Tiến sĩ “lý luận” về việc hàng vạn Dân vừa đói-vừa chạy giặc dịch bỏ thành Hồ vê quê

06 Tháng Mười 20219:41 SA(Xem: 4697)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 06 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tiến sĩ “lý luận” về việc hàng vạn Dân vừa đói-vừa chạy giặc dịch bỏ thành Hồ vê quê

image011

Cơ hội nhìn từ cuộc di dân


06/10/2021


TS VŨ TIẾN LỘC - NGỌC AN ghi


TTO - Những cuộc di chuyển lớn của người dân về quê tiếp tục diễn ra ngay sau khi TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam bắt đầu mở cửa trở lại, cần phải được nhìn nhận là một quy luật tự nhiên và nhu cầu khách quan, tất yếu.


Thực sự, không thể cấm đoán, ngăn chặn hay dùng các biện pháp mạnh để giữ người dân ở lại TP.


Bởi trong 4 tháng qua, rất nhiều người lao động đã cùng chia sẻ với chính quyền, chịu "ở yên tại chỗ" để phòng chống dịch bệnh và giờ họ đã "sức cùng lực kiệt".


Sẽ không thể có phương án tối ưu nhất cho tất cả người lao động khi mà dịch bệnh đã xuyên thủng vào nhiều thành trì sản xuất lớn, đã bào mòn sức người, của cải tích lũy, nên chúng ta chỉ có thể chọn phương án ít xấu nhất.


Vì vậy, trước hết rất cần vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, công đoàn... trong truyền thông, vận động, sát cánh cùng người lao động. Cần phân loại nhu cầu của người dân để có phương án phù hợp nhất cho từng gia đình, từng người lao động.


Với những nhóm lao động vẫn mong muốn bám trụ lại TP, cần quan tâm nhiều hơn đến những đối tượng dễ bị tổn thương như lao động tự do, lao động thời vụ, lao động bị mất việc trong nhiều tháng...


Sự quan tâm đó không chỉ là những hỗ trợ về vật chất như nhà trọ 0 đồng, các gói an sinh, hỗ trợ tiền mặt, tiêm vắc xin... để người lao động ổn định tâm lý, được an toàn mà còn cần phải tạo việc làm, mưu sinh trong ngắn hạn để giảm bớt khó khăn. 


Còn những người dân mong muốn về quê vì không còn lựa chọn nào khác, các địa phương cần phối hợp để hỗ trợ người dân trở về "có trật tự, an toàn" như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Thay vì lo ngại người dân về quê có thể làm bùng phát thêm dịch bệnh, các địa phương hãy phối hợp thật tốt để đưa đón người về, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. 


Đồng thời, cần nhìn nhận cuộc di chuyển lao động quy mô lớn hiện nay như một cơ hội nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực lao động phục vụ cho nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.


Hiện có rất nhiều khu công nghiệp ở địa phương đang thiếu lao động, nên việc lao động hồi hương có thể là nguồn lực tốt bổ sung cho các khu công nghiệp, nhà máy này. Trên cơ sở đó, cần phân bổ lại lao động giữa các vùng miền theo hướng ly nông bất ly hương. 


Tức là tăng dần tỉ trọng đầu tư các nhà máy sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày ở các vùng quê để hạn chế việc người lao động phải ly hương; tập trung nguồn lực có trình độ, chất lượng cao hoạt động trong các ngành công nghệ, đô thị thông minh… ở các TP lớn, trung tâm kinh tế.


Chúng ta cũng đang nói đến ba mũi đột phá chiến lược cho giai đoạn tới là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế mạnh mẽ hơn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.


Cuộc di dân lớn lần này đặt ra nhiều thách thức để chúng ta thực hiện được yêu cầu đó và vì vậy cần đầu tư nhiều hơn để giáo dục thực hiện sứ mạng đào tạo lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng và chất lượng cao, phục vụ hiệu quả hơn cho tái cấu trúc, phục hồi kinh tế trong giai đoạn mới, đủ sức đương đầu trước những cuộc khủng hoảng lớn như hiện nay. TS VŨ TIẾN LỘC - NGỌC AN ghi


13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng đón dân về trong 15 ngày


BBC 03/10/2021


image012Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10/2021 tại TP HCM


Ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - nói ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê, theo báo Tuổi trẻ.


Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2/10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1.


"Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận", ông Lâu nhận định.


Báo Zing.news thông tin tại Hồ Nước Ngọt, hàng nghìn người được sàng lọc, phân loại trước khi được đưa lên xe về khu cách ly của các huyện, thị xã. Công ty Cấp nước tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp miễn phí gần 5.000 chai nước và thức ăn được lực lượng vũ trang mua mang vào cho mọi người.


Ở An Giang, sáng 3/10, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - nói trong đêm 2/10, người dân về quê trên 10.000 người. Đến 8h30 ngày 3/10, số người về tỉnh An Giang đã lên trên 15.000 người. Các huyện đã tổ chức đón về 5.221 người. Hiện còn lại 9.966 người chưa bố trí cho các huyện.


Ông Bình nói tạm thời cho tất cả bà con tại các trường học hay nhà thi đấu đa năng của TP Long Xuyên để làm nơi tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ giao lại cho các huyện, thị, thành phố.


"Bà con về quê tự phát làm tỉnh quá tải sức chứa. Hầu như các trường học trong tỉnh đều trở thành khu cách ly", ông Bình nói.


Tuy nhiên, ông cũng nói rằng tình hình dịch bệnh trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các ca mắc trong cộng đồng tiếp tục tăng, đặc biệt các ổ dịch mới phát sinh trong thời gian gần đây tại các huyện cù lao Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới.


"Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1/10 đã có trên chục trường hợp dương tính Covid-19. Việc về ồ ạt, tập trung như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Nếu không khéo, cả vùng ĐBSCL sẽ trở thành vùng đỏ do dịch lây lan", ông Bình nói thêm.


Còn Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nói rằng trong đêm 2/10, có trên 15.000 người dân đổ về quê. Tính từ ngày 1-10 đến nay, Đồng Tháp đã tiếp nhận trên 20.000 người về quê.


Tại Trà Vinh, Giám đốc Sở Y tế Kiên Sóc Kha cho biết tỉnh đã tiếp nhận trên 1.700 người về quê và vẫn còn nhiều người đang chạy xe máy về. Qua xét nghiệm nhanh và rRT-PCR, cơ quan y tế phát hiện hai ca dương tính. Theo ông Kha, khả năng còn nhiều F0 trong đoàn người về quê.


Còn ở Cà Mau, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Dũng cho biết có hơn 1.600 người về quê bằng xe máy được đưa vào các khu cách ly tập trung. Các khu cách ly của tỉnh này hiện có sức chứa gần 4.000 người.


Báo chí ở Việt Nam cũng cho biết vào tối 1/10, hàng trăm người dân đi xe máy chở theo đồ đạc đã tập trung trên quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) vì muốn về quê ở các tỉnh miền Tây.


Một đoạn video tranh cãi truyền đi trên mạng internet ngày 1/10 dường như cho thấy dân quân tự vệ tỉnh Bình Dương vụt gậy vào nhóm dân chúng đi xe máy đòi mở chốt về quê.


Theo đó, báo Dân Việt viết: "Theo thông tin ban đầu, vào chiều 1/10, rất nhiều người dân ở phường Bình Hòa đã tự ý đi xe máy, mang ba lô về quê."


"Khi họ đến chốt kiểm soát dịch tại khu phố Đông Ba, lực lượng trực chốt yêu cầu quay đầu xe vì tỉnh Bình Dương chưa cho phép người dân được tự túc về quê. Tuy nhiên, nhóm người dân đi xe máy đã đồng loạt bóp còi, hò hét, gây huyên náo cả khu vực. Một số thanh niên đã kích động nhóm người dùng đá ném vào lực lượng Cảnh sát cơ động và dân quân tự vệ tại chốt trực."


"Bị ném đá, một số Cảnh sát cơ động cùng dân quân tự vệ đã phản ứng, đuổi theo bắt những đối tượng ném đá nên đã xảy ra xô xát."


Chiều 2/10, tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí của Bình Dương, Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an Bình Dương, đã giải thích về vụ việc. Ông nói: "Công an không hề tấn công người dân, chỉ giữ 3 người có hành vi kích động đưa về phường xử lý. Sau đó, 3 người này đã thừa nhận hành vi vi phạm và xin bỏ qua. Chúng tôi đã để họ về lại nơi cư trú".


Theo báo Dân Việt, chủ yếu đây là những người có hộ khẩu tại các tỉnh miền Tây là lao động bị mắc kẹt tại tỉnh Bình Dương trong đợt dịch Covid-19.


Chỉ vài ngày trước, cũng tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, ông Võ Thanh Quan - Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú, Thuận An, đã trực tiếp gửi lời xin lỗi đến chị Hoàng Thị Phương Lan về hành động phá khóa cửa, cưỡng chế chưa phù hợp với quy định.


Nhiều người cho rằng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố chă có kế hoạch thực sự cho việc đưa đón công dân của mình về lại địa phương. Bằng chứng là cứ mỗi thời điểm mà chính sách những thành phố lớn như TP HCM thay đổi, dòng người lại đổ về các cửa ngõ để về quê vì họ không trụ được nữa.


Một người dân tại TP HCM chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:


"Chính sách chống dịch của TP HCM làm nhiều người dân, đặc biệt là người lao động không chủ động lên kế hoạch được nên họ trở nên hoảng loạn. Họ nghe thành phố mở cửa là phải tranh thủ về vì sợ tiếp tục bị kẹt lại. Mặt khác, họ ở lại cũng không có việc làm và có khi đói ăn nên đổ hết về quê để đỡ tiền thuê nhà, tiền ăn uống. Bây giờ các nhà máy, xí nghiệp cũng cố mà cầm cự nên họ cũng chưa vội tuyển người vội. Cùng đường, người dân phải cố mà về. Tôi còn thấy video quay cảnh tượng đau lòng, nhiều người dân khóc quỳ xuống vái lạy lực lượng chức năng đang chặn đường về quê của họ."


"Nhiều tháng qua, các chủ nhà trọ dường như đều miễn hoặc giảm tiền cho công nhân thuê nhà, có khi chủ nhà phải cho thêm vì người lao động họ khổ quá. Có những dãy trọ nằm trong hẻm sâu, trong khu vực phong tỏa nên khó nhận được hỗ trợ. Vì vậy, chuyện mà họ tìm cách về quê tôi nghĩ ai cũng hiểu, chỉ còn chờ lãnh đạo giải quyết, sắp xếp thế nào để có thể kiểm soát được mặt dịch tễ."


Tính đến hôm nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 798.624 ca nhiễm, 19.601 ca tử vong.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22623)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 24076)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18130)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17977)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17764)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19425)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18294)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 18031)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16984)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18609)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19442)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17958)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19084)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19191)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19473)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32605)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21214)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18230)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19789)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.