cấp?

Ông Makienko: Các nhà sản xuất Pháp và Đức có thể cung cấp tàu ngầm không nguyên tử tương tự như tàu ngầm hạng Kilo của Nga. Thế nhưng tại sao lại là tàu ngầm Kilo của Nga mà không phải tàu của các nước khác?

Thứ nhất, quân đội Việt Nam đã quen sử dụng vũ khí, khí tài của Liên Xô trước kia, và của Nga sau này.

Thứ hai, đối với các nền quốc phòng đang làm quen với các công nghệ mới thì công nghệ tàu ngầm của Nga tỏ ra ưu việt trên khía cạnh dễ tiếp thu, sử dụng hơn công nghệ các nước như Pháp và Đức, bởi vì công nghệ của hai nước này phát triển dựa trên các đầu tư về nhân lực rất lớn.

Đơn giản hơn không có nghĩa là kém hiệu quả hơn vì vũ khí, khí tài Soviet và Nga đã có uy tín lâu nay là "đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm". Tôi cho rằng quyết định mua tàu ngầm của Nga là hoàn toàn có lý và tốt nhất trong thời điểm hiện tại [đối với hải quân Việt Nam].

BBC: Có lẽ một trong các lý do chính để Việt Nam chọn mua vũ khí của Nga là vì còn bị một số nước như Mỹ hay châu Âu cấm vận vũ khí?

Ông Makienko: Hoa Kỳ thì đúng là còn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, nhưng châu Âu thì theo tôi không có cấm đoán. Mới đây Việt Nam đã mua tàu chiến của Hà Lan, hay mua hỏa tiễn đối không... Tôi nghĩ là trong tương lai Việt Nam vẫn sẽ có các hợp đồng thương mại quốc phòng với các nước ngoài khác.

BBC: Chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ về tới Việt Nam vào tháng 1/2014, thế nhưng chắc chắn là hải quân Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để có thể vận hành nó. Đến bao giờ thì ông nghĩ chiếc tàu ngầm này mới có thể được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả và đầy đủ?

Ông Makienko: Chắc chắn là mất nhiều thời gian, vì công nghệ tàu ngầm vô cùng phức tạp, có thể nói là một trong các công nghệ quốc phòng phức tạp nhất, khó khăn hơn tàu chiến thông thường nhiều lần. Thêm vào đó, Việt Nam hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về tàu ngầm.

Theo chủ quan của tôi thì Việt Nam sẽ cần ít nhất là hai năm nữa mới có thể vận hành tàu ngầm để sẵn sàng chiến đấu.

Thế nhưng tôi cũng biết là quân đội Việt Nam có khả năng học hỏi nhanh và kỹ lưỡng, lại có tính kỷ luật cao. Về mặt quân sự thì Việt Nam đã chứng tỏ khả năng của mình, có lẽ chưa có quốc gia nào trên thế giới đánh bại được ba cường quốc quân sự là Pháp, Mỹ và Trung Quốc như vậy. Thành tựu quốc phòng như vậy thì thực sự là không có nước nào đáng tự hào hơn.

Bởi vậy tôi tin là hải quân Việt Nam sẽ hoàn thành được nhiệm vụ này.

BBC: Việt Nam luôn luôn khẳng định là chỉ mua vũ khí với mục đích tự vệ. Ông có cho rằng việc mua tàu ngầm là tín hiệu về khả năng phòng thủ của Việt Nam cho các nước khác, thí dụ như Trung Quốc không?

Ông Makienko: Trung Quốc là nước lớn với nền quốc phòng hùng mạnh, Trung Quốc cũng đang tăng cường hiện đại hóa hải quân, với tốc độ lớn nhất trong các lực lượng vũ trang.

Năm 2002, Trung Quốc mua của Nga tám tàu ngầm, trước đó họ cũng đã mua bốn chiếc. Trong tay Trung Quốc nay có tới trên 50 tàu ngầm các loại và có tin Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị mua bốn chiếc tàu ngầm đời thứ tư, tức là loại mới nhất của Nga. Cho nên tôi nghĩ trong bối cảnh tăng cường vũ trang như vậy, việc Việt Nam mua tàu ngầm phần nào cũng là câu trả lời cho Trung Quốc.

image019

Ông Makienko là một trong các chuyên gia hàng đầu về quốc phòng và buôn bán vũ khí của Nga

Tuy nhiên cân bằng năng lực phòng thủ là bài toán rất khó. Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới, với dân số 1,3 tỷ người - để cạnh tranh về mặt năng lực quốc phòng với Trung Quốc thì là chuyện không tưởng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các nước không nên và không thể làm gì.

BBC: Ông bình luận thế nào về tiềm năng của Việt Nam với tư cách thị trường vũ khí của Nga?

Ông Makienko: Vào đầu những năm của thế kỷ này, Việt Nam mua mỗi năm chừng 100 triệu tiền vũ khí từ Nga. Con số đó tăng lên gấp ba vào khoảng giữa thập kỷ 2000. Cho tới nay thì trung bình mỗi năm Việt Nam thực hiện hoặc ký hợp đồng mới với Nga vào khoảng 1 tỷ đôla.

Không có thống kê cụ thể chính xác, nhưng tôi cho rằng Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia mua nhiều vũ khí từ Nga nhất, bên cạnh Ấn Độ, Venezuela và Algeria.

Thế nhưng theo đánh giá của tôi thì Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm về khả năng tài chính của mình, bởi vậy tôi hoài nghi là sẽ có các hợp đồng lớn mới.

BBC: Nói tóm lại, thì cân nhắc năng lực tài chính của Việt Nam và các khía cạnh khác, mua tàu ngầm có phải là quyết định sáng suốt hay không?

Ông Makienko: Một khi Việt Nam muốn bảo vệ tài nguyên và chủ quyền, nhất là biển đảo, thì không thể không có tàu ngầm. Điều này tôi có thể khẳng định.

Bởi vậy tôi cho rằng đây là một quyết định chín chắn của chính phủ Việt Nam./

21 Tháng Mười 2013(Xem: 48301)
Mời quí bạn đọc theo dõi bài viết của ông Bùi Tín dưới đây để thấy bức màn bí mật của lịch sử đảng CSVN từ từ hé lộ, điển hình là vụ Lê Đức Thọ tức Sáu búa hãm hại và hạ bệ Võ Nguyên Giáp bằng cách nào?
14 Tháng Mười 2013(Xem: 21773)
Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’ nhưng theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 16830)
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 19510)
* Tổ chức Phóng viên Không biên giới :Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các blogger, chỉ sau Trung Quốc.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18289)
Dư luận trong ngoài nước đang quan tâm việc ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ sớm thôi chức phó thủ tướng sau khi được bầu làm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng Năm, ông Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản. Một luồng dư luận cho rằng với vị thế mới, ông là ứng viên hàng đầu cho chức Thủ tướng vào năm 2016.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18612)
Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 17834)
Tháng Mười Một 2012 tại Myanmar Tổng thống Obama phát biểu với sinh viên Đại học Yangon: “Các bạn đang đi theo hành trình với đầy triển vọng cho nhiều người khác bước theo.” Ông Obama muốn nhắn với lãnh đạo Hà Nội đấy. Ông không quên lời mời và 85 triệu dân Việt đâu.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 17891)
Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ Việt vào hôm 25/07 được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn
11 Tháng Chín 2013(Xem: 19488)
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20260)
Tổng thống Nam Hàn được cho là đang tăng cường nỗ lực “ngoại giao bán hàng”.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 17656)
Một “triển vọng” đang ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những năm 1990. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh./
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18033)
Thường phải mất nhiều tháng để tổ chức các chuyến viếng thăm cho lãnh đạo quốc gia, nhưng chuyến đi Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp tới chỉ được thông báo trước một thời gian rất ngắn và ngay sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng là gây sốc.
18 Tháng Bảy 2013(Xem: 19928)
Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 17286)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 17404)
Đang có sự liên kết ngày càng tăng giữa các nhóm đấu tranh chống Đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên trung ương Đảng Việt Tân.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19829)
Vào ngày Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, kết thúc chuyến thăm Mỹ của mình, các nguồn tin hai bên cho biết thêm chi tiết về chuyến đi.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16734)
Phái đoàn quân đội Việt Nam (tướng Đỗ Bá Tỵ - hai phải sang) tham quan máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III, căn cứ Joint Base Lewis-McChord, tiểu bang Washington, 19/06/2013.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 19072)
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 20338)
8 giờ 35 phút sáng ngày thứ Ba 11/6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã được công bố trước Quốc hội. Theo thể thức bình chọn, kết quả bỏ phiếu được chia thành 3 loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Người dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, được 372 trên tổng số 492 đại biểu tín nhiệm.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 18896)
Trung tướng Thứ trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.