Nhân vật "đối lập trong nước" Nguyễn Quang A đi họp ở Bỉ

12 Tháng Mười 201812:01 SA(Xem: 10540)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ SÁU 12 OCT 2018


Nhân vật "đối lập trong nước" Nguyễn Quang A đi họp ở Bỉ


'Không có sức ép quốc tế, tôi không đi dự EVFTA được'


Quốc Phương BBC 11/10/2018

image026

Bản quyền hình ảnh Europal.europa.eu/Hearing EVFTA Image caption Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A tại phiên điều trần hôm 10/10/2018 tại Brussels


Mặc dù số đông trong khối doanh nghiệp ủng hộ phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), nhiều ủy ban của EU nêu lo ngại trong đó có vấn đề về nhân quyền, môi trường, phát triển bền vững, một nhà hoạt động cho xã hội dân sự Việt Nam được mời tham dự chính thức phiên điều trần ở Brussels, Bỉ, hôm thứ Tư nói với BBC.


Không thấy có 'cam kết nhượng bộ' nào được đưa ra trong cuộc điều trần này, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC Tiếng Việt hôm 11/10/2018, ngay sau cuộc điều trần mà ông được mời tham dự.


"Từ nay đến ngày ký có lẽ 17/10 thì bên ngoài khó có thể biết có gì (thỏa thuận, nhượng bộ) không trong quá trình từ nay đến đó và tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cả", vẫn theo nhà vận động xã hội dân sự, người đồng thời là nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách IDS (đã tự giải thể).


Tôi thấy không có cam kết nhượng bộ nào được đưa ra trong cuộc điều trần; từ nay đến ngày ký, mà có lẽ là 17/10, thì bên ngoài khó có thể biết có gì không trong quá trình từ nay đến đó; Tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cảTSKH Nguyễn Quang A


Trước hết, trả lời câu hỏi liệu có gì đặc biệt về cuộc điều trần hôm 10/10 liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:


"Tôi dự lần đầu nên không so sánh được; tôi nghĩ nó diễn ra bình thường và toàn bộ được livestream cho nên người dự và người xem có thể thấy gì đặc biệt hay không."


Về điểm chính mà hai bên đã hỏi đáp nếu có liên quan tới nhà hoạt động xã hội dân sự này liên quan tới sự kiện điều trần, ông Nguyễn Quang A cho biết:


"Không có câu hỏi nào trực tiếp cho tôi cả, nhưng có khá nhiều câu hỏi cho EU và chính phủ Việt Nam về nhân quyền, môi trường, lao động cũng như cam kết của Việt Nam."


Lo ngại của EU?


Khi được đề nghị đưa ra đánh giá về kết quả của điều trần và tác động của nó đến Hiệp định EVFTA mà hai bên đàm phán, ký kết và kỳ vọng thông qua, nhà hoạt động nói tiếp:


image027

Bản quyền hình ảnh Anadolu Agency/Getty Images Image caption Trụ sở Ủy ban Châu Âu tại Brussels, Bỉ


"Phần rất đông của doanh nghiệp ủng hộ nhiệt liệt, các quan chức của EU và đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng vậy, tuy nhiên nhiều đại diện của nhiều ủy ban của EU, chắc là bên Nghị viện, nêu nhiều lo ngại về nhân quyền, môi trường, phát triển bền vững v.v..."


"EU công bố đã hoàn tất mọi thủ tục cho quá trình xem xét phê chuẩn; có lẽ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) này sẽ được ký nhân dịp Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc sang đây sau khoảng một tuần; quá trình phê chuẩn chưa thể đoán trước vì thời gian gấp gáp."


Về câu hỏi qua cuộc điều trần hôm 10/10, có thể nhận xét thế nào về những quan tâm của phía EU và khả năng đáp ứng của Việt Nam, TSKH Nguyễn Quang A đáp:


"Do hai bên đã thống nhất về văn bản nên tôi không nghĩ sẽ có thay đổi. Họa chăng có thể có cam kết thêm bằng văn bản về lộ trình thực hiện."


Tôi không biết có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của tôi, nhưng tôi biết về sự can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU tại Hà Nội cũng như của Sứ Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi không dự đượcTSKH. Nguyễn Quang A


Khi được hỏi liệu có nhượng bộ nào đã được hai bên Việt Nam và EU thực hiện, trong đó, vấn đề vụ việc Trịnh Xuân Thanh có tiến triển gì hay không, nhà hoạt động xã hội dân sự trả lời:


"Tôi thấy không có cam kết nhượng bộ nào được đưa ra trong cuộc điều trần; từ nay đến ngày ký, mà có lẽ là 17/10, thì bên ngoài khó có thể biết có gì không trong quá trình từ nay đến đó; Tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cả."


Là một phần thỏa thuận?


Trước câu hỏi về mặt cá nhân ông Nguyễn Quang A, liệu việc xuất hiện của ông ở phiên điều trần có là một phần của thỏa thuận hai bên, chẳng hạn Đức - Việt hay EU - Việt Nam, hay không và có điều gì đặc biệt có thể chia sẻ, nhà hoạt động đáp:


image025

Bản quyền hình ảnh European Parliament Image caption TSKH Nguyễn Quang A cho BBC hay việc ông dự phiên điều trần là nhờ có áp lực 'rất mãnh liệt' của quốc tế.


"Tôi không biết có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của tôi, nhưng tôi biết về sự can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU tại Hà Nội cũng như của Sứ Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi không dự được."


Khi được đề nghị đưa ra nhận xét về vai trò và vị thế của Liên minh châu Âu, đặc biệt vai trò của nước Đức và một số quốc gia khác ở EU, trong hỗ trợ cho đảm bảo nhân quyền và dân chủ hoá ở VN, đặc biệt trước việc có quan sát cho rằng phải chăng đây là 'sự đổi ngôi' của EU, khi mà Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo hiện nay của Tổng thống Donald Trump được cho có 'giảm cam kết và tính hiệu quả' trong lĩnh vực này, TSKH Nguyễn Quang A đáp:


"Đúng vậy từ khi chính quyền Trump bỏ Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không quan tâm lắm đến nhân quyền thì EU đã lấp chỗ trống đó và là ngọn cờ mạnh nhất về nhân quyền và môi trường.


"Và như thế Việt Nam phải hết sức chú ý đến lập trường của EU về những vấn đề này. Hàm ý về nhân quyền của EVFTA mạnh hơn CPTPP (Hiệp định Thương mại Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) và EU nên tận dụng lợi thế đòn bẩy này và khuyến nghị của chúng tôi muốn ép EU hành động theo hướng đó," nhà vận động nói với BBC Tiếng Việt từ Brussels, Bỉ hôm 11/10.


'Đối tác lớn của nhau'


Cùng ngày, cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam đưa tin về phiên điều trần, trang mạng Báo chính phủ.vn của Việt Nam đưa tin cho hay: "Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu vừa tổ chức một buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.


image028

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Báo Việt Nam đưa tin về sự kiện


"Tham dự buổi điều trần ngày 10/10 có Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Trưởng đoàn đàm phán EU, Phó tổng vụ trưởng thương mại châu Âu Helena Konig cùng nhiều chuyên gia và diễn giả đại diện của các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ cùng giới doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.


"TTXVN dẫn lời Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại phiên điều trần cho biết Việt Nam đang hòa nhập với thế giới, đã tham gia nhiều công ước quốc tế và có quan hệ đối tác thương mại với nhiều quốc gia. Ông bày tỏ trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, Việt Nam kiên định ủng hộ các mối quan hệ đa phương dựa trên các nguyên tắc nhất quán.


"Khẳng định Việt Nam và EU là đối tác lớn của nhau, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết EU đã hỗ trợ Việt Nam trong phát triển, giảm đói nghèo và hai bên đang từng bước tiến tới mối quan hệ toàn diện hơn.


"Ông đánh giá cao các lợi ích do Hiệp định mang lại, từ tăng cường trao đổi thương mại tới thúc đẩy đầu tư của châu Âu vào Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải và nâng cao các tiêu chuẩn của Việt Nam để phù hợp với thế giới."


Cũng Báo chính phủ.vn dẫn nguồn từ Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biêt thêm: "Trong phiên điều trần, Hiệp định đã được xem xét dưới nhiều khía cạnh, không chỉ liên quan đến thương mại và đầu tư, mà cả về điều kiện lao động, về công đoàn, hay về góc độ bảo vệ môi trường. Ông Trần Quốc Khánh là trưởng đoàn đàm phán về phía Việt Nam và bà Helena Konig, Phó Tổng vụ Thương mại của Ủy ban châu Âu đã trả lời các câu hỏi."
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17549)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17534)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24813)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16590)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20629)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18680)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.