Những nhà báo lính đầu tiên đến Trường Sa

19 Tháng Năm 20207:29 SA(Xem: 6752)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ BA 19 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Những nhà báo lính đầu tiên đến Trường Sa


image004


 VHO - Thứ sáu, 2/5/2014 |


Tàu khựa điều 6 chiến hạm, trên 100 tàu các loại, 4 chiến đấu cơ bảo vệ HD-981/ Song tử Đông “nhớ” Song tử Tây / Những nhà báo lính đầu tiên đến Trường Sa


Trường Sa năm 1975 trơ trọi chỉ vài bóng cây và những lùm sâm đất. Chim hải âu, ó biển, mòng biển chen chúc đi trên cát, gặp người chẳng buồn bay. Trứng chim la liệt, phải vừa đi vừa tránh...


image005

Bộ đội luyện tập ở Trường Sa những ngày đầu sau giải phóng. Chim và ó biển lúc này nhiều vô kể. Ảnh: Khắc Xuể.


Hà Nội, sáng 2/5/1975, số báo ra đỏ rực tin chiến thắng. Cả toà soạn báo Quân đội nhân dân sốt ruột dõi theo tin bài gửi về từ mặt trận. Cánh phóng viên không được đi, phải ở nhà “gác gôn” ngẩn ngơ vì không được ra trận. Khắc Xuể cũng thế. Nhưng đến “phút 90”, chàng phóng viên trẻ bất ngờ được Tổng biên tập Nguyễn Đình Ước gọi lên, đưa cho tờ giấy giới thiệu: "Giấy có chữ ký của Trung tướng Lê Ngọc Hiền, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Ngày mai, cậu đi Sài Gòn ngay".


Trưa 3/5/1975, sân bay Tân Sơn Nhất hừng hực nắng. Khắc Xuể xuống máy bay, lò dò hỏi mãi mới về tới cơ quan đại diện Tổng cục Chính trị ở gần cầu Thị Nghè. Lúc này, cấp trên mới cho biết, anh sẽ cùng phóng viên Nguyễn Thắng tham gia đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu ra kiểm tra quần đảo Trường Sa. Ngày N, giờ G, phải có mặt ở Cam Ranh để nhận nhiệm vụ.


Từ Sài Gòn ra Cam Ranh dài hơn 500 cây số. Hai phóng viên trẻ chạy sang gặp Bộ chỉ huy tiền phương thì được trả lời là tự xoay xở bởi không có xe. Chợt nhớ, bên Quân chủng Không quân đã tiếp quản sân bay, Xuể chạy sang “xem có mượn được cái xe máy nào không?”. Lục lọi, anh tìm thấy một chiếc Kawasaki 250 phân khối. Dù chưa từng đi xe máy, Xuể vẫn cắm chìa, nổ máy, rồi cùng Nguyễn Thắng lên đường. Trưa 5/5/1975, họ đến Quân cảng Cam Ranh.


image003

Giải phóng quần đảo Trường Sa (ảnh do Khắc Xuể chụp tại đảo Song Tử Tây tháng 5/1975, bên cột mốc chủ quyền do Việt Nam Cộng hoà lập).


Đêm mùa hè biển lặng, 3 con tàu trong bộ dạng tàu cá rời quân cảng Cam Ranh. Ngoài Khắc Xuể và Nguyễn Thắng, một phóng viên Báo Hải quân cũng tham gia đoàn công tác. 


Quá nửa đêm thì một cơn dông ập đến. Sóng, gió ngày càng dữ dội, ba con tàu mất liên lạc với nhau. Chiếc tàu Xuể đi chết máy, phải thả trôi trên biển. May mắn là có tàu của Liên Xô xuất hiện, lai dắt vào bờ.


Tất cả ngủ một đêm ngon giấc, tờ mờ sáng hôm sau lại tiếp tục lên đường. Lần này, ngoài 3 tàu cá còn có thêm tàu Trùng Khánh của đoàn 125 hải quân chỉ huy, dẫn đường.


Điểm đảo đầu tiên đoàn dừng chân là Song Tử Tây, cũng là đảo đầu tiên được giải phóng rạng sáng 4/4/1975.


Sau Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hành trình tới Nam Yết, An Bang, Trường Sa Lớn… và cuối cùng là Sơn Ca - hòn đảo được giải phóng sau cùng vào ngày 29/4/1975.


Là phóng viên ảnh, Khắc Xuể miệt mài bắt tay vào công việc. Những bức ảnh chụp ở Song Tử Tây được cho là khá nhất, tốt nhất với nhiều hình ảnh sinh động như: Bộ đội thao tác bắn cối 60, phất cờ giải phóng…đã trở thành những hình ảnh biểu tượng của giải phóng Trường Sa.


image006

Lính đặc công trên đảo Trường Sa năm 1975. Ảnh: Khắc Xuể.


Sau này, còn một số đợt phóng viên ra Trường Sa những năm đầu sau giải phóng nên xuất hiện thêm nhiều hình ảnh chụp bộ đội Trường Sa “thuở ban đầu”.


Nhưng theo ông Xuể, có thể phân biệt đâu là những ảnh do ông chụp vào tháng 5/1975 bởi có tới “ba lớp ảnh” bộ đội Trường Sa ngày đầu giải phóng. 


Lớp ảnh thứ nhất là hình ảnh anh em mặc quần áo bộ binh đội, đội mũ cối do Khắc Xuể chụp tháng 5/1975


Lớp ảnh thứ hai do ông Bằng Lâm chụp có hình ảnh bộ đội mặc áo trắng hải quân.


Lớp ảnh thứ ba ông Vũ Đạt, cũng là cựu phóng viên Báo Quân đội nhân dân ra Trường Sa vào khoảng những năm 1978-1980 chụp lại với dụng ý không quên chiến công của bộ đội đặc công nên có nhiều hình ảnh chiến sĩ đội mũ sắt.


Trường Sa ngày quân đội Sài Gòn đồn trú còn khá hoang sơ. Ông Xuể kể rằng, cây cối cũng ít. Ở Song Tử Tây chỉ có chừng mươi cây dừa, không có bàng vuông, phong ba như bây giờ. Cây sâm đất khá nhiều, mọc kín đảo Trường Sa Lớn. Ở Nam Yết có dừa, bàng vuông… An Bang, Sinh Tồn gần như không có cây cối. Các công trình trên đảo chủ yếu là hầm, công sự phủ cát, gác tôn. 


image007

Khắc Xuể (giữa) - tại đảo Nam Yết tháng 5/1975


Cây cối thưa vắng nhưng bù lại đảo rất nhiều chim. Chim hải âu, ó biển, mòng biển nhiều vô kể. Chúng chen chúc đi trên cát, gặp người chẳng buồn bay. Trứng chim la liệt, phải vừa đi vừa tránh kẻo vỡ…


Hôm tới đảo An Bang, thấy chim ó biển đậu rất nhiều, nhìn dễ thương, ông Xuể đưa tay “chào”. Nào ngờ, chú ó biển mổ mạnh vào tay khiến máu tuôn xối xả. Vích trên đảo cũng rất nhiều, chúng lên đẻ trứng ngay trên các bãi cát. Thực phẩm mang theo không nhiều nên nguồn thức ăn chính của lính vẫn là trứng chim, thịt vích. Nước uống cũng thiếu, lại hầu như không có rau. Nhưng rồi, mọi người đều động viên nhau vượt qua, vì đồng đội bám đảo đã và sẽ phải chịu đựng cuộc sống như thế lâu dài. (Nhà báo Khắc Xuể ký tặng lên lá cờ Tổ quốc, gửi tới bộ đội Trường Sa).


Chuyến công tác kéo dài hơn 10 ngày là dịp để đoàn khảo sát, hoạch định những vấn đề phòng thủ, giữ vững quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Ông Xuể và ông Thắng đã hoàn thành nhiệm vụ chụp ảnh, thu thập tư liệu. Tuy nhiên, có viết bài không, có đăng báo không? Câu trả lời là không làm gì cả, chờ lệnh của trên.


Gần ngày thành lập quân đội năm ấy, ông Xuể mới được phép viết một bài về trận đánh chiếm đảo Sơn Ca. Sang năm 1976, trong một loạt ký sự 5 kỳ mang tên “Sóng gió trên những đảo tiền tiêu” do hai phóng viên Nguyễn Thắng và Hà Đình Cẩn viết chung, câu chuyện Trường Sa mới được nhắc đến chi tiết hơn nhưng không nói rõ địa danh từng đảo, chỉ mang một địa danh ước lệ: “Đảo Bão Tố”. Những bức ảnh của Khắc Xuể chụp xuất hiện rải rác, dù hiếm khi nó được chú thích rõ ràng gắn với hai chữ “Trường Sa”.


Với ông Xuể, dù là nhà báo đầu tiên ra chụp ảnh Trường Sa nhưng để có được những bức hình đó cho riêng mình, cũng không hề đơn giản. “Khi về đất liền, trong số 14 cuộn phim đã chụp, tôi bàn giao lại cho cấp trên 10 cuốn. Nghĩ mình là nhà báo mà “trắng tay”, tôi xin giữ lại 4 cuộn với lý do ảnh “không quan trọng”. Còn bài viết về Trường Sa, tôi chỉ viết một bài về trận đánh đảo Sơn Ca và một bài về chiếc xe máy Kawasaki”, ông Xuể tiếc nuối./


Nguyên Minh - Trường Giang


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


image008


TTO - 17h30 ngày 4-4-1975, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dân chủ cộng hòa, gửi đi bức điện mật về quần đảo Trường Sa, mở ra trang lịch sử mới thiêng liêng cho quần đảo Tổ quốc.


Quần đảo Trường Sa với hơn 100 đảo lớn nhỏ và bãi đá san hô ngầm, rộng khoảng 180.000km2, một phần lãnh thổ của Việt Nam, khi đó đang bị quân đội Việt Nam cộng hòa trấn giữ.


(Viết lại cho đúng: khi đó quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ từ năm 1956).


Bức ảnh dưới đây chứng minh sự thật chủ quyền trên đảo Trường Sa do phóng viên ảnh bộ đội Khắc Xuể chụp trên đảo Trường Sa tháng 5/1975, lù lù cột mốc chủ quyền bằng đá xi măng do Hải quân VNCH xây dựng xác lập chủ quyền của VNCH trên đảo Trường Sa từ năm 1956.


image006

Lính đặc công trên đảo Trường Sa năm 1975. Ảnh: Khắc Xuể.


Bức ảnh dưới đây chứng minh sự thật chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do phóng viên ảnh bộ đội Khắc Xuể chụp trên đảo Song Tử Tâytháng 5/1975, lù lù cột mốc chủ quyền bằng đá xi măng do Hải quân VNCH xây dựng xác lập chủ quyền của VNCH trên đảo Trường Sa từ năm 1956.


image006

Lính đặc công trên đảo Trường Sa năm 1975. Ảnh: Khắc Xuể.


image008

45 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày lênh đênh giữa đại dương, vượt muôn vàn khó khăn đi tìm đảo, giải phóng đảo và ở lại giữ đảo vẫn còn sống động trong tâm khảm những người lính đặc công nước.


TTO - Trong lúc các cánh quân trên bộ của ta bắt đầu tiến công ồ ạt vào thị xã Xuân Lộc (Đồng Nai) chặt đứt tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh đưa ngay tàu ra quần đảo Trường Sa.


Lực lượng giải phóng đảo ngay lập tức được thành lập từ Trung đoàn Đặc công Hải quân 126 đang làm nhiệm vụ bảo vệ một số căn cứ ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).


Là đặc công nước nhưng chưa ai trong số này có tiền lệ đánh chiếm đảo.


image009


Chú thích cho đúng: Lực lượng đặc công của Trung đoàn 126 sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây phía sau là cột mốc chủ quyền bằng đá do hải quân VNCH xây dựng từ năm 1956.


image010


17h30 ngày 4-4-1975, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, gửi đi bức điện mật về việc giải phóng quần đảo Trường Sa.


5 ngày sau, ngày 9-4-1975, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh đưa ngay tàu đi đảo. Khi đó, đại đội 1 của Trung đoàn Đặc công Hải quân 126 đang làm nhiệm vụ bảo vệ một số căn cứ ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), được lệnh bàn giao gấp cho Quân khu 5 và tập kết ngay tại quân cảng Đà Nẵng.


20h ngày 10-4-1975, biên đội ba tàu của Đoàn 125 gồm 673, 674 và 675 cập cảng Đà Nẵng. Ba chiếc tàu được cải trang thành tàu đánh cá, không số, không treo cờ.


Lực lượng giải phóng đảo (gồm 3 phân đội của đội 1) được thành lập, phiên hiệu Đoàn C75, do Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Năng, trung đoàn trưởng Trung đoàn Đặc công Hải quân 126, làm chỉ huy trưởng.


image011


4h sáng 11-4-1975, Đoàn C75 xuất phát từ Đà Nẵng ra Biển Đông. Ngoài lực lượng đặc công nước của hải quân còn có một phân đội hỏa lực của Tiểu đoàn đặc công nước 471 (Quân khu 5) đi cùng.


Theo thông tin tình báo đưa về, lực lượng Việt Nam cộng hòa đóng trên 5 đảo (Sơn Ca, Sinh Tồn, Nam Yết, Trường Sa, Song Tử Tây) có khoảng 150 lính, thuộc tiểu đoàn 371 Phước Tuy. Sở chỉ huy chung được đặt tại đảo Nam Yết. Đây cũng là đảo có quân số đông nhất (50 lính). Đảo đông thứ hai là Song Tử Tây với 39 lính.


"Ý định của trên là đi giải phóng đảo Song Tử Tây trước để rút kinh nghiệm sau đó còn đánh tiếp các đảo khác vì có nhiều khó khăn ban đầu với đặc công đi đánh đảo", ông Đào Mạnh Hồng, 69 tuổi, một trong những người trực tiếp đi giải phóng đảo Song Tử Tây, kể.


image012


Song Tử Tây là hòn đảo ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách Đà Nẵng 480 hải lý. Nhưng nhờ những lần chở vũ khí cho chiến trường miền Nam, thường xuyên qua vùng biển này nên thủy thủ Đoàn 125 không khó khăn để nhận biết đảo.


Ông Phan Xuân Ạp, 68 tuổi, một cán bộ Tiểu đoàn đặc công nước 471 (Quân khu 5) tham gia giải phóng đảo, cho biết: "Đúng ra mình phải trinh sát nhưng lúc đó không còn thời gian nữa".


Thuyền trưởng tàu 673, ông Nguyễn Xuân Thơm, kể lúc đó thông tin được cung cấp chỉ đơn giản: đảo Song Tử Tây hình quả trám, phía tây thấp, phía dông cao hơn mặt biển vài mét. Trên đảo có 3 lô cốt, ở giữa hình như có lô cốt hầm ngầm.


17h ngày 13-4-1975, biên đội tàu đến gần đảo Song Tử Tây. Chỉ huy trưởng Mai Năng lệnh cho tàu 673 vòng vào gần đảo để trinh sát. Sau đó các tàu di chuyển ra xa đảo để làm công tác chuẩn bị thực hiện phương án chiến đấu. Sở chỉ huy chiến đấu được đặt trên tàu 675.


image013image014image015


Phân đội 1 được chỉ huy trưởng chiến dịch chọn đánh trận đầu tiên.


Đại đội trưởng Đại đội 1 Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy chung, thượng sĩ Đào Mạnh Hống (sau này gọi Đào Mạnh Hồng - PV), phân đội trưởng phân đội 1, chỉ huy trực tiếp phân đội đánh đảo. Thượng sĩ Đào Mạnh Hống khi đó đã có 5 năm kinh nghiệm chiến đấu, từng đánh 15 trận ở Cửa Việt (Quảng Trị).


Phân đội tiên phong này có 3 tổ chiến đấu và được hỗ trợ thêm 2 khẩu đội DKZ và 1 khẩu cối 82mm của Tiểu đoàn 471 đặc công Quân khu 5.


Theo phương án, tàu 673 chở phân đội 1 vào gần đảo để đổ bộ trước. Hai tàu còn lại cơ động ra án ngữ ở phía Bắc và phía Nam đảo sẵn sàng yểm hộ khi cần thiết.


image016


1h sáng 14-4, tàu 673 tắt đèn, lặng lẽ tiến vào gần đảo, thả xuồng. Thời gian là yếu tố sống còn. Phân đội 1 chia làm 3 mũi, bắt buộc phải đột nhập lên đảo trước khi trời hửng sáng.


"Khi xuồng cách đảo khoảng 5km, bộ đội nhảy xuống biển bơi vào đảo. Suốt mấy ngày trên tàu, thậm chí đến lúc xuống xuồng cao su chuẩn bị vào đảo tôi vẫn còn say sóng. Nhưng khi thả quân bơi vào thì tỉnh như sáo! Sóng dữ lắm, đêm tối lại không được sử dụng đèn pin nên tất cả phải bơi nương theo sóng. Thỉnh thoảng lại bị cuốn dạt đi", ông Hồng kể.


Do sóng đánh quá mạnh, khẩu cối 82mm của mũi 1 rơi xuống nước. Sau hơn 2 giờ vật lộn với sóng lớn và nước xoáy, lực lượng đổ bộ đã tiếp cận được các vị trí từ hướng nam, hướng tây và hướng đông nam đảo.


image017image018


Gần 4h30. Ngoài đảo trời hửng sáng sớm hơn trong đất liền.


"Trên đảo chỉ có mấy cây  cao, chim hải âu, chim biển rất nhiều. Lúc bò lê tiếp cận còn đè bẹp cả trứng chim. Lính ở vọng gác thấy chim bay lên bắn vài phát vu vơ cảnh báo chứ không phát hiện ra mình. Vì thế khi chúng tôi lên đến chiến hào và nổ súng chúng mới phát hiện ra", ông Lê Xuân Phát kể.


4h30 ngày 14-4, phân đội trưởng Đào Mạnh Hống lệnh cho chiến sĩ Lê Minh Đức bắn 3 phát B41 vào ăng-ten sở chỉ huy, mở đầu trận đánh.


Nghe hiệu lệnh, đồng loạt các tổ chiến đấu ẩn mình dưới cát ồ ạt xông lên, tấn công cùng lúc vào các lô cốt, công sự trên đảo.


Với kỹ chiến thuật được rèn luyện trong chiến trận và quyết tâm giải phóng đảo, những người lính đặc công đã vượt qua làn đạn chống trả, nhanh chóng làm chủ chiến trường.


Lính đảo bị dồn co cụm về phía tây nam đảo. Toàn bộ 33 người còn lại bị bắt sống, toàn bộ vũ khí bị tịch thu.


image019image020


Phần trướcHồ sơ: TRƯỜNG SA - THÁNG 4 LỊCH SỬ 1975
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18167)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16851)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18216)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17040)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18584)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17344)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17486)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18690)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17786)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24814)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20108)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17359)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18366)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18548)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20316)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17322)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21241)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18104)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.