Thông điệp phim "Những ngày cuối cùng ở VN"

29 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 17414)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 30 JAN 2015

Thông điệp phim "Những ngày cuối cùng ở VN"

image028

image030
Xin giới thiệu đến quý vị phim "Last Days in Vietnam" và chia sẻ nhữnng "Thông Điệp" của cuốn phim theo nhận định cá nhân tôi. Với những thông điệp giá trị này, tôi đã nhận lời hợp tác với cơ quan PBS trong ban dịch thuật để phim có thể đến với đồng bào chúng ta khắp thế giới bằng phụ đề Việt ngữ.

So sánh với dư luận của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua thì "Last Days in VN" cho thấy là đã có những thay đổi tích cực trong cách nhìn về cuộc chiến tại Việt Nam. Trước đây các phim ảnh HK nói về cuộc chiến VN hầu hết là thiên tả, tuyên truyền cho CSVN qua những cuộc phỏng vấn các đại diện của chế đô, nhưng lại không phỏng vấn những nạn nhân của cuộc chiến, những tiếng nói đấu tranh trong cộng đồng chúng ta. Nhưng sau nhiều thập niên đấu tranh và vận động của dân tộc VN, cái nhìn của người Mỹ đã thay đổi phản ảnh qua nhiều sự kiện, kể cả cuốn phim này, dù chưa đủ, nhưng cũng đã là một thay đổi theo hướng đúng, hướng tích cực. Trong cách nhìn đó, xin chia sẻ với quý vị bài nhận định của tôi về cuốn phim.

Trần Diệu Chân

Những thông điệp của “Last Days in Vietnam

Giới thiệu: Phim “Last Days in Vietnam”- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

 Đạo Diễn: Rory Kennedy; kịch bản/ câu chuyện: Mark Bailey và Keven McAlester; Giám đốc hình ảnh: Joan Churchill; biên tập: Don Kleszy; Giám đốc âm nhạc: Gary Lionelli; Giám đốc sản xuất: Rory Kennedy và McAlester; Phát hành: American Experience Films/PBS. Phim dài: 98 phút.

Nữ Đạo diễn Rory Elizabeth Katherine Kennedy của phim “The Last Days in Vietnam” được biết tiếng qua nhiều phim tài liệu như Ethel (2012), nói về cuộc đời của bà Ethel Kennedy, mẹ của nữ đạo diễn Rory, phim Ghosts of Abu Ghraib – Bóng ma của Nhà tù Abu Ghraib (2007) và American Hollow (1999). Bà đã đạo diễn hơn 30 bộ phim tài liệu và từng đoạt giải Emmy.

Bà lập gia đình với ông Mark Bailey năm 1999 và hiện có 3 người con. Chồng bà là tác giả kịch bản của cuốn phim này.

Rory là ái nữ của cố Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, gọi cố Tổng Thống John F. Kennedy là bác ruột. Là con gái út của TNS Robert Fitzgerald Kennedy và bà Ethel Kennedy, Rory Kennedy ra đời 6 tháng sau khi cha bị ám sát vào tháng Sáu năm 1968. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy lúc bấy giờ mới 42 tuổi, được coi là ứng cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ, có triển vọng chiếm được chiếc ghế tại Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thời ấy.

Một chi tiết khác có liên quan tới nữ đạo diễn Rory là John Kennedy Junior, con trai duy nhất của cố Tổng Thống Kennedy và Đệ Nhất Phu nhân Jackie Bouvier Kennedy, đã thiệt mạng cùng với vợ Carolyn Bessette-Kennedy, và chị vợ Lauren Bessette, khi John lái máy bay đến Martha Vineyards dự lễ cưới của cô em họ, giờ là nữ đạo diễn Rory Kennedy.

Phim “Last Days in VN” kể lại một cách hấp dẫn, hồi hộp từng thời điểm xung quanh cuộc di tản quân sự trong năm 1975 tại Sài Gòn. Vào những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của chiến tranh Việt Nam, quân đội Bắc Việt áp sát vào Sài Gòn, giữa lúc dân chúng miền Nam Việt Nam hoảng hốt ra sức tìm cách trốn thoát, các sĩ quan, binh sĩ và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ phải đối diện với một tình thế khó xử về mặt đạo đức: một là tuân lệnh của Tòa Bạch Ốc đòi chỉ di tản các công dân Mỹ mà thôi, nếu không thì gặp phải nguy cơ bị buộc tội phản quốc; hai là cứu sống nhiều công dân Việt Nam Cộng Hòa theo khả năng của họ. Với thời gian quá gấp rút, và thành phố nằm dưới hỏa lực của địch quân xâm lược, một nhóm anh hùng bất ngờ xuất hiện khi những người Mỹ và những người miền Nam Việt Nam tự tay giải quyết các vấn đề sinh tử của mình trong tình nhân bản, cưu mang giữa con người với con người, bất chấp lệnh trên và có thể bị mất việc, bị truy tố vì những nghĩa cử này, thậm chí còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.

---------------

Nhận xét:

Phim tài liệu “Last Day In Vietnam” mang một số thông điệp của người Mỹ nhìn về ngày 30 tháng 4 của 40 năm về trước. Có thể nó khác với cách nhìn của một số người Việt Nam, nhưng điểm chính rất tuyệt vời của cuốn phim mà ai cũng phải nhìn nhận là nói lên TÌNH NGƯỜI trong giai đoạn khó khăn, cấp bách, nguy hiểm nhất – những ngày cuối cùng của cuộc chiến Quốc-Cộng tang thương kéo dài 20 năm trên đất nước Việt Nam.

Bên cạnh đó, cảm nhận của tôi về cuốn phim rất xúc động mà hầu hết ai xem phim cũng nhỏ lệ là:

  1. Chính nghĩa của dân tộc, của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã được phục hồi khi nói lên cái ác và bất tín của cộng sản Việt Nam (CSVN). Đồng thời, phơi bày sự thật về lý do tại sao VNCH thất trận, đó là sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ chứ không phải do VNCH hèn nhát, tháo chạy như dư luận tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới đã từng hiểu lầm do bị ảnh hưởng của phong trào phản chiến.
  2. Can đảm đưa ra nhận thức là chính Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH để đưa đến tình trạng kết thúc tang thương tại Việt Nam mà hệ quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Phê phán Hiệp Định Paris là một “kiệt tác của hỏa mù” và nói lên những trí trá của phía CSVN cũng như những ký kết vô trách nhiệm của Hoa Kỳ.
  3. Tinh thần trách nhiệm, bác ái, can trường của nhiều người Mỹ cũng như Việt trong cuộc di tản, sẵn sàng hy sinh cá nhân mình vì người khác.
  4. Bài học lịch sử cho Hoa Kỳ - như lời chia sẻ của Đạo diễn Rory Kennedy: Trước khi mình dấn thân vào một cuộc chiến, phải nghĩ tới sách lược thoát ra các cuộc chiến đó như thế nào để là một kết thúc có hậu.
  5. Bài học lịch sử cho Việt Nam: Luôn lấy sức mình/sức mạnh dân tộc làm chính. Quốc gia nào cũng đặt ưu tiên quyền lợi dân tộc họ; do đó họ chỉ hợp tác khi có tương quan quyền lợi và sẵn sàng bỏ rơi chúng ta khi cần. Cần thực tế hóa và không lý tưởng hóa tương quan với các quốc gia bạn; vận động sự hợp tác quốc tế trên căn bản “tương quan quyền lợi”.
  6. Cuốn phim không cho phía cộng sản Việt Nam có tiếng nói. Ngược lại, nói lên được cái ác của CSVN và sự cảm thông với người dân miền Nam Việt Nam qua lời chia sẻ của một vị đại tá Mỹ: “Người dân miền Nam có đủ lý do để khiếp sợ Cộng Sản Việt Nam. Hành vi của Cộng sản trong suốt cuộc chiến là bạo lực và không hề khoan nhượng. Thí dụ khi thành phố Huế bị Bắc Việt chiếm, nhiều ngàn người có tên trong sổ đen dày cộm của họ đã bị triệu tập, thầy giáo, công chức, những người mang danh chống cộng đã bị xử tử, thậm chí trong một số trường hợp họ bị chôn sống.”

Ngay cả hình ảnh mà đạo diễn Rory Kennedy đã tài tình lồng vào:

- hình ảnh nhuộm đỏ Việt Nam như một dòng suối máu lan theo

- bước chân thôn tính của CSVN – cũng nói lên được nguy cơ vào

- giai đoạn chót, và sự đe dọa kinh hoàng của một chế độ độc ác.


  1. Ghi nhận những phi công, sĩ quan Việt Nam can đảm, tài giỏi, yêu nước qua hình ảnh tiêu biểu của một số vị. Nói lên được sự thông cảm và thương cảm đối với người dân miền Nam Việt Nam.
  2. Đoạn cuối, cuốn phim đã ghi chú về chính sách tù “cải tạo” tàn bạo của CSVN: “Đối với những người bị bỏ rơi, hàng trăm ngàn người bị đưa vô trại học tập cải tạo. Nhiều người đã bỏ mạng vì bệnh tật và đói khát. Một số không rõ bao nhiêu người bị xử tử.”

 Chính vì những ưu điểm này mà cuốn phim đã được đồng bào chúng ta đón nhận nhiệt liệt, dù vẫn có những ấm ức là cuốn phim chưa nói lên được hết những đau thương mà đồng bào chúng ta phải gánh chịu kể từ sau cái ngày tan đàn xẻ nghé 30-4-1975, chưa nói lên được đầy đủ những gương anh hùng của quân cán chính VNCH, những hình ảnh tuẫn tiết của các vị tướng VNCH, và chưa lột hết được sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ.

 Nhưng có cuốn phim nào mà nói lên hết được tất cả những u uất, thống khổ, thương tâm của cuộc chiến Quốc-Cộng mà dân tộc chúng ta đã phải gánh chịu, và ngay cả giai đoạn đau thương sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm qua?

 Dẫu sao, cuốn phim đã nói lên được phần nào những điểm son để phục hồi sự thật, để rút tỉa kinh nghiệm, để vinh danh giá trị nhân bản và tình người trong một trang sử cận đại mà hệ lụy vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay.

 Điểm đáng khen và bổ túc cho cuốn phim là nỗ lực của đài PBS trong dự án “First Days in America” để dư luận được lắng nghe tiếng nói của chính nạn nhân cuộc chiến, những người Việt Nam đã di tản sang Hoa Kỳ chia sẻ về những kinh nghiệm phấn đấu của mình và gia đình cùng tâm tư qua đoạn đường đã trải.

 Với hầu hết những chia sẻ về “Last Days...” là những lời khen, từ các nhà bình luận/điểm phim chuyên nghiệp Mỹ - Việt, cho tới đồng bào chúng ta sau khi xem phim, chúng tôi xin trích lại đây một số những bình phẩm tiêu biểu để giới thiệu cuộn phim tới đồng bào.(xem bản đính kèm)

 Chính vì những giá trị của cuốn phim mà tôi đã nhận lời nằm trong ban dịch thuật để PBS có thể phụ đề tiếng Việt cuốn phim gởi tới cho đồng bào Việt Nam ở khắp nơi (ngay cả trong nước hy vọng đồng bào chúng ta cũng có thể xem qua mạng Internet hay DVD).

 Đài PBS (Public Broadcasting Service) sẽ trình chiếu phim “Last Days in Vietnam” vào ngày 28-4-2015 nhân dịp tưởng niệm 40 năm biến cố 30-4-1975 trên toàn bộ hệ thống khắp Hoa Kỳ; và những ngày trước đó, cũng có những chia sẻ của đồng bào chúng ta trong loạt tâm tình “First Days in America”. Những tâm tình này cũng được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library Congress). Phim “Last Days in VN” cũng sẽ ra DVD vào cuối tháng 4, 2015. Bà Kennedy cho biết phim “Last Days in VN” đã gửi đến một số dân cử quốc hội, và năm 2015 niệm 40 năm cuộc di tản, lúc đó chính giới sẽ chú ý đến phim nhiều hơn.

 “Last Days in VN” đã được Academy Awards đề nghị giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 2015. Không biết phim có nhận được giải Oscar vào tháng 2 này hay không, nhưng tôi nghĩ “Last Days in Vietnam” đã thắng giải Oscar trong trái tim của nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi.

 Trần Diệu Chân / 22 tháng 1, 2015

23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17333)
Suốt chiều dài của lịch sử, nhân loại không phải lúc nào cũng được đối xử công bằng. Điều này chính là những định mệnh đã và đang diễn ra đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam, đang bị cường quyền đàn áp và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 18790)
Từ phải: Ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân; Thượng nghị sĩ Bob Carr, Bộ trưởng Ngoại Giao Úc; Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh. ẢNH DO THÂN HỮU CUNG CẤP.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25461)
Theo tin tức ở một số truyền thông báo chí trong nước đang ra sức “tố cáo” chế độ, chính sách của VNCH đã ngược đãi, tra tấn tù binh cộng sản, khi họ bị giam giữ ở trại giam An Thới – Phú Quốc. Cao điểm của “chiến dịch tố cáo” này, vào ngày 15 tháng 3 năm 2013, ban quản lý đảo Phú Quốc đã làm một buổi lễ mà họ gọi là “Lễ khánh thành khu di tích lịch sử trại giam tù binh CSVN / Phú Quốc”.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19607)
Westminster (Bình Sa) -- Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 7 giờ tối Thứ Ba ngày 30 tháng 4 năm 2013, Cộng Đồng Việt Nam Nam California Tổ Chức Lễ Cầu Nguyện Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4, hiện diện trong buổi lễ có qúy vị đại diện tinh thần có: Hòa Thượng Thích Viên Lý, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Điều Ngự và Chùa Diệu Pháp; Ông Huỳnh Kim, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương; Mục Sư David Huỳnh...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 18691)
Trong mấy tuần lễ qua các cơ quan truyền thông và báo chí tại Quận Cam vùng Little Saigon, nam California đã nhận được Thư Mời của các sinh viên Việt Nam thuộc Hội Sinh Viên VN: Vietnamese Student Union (VSU) at UCLA để đến tham dự lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận Tháng Tư Đen Black April năm nay vào 6 giờ chiều ngày 30-04-2013.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 19725)
Lời phi lộ: Là một tham dự viên độc lập, mặc dầu trời khá lạnh và đổ mưa nhưng tôi và vài người bạn ở Munich đã khởi hành từ sáng sớm tinh sương, khi vừng thái dương mới bắt đầu ló dạng nơi chân trời để kịp về Frankfurt/M hôm 27-04 tham dự ngày quốc hận 2013, với mục đích ủng hộ Ban Tổ Chức (BTC) trong một công tác đấu tranh đầy chính nghĩa của người Việt Tỵ Nạn cộng sản đang định cư tại Đức.
29 Tháng Tư 2013(Xem: 21048)
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đề bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.
28 Tháng Tư 2013(Xem: 20235)
Mỗi năm, cuối tháng Tư là lúc người Việt hải ngoại nhớ về một sự kiện đau thương đã làm gia đình ly tán, buộc nhiều người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ra đi. Thời điểm này cũng đánh dấu sự khai sinh cộng đồng người Việt tại nhiều nơi trên thế giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ với hơn 100 nghìn người tị nạn Việt Nam đầu tiên được định cư.
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20247)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 12 giờ trưa Thứ Sáu 19 tháng 4-2013 tại Sân cỏ trước khu thương xá Phước Lộc Thọ Ban Tổ Chức Tưởng Niệm Tháng Tư Đen và Quốc Hận 30 tháng 4 Năm 2013 Nam California Tổ Chức Lễ Khánh Thành Mô Hình Bức Tường Đen và Lễ Xuất Phát Treo Cờ Mỹ Việt trong chuỗi sinh hoạt mùa quốc hận. Tham dự buổi lễ có qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, Ban Tù Ca Xuân Điềm, một số qúy hội đồng hương, qúy cơ quan truyền thông. Về phía dân cử có Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Cô Quyên Trần, Thị Trưởng Thành Phố Westminster Ông Tạ Đức Trí cùng các Nghị Viên Sergio Contreras, Diana Carey, cựu Nghị Viên Thành Phố Westminster Diệp Miên Trường, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, nguyên Ủy Viên Giáo Dục Quận Cam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 21007)
Tại sân Trường Bolsa Grade High School lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu ngày 5 tháng 4 năm 2003, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nén Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam, Ủng hộ việc đòi hỏi thay đổi hiến pháp của các tôn giáo và đồng bào trong nước.
20 Tháng Tư 2013(Xem: 19741)
Một cuộc gặp gỡ thân mật giữa Cộng Đồng Nguời Việt Quốc Gia Liên bang Hoa Kỳ (CĐNVQG/LBHK) và CĐVN vùng HTĐ đã được tổ chức vào lúc 2 giờ trưa ngày 3 Tháng 3, 2013, tại Trung tâm Cộng Đồng Wilston ở Falls Church, VA. Hiện diện có hơn năm mươi người, hầu hết là những đại diện các hội đoàn, đoàn thể chính trị trong vùng, trong đó có Ông Lý Văn Phước, Cố Vấn CĐHTĐ, MD&VA; Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch CĐVN/HTĐ, MD&VA; Ông Đỗ Hồng Anh...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 20093)
Chùa Bát Nhã tọa lạc tại số 803 S. Sullivan, Santa Ana, CA 92704, điện thoại (714) 571-0473, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 26 tháng 1 năm 2013 đã tổ chức tiệc tất niên với sự tham dự của một số qúy chư Tôn Đức Tăng Ni thuộc các chùa và tự viện Nam California, một số qúy Chư Tôn Đức Tăng Ni, qúy vị cư sĩ trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng có mặt trong buổi tiệc chay tất niên.
19 Tháng Tư 2013(Xem: 21197)
Trưa Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 tại nhà hàng Diamond Seafood Restaurant, Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã tổ chức tiệc họp mặt tất niên, đón mừng Xuân Qúy Tỵ 2013 với sự tham dự của hơn 200 quan khách, qúy vị nhân sĩ, qúy vị đại diện một số các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái đấu tranh, qúy cơ quan truyền thông và đồng hương, dân cử có các Nghị Viên Thành Phố Westminster Bà Diana Lee Carey, ông Sergio Contreras.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25857)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18498)
Orange County với dân số trên 3 triệu người là nơi tập trung đông nhất người Mỹ gốc Việt (theo thống kê 2010 là 590,000) và cũng là địa phương hành chánh có mật độ cao nhất 20%, vài nét điển hình như thị trưởng dân cử của thành phố Westminster, trung tâm của khu Little Saigon, là người gốc Việt, có nghị viên dân cử gốc Việt tại các thành phố Westminster, Fountain Valley, Garden Grove; có ủy viên giáo dục dân cử tại các học khu Westminster, Garden Grove.